Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu?

Tham vấn y khoa: Hà Thị Huệ

Ngày đăng:31-12-2021

Thai 36 tuần là giai đoạn bé đã đủ ngày đủ tháng để chào đời. Hành trình mang thai của mẹ bầu đã bước vào giai đoạn cuối cùng, một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều chính là cân nặng của bé. Thai 36 tuần nặng bao nhiêu? Cùng bác sĩ Hà Thị Huệ – Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Sự phát triển của thai nhi tuần 36

Bước vào tuần 36 là chỉ con 4 tuần nữa bé sẽ chào đời, có thể thấy được thai nhi qua hình ảnh sơ sinh đã có đầy đủ các cơ quan và bộ phận như trẻ sơ sinh. Lúc này bé đã di chuyển dần xuống đường sinh khiến mẹ bầu cảm thấy dễ thở hơn, thai nhi vẫn có những sự thay đổi và phát triển ở tuần thứ 36.

Sự phát triển của thai nhi tuần 36

Phát triển về da và xương

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu? Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Từ hình ảnh nhỏ bây giờ, nếu nhìn hình ảnh siêu âm thai 36 tuần, bạn sẽ thấy bé đang dần đầy đặn hơn. Hai má lúc này đã hình thành một lớp mỡ và cơ, giúp tạo nên khuôn mặt bầu bĩnh đáng yêu.

Các xương tạo nên hộp sọ hiện đang di chuyển và chồng lên nhau, và đầu của em bé được bảo vệ trong khung xương chậu của mẹ. Hiện tượng này được gọi là đúc sọ và sẽ giúp đầu của em bé chui qua ống sinh dễ dàng hơn. Khi mới sinh, bé có thể bị nhọn đầu hoặc trông hơi dị dạng nhưng bạn không cần quá lo lắng vì đầu của bé sẽ trở lại bình thường sau vài giờ hoặc vài ngày.

Phát triển hệ tiêu hóa

Ở tuần thai thứ 36 nhiều cơ quan và hệ thống của bé đã trưởng thành như hệ tuần hoàn và miễn dịch. Tuy nhiên thì giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện cho đến giai đoạn sau sinh do khi trong bụng mẹ thì thai nhi tiếp nhận chất dinh dưỡng chủ yếu là nhờ vào dây rốn. Chính vì vậy mà hệ tiêu hóa của thai nhi đã xuất hiện nhưng vẫn chưa thật sự sẵn sàng để hoạt động.

Bé tăng trưởng chậm lại

Khi bé ở tuần 36 sẽ nằm yên để dự trữ năng lượng chuẩn bị qua quá trình chuyển dạ. Vậy nên giai đoạn này mẹ bầu thường thấy bé tăng trưởng chậm hơn, các chỉ số không có sự thay đổi rõ rệt. Ngoài ra, chất sáo màu trắng bao phủ phần lớn cơ thể bé đã mất dần đi. Thi nhi sẽ nuốt chúng cùng các chất khác để cho ruột bắt đầu hoạt động.

Thai 36 tuần sinh được chưa?

Thai 36 tuần là mẹ đã bước vào tháng thứ 9, giai đoạn cuối của hành trình mang thai.

Trẻ sinh ra ở tuần thứ 36 được coi là “trẻ sinh non muộn”. Mặc dù trông chúng giống như trẻ sơ sinh đủ tháng, nhưng chúng vẫn là trẻ sinh non, phổi chưa phát triển hoàn thiện, khối mỡ không đủ để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu sinh con ở tuần thứ 36 thì cha mẹ cũng không phải quá lo lắng, vì trên thực tế, tỷ lệ sống sót của một đứa trẻ sinh ra ở tuần thứ 36 với sự hỗ trợ của y tế là rất cao, và bé vẫn sẽ đạt được các mốc phát triển trong tương lai.

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg? Chỉ số thai nhi 36 tuần

Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu là vấn đề được các mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Thông thường, chỉ số chiều dài của bé ở tuần 36 là khoảng 47cm được tính từ đầu đến gót chân và cân nặng là 2.7kg.

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg

Kích thước và cân nặng này bé đã gần như chiếm hết không gian ở trong túi ối và không còn thoải mái như trước.

