Thai 34 tuần nặng bao nhiêu? Khi mẹ ở tuần thai thứ 34 thì tức là thời điểm sinh con cũng sắp đến gần. Trên thực tế, trọng lượng trung bình của thai nhi tùy theo từng tuần tuổi có thể giúp các bác sĩ và mẹ xác định được thai nhi có đang phát triển bình thường, khỏe mạnh hay không.
Thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Cùng với xét nghiệm, siêu âm,… thì kiểm tra cân nặng của thai nhi là một trong các hạng mục không thể thiếu của việc thăm khám sức khỏe thai phụ theo định kỳ.
Mục đích chính của việc làm này là theo dõi em bé có đang phát triển bình thường ở tuần tuổi đấy hay không.
Trong trường hợp thai nhi ở các tuần tuổi nhất định bị thừa hay thiếu cân so với trung bình; các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, từ đó có hướng dẫn, tư vấn; chỉ định các biện pháp thích hợp để thay đổi cân nặng của thai nhi.
Vậy thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn quốc tế; số cân nặng chuẩn trung bình của thai nhi ở tuần thứ 34 là 2200 gram.
Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi
Thai nhi tuần 34 nặng bao nhiêu?
Cân nặng thai nhi đạt chuẩn là yếu tố đảm bảo về sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé trong suốt thời gian mẹ mang bầu cũng như lâm bồn.
Như đã chia sẻ ở trên, khi thai nhi ở tuần thứ 34; trọng lượng khỏe mạnh của thai nhi được khuyến cáo là 2200 gram, chiều dài là 45.3 cm.
Lưu ý, nếu con số này xê dịch trên dưới chút ít thì cũng không sao cả; nó chỉ mang tính chất tham khảo. Quan trọng nhất vẫn là chẩn đoán của bác sĩ; vì họ sẽ đánh giá cân nặng thai nhi dựa trên thể trạng cụ thể của người Việt.
Ở tuần thứ 34, bên cạnh sự phát triển về cân nặng; đây cũng là giai đoạn cơ thể em bé có nhiều sự tiến triển vượt bậc; gần như hoàn thiện để chuẩn bị cho giai đoạn chào đời.
Cụ thể là:
Tinh hoàn di chuyển đến bìu
Bước sang tuần thứ 34, nếu như đó là bé trai thì tinh hoàn sẽ có một bước ngoặt lớn là từ bụng di chuyển xuống bìu. Vùng bìu là nơi thích hợp để tinh hoàn có thể phát triển và thực hiện chức năng sinh sản sau này.
Do đó, việc kiểm tra sự di chuyển của tinh hoàn tới bìu từ tuần 34 rất quan trọng; giúp bác sĩ phát hiện kịp thời những bất thường ở tinh hoàn để có phương hướng xử trí sau này.
Sản xuất hormone giới tính
Khi chuyển sang tuần thứ 34, một lượng hormone giới tính nhất định có thể được sản xuất; để phân định rõ một vài đặc điểm giữa bé trai và bé gái. Quá trình sản xuất hormone cũng kích thích một số cơ quan của cơ thể cần hoạt động nặng suất hơn; để hoàn thiện trước khi đến thời điểm chào đời.
Lớp sáp bảo vệ da dày lên
Thông thường, lớp sáp bảo vệ da sẽ dày lên khi thai nhi đạt 34 tuần tuổi trở lên. Quá trình dày lên của lớp sáp nhằm bảo vệ cho da của bé trước các tác động ngoại lực trong quá trình lâm bồn; hạn chế tối đa bé bị tổn thương khi chào đời.
Hệ tiêu hóa hoàn thiện
Để đảm bảo cơ thể của em bé có thể tách khỏi mẹ; hoạt động một cách riêng biệt; hệ tiêu hóa thai nhi sẽ dần hoàn thiện để có thể tiếp nhận nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ; từ đó tiếp tục phát triển sau khi ra đời.
Hệ thống thần kinh trung ương hoàn thiện
Sang đến tuần thứ 34 của thai kỳ, hệ thống thần kinh trung ương của bé được hoàn thiện một cách tối đa để có thể tiếp thu, thích ứng với môi trường ngoài bụng mẹ. Đồng thời giúp bé có thể nhanh chóng học được những kỹ năng mới thông qua việc quan sát, lắng nghe từ cuộc sống xung quanh.
Móng tay xuất hiện
Trong giai đoạn này, móng tay của bé cũng dần xuất hiện; làm nhiệm vụ bảo vệ những ngón tay non nớt của bé cũng như cầm nắm đồ vật sau khi sinh dễ dàng hơn.
Mang thai 34 tuần là bao nhiêu tháng?
Khi mẹ mang thai ở tuần thứ 34, điều này tức thai đã được 8 tháng và 2 tuần. Đây là thời điểm mà ngày sinh đã đến rất gần.
>>> XEM THÊM: Thai 36 tuần nặng bao nhiêu?
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 34 tuần?
Cùng với sự thay đổi của thai nhi, cơ thể người mẹ cũng xuất hiện những thay đổi nhất định khi thai được 34 tuần tuổi nhằm đáp ứng với quá trình chuyển dạ sắp tới gần.
Các dấu hiệu thay đổi đặc trưng gồm có:
Tử cung phồng lên
Sự thay đổi này thường không thể nhận biết bằng mắt thường mà chỉ có thể phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm tử cung. Quá trình căng phồng lên của tử cung là hoàn toàn bình thường nhằm thích ứng với quá trình lâm bồn sắp tới gần.
Mắt bị mờ tạm thời
Giảm lưu lượng máu tới mắt trong giai đoạn này có thể làm giảm tầm nhìn của các bà bầu. Do đó, đây là giai đoạn mà bà bầu nên hạn chế đi lại; đặc biệt vào ban đêm để phòng tránh nguy cơ té ngã hoặc va chạm ngoài mong muốn.
Đầy hơi
Tình trạng đầy hơi xảy ra một cách thường xuyên khi mẹ gần đến giai đoạn lâm bồn; do hệ thống tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn.
Khó tiêu
Thường đi kèm với triệu chứng đầy hơi là khó tiêu; bà bầu có cảm giác khó chịu ở vùng bụng; tưng tức do ruột bị thai chèn ép, giảm năng suất tiêu hóa thức ăn.
Cân nặng thai nhi 34 tuần ảnh hưởng táo bón
Khi gần đến giai đoạn sinh nở, triệu chứng táo bón có thể xuất hiện trở lại như khi mẹ mới mang thai trong những tuần đầu tiên.
Nguyên nhân chính gây nên triệu chứng này do nhu động ruột hoạt động yếu đi bởi sự tác động của hormone progesterone. Thêm vào đó, thai phụ bị mất nước cũng sẽ khiến cho chất thải trở nên rắn; cứng, khó đi đại tiện.
Bệnh trĩ
Trĩ là một bệnh lý liên quan tới sự căng giãn của các tĩnh mạch nằm ở hậu môn-trực tràng. Khi mắc phải trĩ, tùy thuộc vào cấp độ; loại trĩ mà búi trĩ có thể lòi ra ít hoặc nhiều gây khó chịu đau đớn, đặc biệt khi đại tiện.
Từ tuần thứ 34, nguy cơ mắc trĩ ở bà bầu rất cao; do tình trạng táo bón liên tục gây căng thẳng tới các tĩnh mạch ở hậu môn.
Lồi rốn
Lồi rốn là một hiện tượng khá phổ biến khi thai to. Quá trình mang thai khiến cân nặng của mẹ tăng lên; tử cung mở rộng cùng việc tích trữ chất lỏng có thể khiến rốn căng ra và nhô ra phía ngoài da.
Đau lưng
Bầu to khiến người mẹ phải rướn người về phía sau để giữ cân bằng cho cơ thể. Điều này có thể khiến cột sống bị quá tải dẫn đến hiện tượng đau lưng một cách thường xuyên.
Do đó, các bà bầu được khuyến cáo từ tuần 34 nên hạn chế đi lại; nên giữ ở những tư thế mà lương thường xuyên có điểm để tựa.
Chuột rút ở chân
Chuột rút ở chân thường xảy ra ở một cách thường xuyên; nhất là vào những tuần cuối của thai kỳ do chân phải chịu một trọng lượng lớn từ cơ thể của người mẹ và em bé.
Vết rạn da
Cân nặng tăng nhanh cùng với sự thay đổi về nồng độ nội tiết tố có thể khiến da thích ứng không kịp dẫn tới các vết rạn.
Tóc mọc nhanh
Dưới tác động của hormone; một số thai phụ khi mang thai từ tuần thứ 34 có thể nhận thấy tóc mọc ra khá nhanh, bóng.
Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe mẹ bầu tuần thứ 34 của thai kì
Tuần thứ 34 của thai kỳ là giai đoạn rất nhạy cảm vì mẹ đã gần đến ngày chuyển dạ. Có một số lưu ý quan trọng mà bác sĩ khuyến cáo bà bầu khi ở giai đoạn thai này là:
- Hạn chế đi lại: Các vấn đề như khó cân bằng, chuột rút ở chân, mắt kém,… có thể khiến bà bầu có nguy cơ cao hơn té ngã hoặc va đập phải các chướng ngại vật gây ảnh hưởng tới thai. Do đó cần hạn chế đi lại trong khoảng thời gian này các mẹ nhé.
- Giữ một tinh thần thoải mái: Càng gần đến ngày sinh thì tâm trạng bồn chồn; lo lắng,… sẽ ngày càng tăng lên. Đặc biệt, ở giai đoạn này thì bà bầu sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, trầm cảm,… nếu như không được quan tâm; chăm sóc một cách chu đáo. Trong trường hợp bà bầu cảm thấy tâm lý không thoải mái; đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ để được hỗ trợ nhé.
- Hạn chế đồ ăn nhiều gia vị, đặc biệt là muối: Các loại đồ ăn nhiều gia vị; đặc biệt là muối không tốt cho thời kỳ mang thai và đặc biệt là ở giai đoạn này vì có thể khiến cho một số triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
- Vận động nhẹ nhàng: Dù hạn chế đi lại nhưng bà bầu vẫn nên dành một ít thời gian mỗi ngày để thực hiện các bài tập vận động phù hợp với bà bầu. Các mẹ có thể tham khảo các bài tập trên mạng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện một bài tập nào nhé.
- Đảm bảo thăm khám đầy đủ: Bà bầu cần thăm khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi và mẹ vẫn đang khỏe mạnh. Cần tới ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu chuyển dạ; xuất huyết âm đạo, đau bụng dữ dội,…
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết khi mang thai?
Ở tuần thứ 34, một số các xét nghiệm mà bác sĩ có thể chỉ định cho bà bầu gồm có:
- Xét nghiệm máu thường quy. Xét nghiệm máu thường quy kiểm tra các chỉ số về máu có bất thường gì hay không; kịp thời phát hiện một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng tới thai.
- Xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu trong giai đoạn này nhằm phát hiện tăng huyết áp khi mang thai; tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục,…
- Thực hiện xét nghiệm Non-Stress-Test (NST). Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm Non-Stress-Test (NST) với mục đích kiểm tra sức khỏe thai nhi; xem xem liệu em bé có nhận đủ oxy hay là không.
Trên đây là chia sẻ của bác sĩ thai 34 tuần nặng bao nhiêu, nếu mẹ bầu có thắc mắc khác về sức khỏe cần được tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ tới HOTLINE 0338.12.14.12 hoặc chat trực tuyến để được các bác sĩ Đa khoa Y học Quốc tế tư vấn nhé.