Theo bác sĩ Huệ thì những chỉ số an toàn của thai nhi ở tuần 36 mà mẹ nên biết:

  • Đường kính lưỡi đỉnh BPD là 83mm đến 96mm (trung bình 90mm)
  • Chiều dài xương đùi FL là 64mm đến 79mm (trung bình 70mm)
  • Chu vi vòng bụng AC là 285mm đến 375mm (trung bình 318mm)
  • Chu vi vòng đầu HC là 309mm đến 352mm (trung bình 324mm)
  • Lượng nước ối tăng lên 800ml, nằm trong khoảng 6cm đến 18cm. Trường hợp mực nước thấp hơn 5cm và lớn hơn 25cm thì mẹ cần phải được theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao.

>>> XEM THÊM: Thai 31 tuần nặng bao nhiêu?

Mang thai 36 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Sa bụng bầu

Từ tuần thứ 34 đến tuần 36 của thai kỳ có thể xảy ra sa bụng bầu bất cứ lúc nào, đặc biệt đối với những người mang thai lần đầu tiên. Trong những lần mang thai sau có thể thai nhi không di chuyển xuống đáy tử cung cho đến khi bước vào giai đoạn chuyển dạ.

Thai 36 tuần bé bắt đầu di chuyển xuống dưới khung xương chậu của mẹ và quá trình này được gọi là sa bụng bầu và sẽ xảy ra trước vài tuần sinh.

Đau xương chậu

Khi bé di chuyển xuống dưới để chuẩn bị cho những tuần cuối của thai kỳ mẹ sẽ cảm thấy có áp lực ở vùng bụng dưới. Điều này khiến cho việc đi lại khó khăn hơn và mẹ bầu sẽ thấy đi tiểu nhiều lần, thường xuyên hơn trước đây. Nếu thai nhi nằm ở vị trí thấp thì thai phụ sẽ càng cảm thấy có nhiều áp lực hơn, khó chịu ở khu vực xương chậu và âm đạo.

Mẹ bầu khó có thể ngủ ngon và ngủ đủ giấc ở tuần 36 do bụng chị chèn, thường xuyên đi tiểu đêm và đau xương chậu. Để tìm được một tư thế nằm thoải mái thì dường như là điều không thể. Nằm sấp thì chắc chắn là không được, mà nằm ngửa thì không tốt cho cả mẹ bầu và bé; lý do là một trong các mạch máu chủ (tĩnh mạch chủ) sẽ bị dạ con chèn ép nếu bạn nằm tư thế này. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lên và đặt trên một chiếc gối. Hãy tranh thủ ngủ thêm vào ban ngày để không mệt mỏi quá sức và chú ý theo dõi chuyển động của bé để kịp thời báo cho bác sĩ khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

sự thay đổi mẹ bầu thai 36 tuần

Chịu các cơn co chuyển dạ

Đây là thời điểm các cơn co chuyển dạ giả sẽ đến thường xuyên và kéo dài. Mẹ bầu cảm thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo, chất nhầy lẫn một lượng máu nhỏ và cơn chuyển dạ là dấu hiệu báo chỉ còn vài ngày nữa trước khi sinh mà chị em nên chú ý.

Các cơn co có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với dấu hiệu chuyển dạ sớm. Cơn co tử cung giả thường xảy ra trong thời gian ngắn và không đều, cách xa nhau hơn. Mẹ bầu có thể nhận biết cơn co chuyển dạ giả sẽ tập trung phía trước cơ thể vùng bụng dưới khi bạn đi bộ hoặc vận động.

Thai 36 tuần và những điều mẹ bầu cần chuẩn bị

Chuẩn bị cho ngày sinh

36 tuần đã là những giai đoạn cuối của thai kỳ, lúc này mẹ bầu nên chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để luôn trong tâm thế sẵn sàng sinh.

Hãy chuẩn bị đầy đủ quần áo cho mẹ và bé sơ sinh, vật dụng thiết yếu như tã giấy, tã vải, áo sơ sinh, bình sữa, bao tay, bao chân, chăn, khăn tắm,… các loại giấy tờ để khi có cơn chuyển dạ thật có thể yên tâm nhập viện và sinh đẻ.

Chuẩn bị tâm lý

Sinh con là một khoảnh khắc tuyệt vời, đau đớn nhưng khó quên đối với các bà mẹ. Để trải qua 8 – 10 giờ, đôi khi dài như vài ngày, người mẹ cần có sức khỏe thể chất và tinh thần đầy đủ. Vì vậy, càng gần đến ngày sinh, bạn càng cần chuẩn bị tâm lý để không bị bất ngờ trước những điều sắp xảy ra. Đây là điều kiện tiên quyết để nhiều bà mẹ phòng tránh chứng trầm cảm sau sinh. Nếu có thể, hãy tham khảo kinh nghiệm trước đây về các cơn co thắt và cách đối phó, vượt qua cơn đau.

Ngoài ra, đừng quên rằng bạn sắp trở thành một người mẹ. Việc chăm sóc con cái sẽ chiếm phần lớn thời gian và sức lực của bạn. Cuộc sống hôn nhân của bạn gần như bị đảo lộn hoàn toàn. Nếu không chuẩn bị tâm lý, bạn rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm sau sinh. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc tự mình đối phó, bạn có thể nhờ người thân giúp đỡ trong vài tháng đầu sau khi sinh.

Massage tầng sinh môn

Massage tầng sinh môn giúp mẹ bầu thư giãn các cơ ở vùng đáy chậu, tăng tính linh hoạt của cơ  từ đó giúp giảm nguy cơ rạch tầng sinh môn, đặc biệt là còn làm tăng khả năng phục hồi cho mẹ bầu sau sinh.

Phụ nữ mang thai nên massage tầng sinh môn liên tục trước ngày dự sinh 4 đến 6 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Nên nhờ người thân bên cạnh để hỗ trợ và hỏi ý kiến từ các bác sĩ.

Bổ sung dinh dưỡng cần thiết

Thai 36 tuần mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ những dinh dưỡng cần thiết đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bổ sung thêm chất xơ để giảm chứng tiểu đường, tim mạch và tránh táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu sắt để duy trì lượng máu đủ cho quá trình sinh nở và tích trữ lượng sắt cho thai nhi. Trong chế độ dinh dưỡng của tuần thai 36 nên tránh ăn đu đủ xanh, rau ngót, mướp đắng, mộc nhĩ,… vì chúng có thể làm cho bóp tử cung dẫn đến sinh non.

Có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để biết 36 tuần ăn gì tốt cho thai nhi và đảm bảo sức khỏe cho thai phụ.

Thường xuyên thăm khám 

Nếu thai bình thường, bạn nên đến bác sĩ để khám thai theo lịch hẹn trước, theo dõi sát sao và xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

Mang thai có nhiều rủi ro, hoặc bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe khi mang thai (như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật…) thì tần suất thăm khám có thể xuất hiện trong ba tháng cuối. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn khám thai mỗi tuần một lần, 3-5 ngày một lần trong 4 tuần qua. Nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào, bạn cần “lắng nghe” cơ thể mình và báo cho bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về về thai 36 tuần nặng bao nhiêu. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu như còn vấn đề nào cần giải đáp chi tiết hãy liên hệ đến số điện thoại: 0338.12.14.12 hoặc chat trực tuyến trên website Dakhoakimma.com để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Hai vạch nên đi siêu âm khi nào, cẩm nang sức khỏe sinh sản
10
Tháng08 2023

Hai vạch nên đi siêu âm khi nào, cẩm nang sức khỏe sinh sản

Khi kết quả của que thử thai hiện lên hai vạch, điều này thường có nghĩa là bạn gái đã mang thai. Không ít các bạn gái thắc...

đình chỉ thai 6 tuần có được không
08
Tháng07 2023

đình chỉ thai 6 tuần có được không

Độ tuổi của thai là yếu tố quan trọng quyết định tới việc người phụ nữ có thể đình chỉ thai hay không và nếu có thì...

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?
14
Tháng06 2023

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?

Trong suốt quãng thời gian mang thai, việc chờ đợi ngày con chào đời luôn là điều mà các bà mẹ mong mỏi. Tuy nhiên, nhiều mẹ...

Thai 9 tuần không nghén có sao không?
31
Tháng03 2023

Thai 9 tuần không nghén có sao không?

Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp hiện tượng ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nôn khan, mệt mỏi… Các triệu...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát