Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Thai 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Tham vấn y khoa: Đinh Thị Quỳnh Huế

Ngày đăng:06-01-2022

Thai 26 tuần nặng bao nhiêu? hay xét nghiệm thai 26 tuần gồm những gì? thai 26 tuần phát triển như thế nào?  Là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, nhất là những mẹ mới mang thai lần đầu hoặc đang mong ngóng con cái. Bởi thông qua đó có thể giúp mẹ bầu biết được thai nhi có đang phát triển tốt hay không.

Chính vì vậy, trong nội dung bài viết hôm nay, các chuyên gia sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc này. Cùng như đưa ra một số lời khuyên cho các mẹ ở tuần thai thứ 26 này.

Xét nghiệm kiểm tra thai 26 tuần tuổi gồm những gì?

Thai 26 tuần, đồng nghĩa với việc mẹ đang mang thai ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Ở thời điểm này, khi tiến hành xét nghiệm thai sẽ bao gồm:

Chỉ số siêu âm thai nhi tuần 26

Chỉ số thai nhi cho biết sự thay đổi các con số bao gồm đường kính túi thai, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu – mông, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi đầu và cân nặng theo ước tính,… Chỉ số thai nhi sẽ được xác định thông qua các ký hiệu viết tắt thể hiện trên kết quả siêu âm. Theo đó, khi siêu âm thai 26 tuần tuổi, mẹ bầu có thể kiểm tra được các chỉ số và các ký hiệu trong siêu âm thai liên quan như sau:

  • GSD: Ở tuần thứ 26 thì đường kính túi thai chưa được xác định.
  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh, trung bình thai 26 tuần có đường kính khoảng 67mm. Còn chỉ số giới hạn là 59 -74mm.
  • FL: Chỉ số chiều dài xương đùi, ở thai 26 tuần trung bình là khoảng 49mm. Còn chỉ số giới hạn là từ 45-56mm.
  • EFW: Chỉ số cân nặng thai nhi ước tính, trung bình cân nặng thai nhi 26 tuần là 760g. Chỉ số giới hạn là 758-1210g.
  • CRL: Chỉ số chiều dài đầu chân, ở thai 26 tuần trung bình là 35,6mm.
  • HC: Chỉ số chu vi đầu của thai nhi 26 tuần là 242 mm. Chỉ số giới hạn là 232-269mm.
  • AC: Chỉ số chu vi bụng trung bình thai 26 tuần là 219mm. Chỉ số giới hạn là 206 – 257mm.

Trong trường hợp nếu các chỉ số siêu âm thai 26 tuần vợt mức trên, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp phải bất thường cần tiến hành kiểm tra.

Hình ảnh siêu âm thai tuần 26

Ở tuần thai thứ 26 này hình ảnh siêu âm khá rõ ràng. Nên mẹ bầu có thể nhìn thấy được các đường nét trên cơ thể của em bé rất rõ ràng. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ ngày càng hiện đại. Nên mẹ bầu có thể thấy rõ hình ảnh thai nhi ở trong bụng một cách sinh động, rõ nét, biết được thai 26 tuần nặng bao nhiêu kg. Thậm chí có thể biết được giới tính của bé ngay từ khi còn trong bụng.

Hình ảnh thai nhi 26 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 26 tuần cho thấy những đường nét trên thai nhi rất rõ ràng.

Thai nhi 26 tuần đạp như thế nào?

Mang thai tuần thứ 26, các mẹ đã có thể cảm nhận rõ được những chuyển động của thai nhi. Thai nhi sẽ thể hiện sự phấn khích, vui vẻ của mình qua những chuyển động này. Nên các mẹ cũng có thể dựa vào biểu hiện này để hiểu con hơn và theo dõi thai kỳ.

Theo đó, các bác sĩ sản phụ khoa thường khuyên các mẹ bầu là nên theo dõi xem thời điểm thai nhi chuyển động là khi nào và đếm số lần thai nhi chuyển động. Thông quá đó, sẽ giúp các mẹ chăm sóc em bé tốt hơn. Nhất là khi làm một điều gì đó, mẹ cũng nên để ý xem bé có đạp không. Nếu có thì đạp mạnh hay nhẹ và có làm mẹ bị đau không. Điều này có thể giúp mẹ biết được thai nhi thích gì và ghét gì; từ đó có cách chăm sóc con phù hợp hơn.

Nhưng sự chuyển động của thai nhi cũng có sự thay đổi. Nên có những ngày sẽ đạp rất nhiều, có ngày lại đạp rất ít. Do đó, các mẹ không cần quá lo lắng, thay vào đó mẹ nên theo dõi xem những ngày tiếp theo vì ở mỗi giai đoạn phát triển, việc vận động của thai nhi sẽ khác nhau.

Vì vậy, nếu mẹ thấy thai 26 tuần đạp nhiều hơn vào một ngày nào đó thì đây có thể là do bé đang rất hưng phấn với điều gì đó. Thế nhưng, các mẹ cũng không nên quá tin vào giải thích này mà chủ quan. Vì trên thực tế, một số trường hợp thai đạp nhiều là do không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hoặc cũng có thể là do mẹ mặc quần áo chật chội khiến bé khó chịu.

Nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng dây rốn quấn cổ khiến bé bị thiếu oxy. Tình trạng này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm và xảy ra tình trạng thai lưu.

Chính vì thế, các bác sĩ khuyên chị em khi nhận thấy những chuyển động bất thường của thai nhi. Các mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời.

Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg

Ở tuần thứ 26 này, thai nhi cũng đã phát triển lớn hơn nhiều so với những tuần trước đây. Lúc này, bên cạnh sự phát triển của thai nhi thì cân nặng của mẹ bầu cũng có sự thay đổi khá lớn. Trung bình, ở tuần thứ 26 này mẹ sẽ tăng khoảng 0,5kg/ tuần hoặc nhiều hơn. Trọng lượng chuẩn của mẹ bầu lúc này là tăng từ 5 – 6 kg.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng mà mỗi mẹ bầu sẽ có số cân nặng tăng khác nhau. Nhưng các mẹ cũng cần chú ý theo dõi cân nặng của mình, bởi nếu mẹ tăng cân quá ít hay quá nhiều đều gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể nếu mẹ tăng cân quá ít có thể khiến thai chậm phát triển, suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non. Ngược lại nếu tăng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non, sinh mổ,….

Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển và an toàn của cả mẹ và thai nhi. Các mẹ cần kiểm tra cân nặng đều đặn và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

>>> XEM THÊM: Thai nhi 28 tuần nặng bao nhiêu cân?

Thai 26 tuần phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 26 này, thai nhi đã phát triển gần như đầy đủ các bộ phận của cơ thể. Cụ thể như sau:

Thai 26 tuần nặng bao nhiêu gam?

Vào tuần thai thứ 26 của thai kỳ, thai nhi sẽ có cân nặng là khoảng 900 gam, chiều dài (được đo từ đầu đến chân) là khoảng 35,6cm. Đồng thời ở tuần thứ 26 những bộ phận trên cơ thể của em bé cũng phát triển rõ rệt hơn và dần hoàn thiện. Nếu trong những trường hợp không may mẹ sinh non thì em bé có cơ hội sống sẽ lớn hơn ở những tuần trước.

thai 26 tuần nặng bao nhiêu

Thai nhi tuần 26: Não phát triển

Ở tuần này, não bộ của bé đã hình thành và nhiều mô não phát triển hơn; não của bé hoạt động rất tích cực. Để não bộ của bé phát triển một cách tốt nhất; ở giai đoạn này mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là axit folic, vitamin và các khoáng chất.

Giấc ngủ

Ở tuần thai thứ 26 này, bé đã hình thành được lúc thức và lúc ngủ đều đặn; đã biết mở và nhắm mắt, thậm chí là mút ngón tay.

Hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi: Phổi hoạt động

Mặc dù ở tuần thứ 26; mặc dù phổi của bé vẫn chưa hình thành đầy đủ nhưng đã có thể hoạt động. Các mạch máu cũng đang phát triển. Trong trường hợp, nếu những bé không may sinh ra ở tuần thai này, phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp của các thiết bị y tế, nhưng về sau bé thường dễ mắc phải các vấn đề hô hấp.

Mạch máu và hệ tuần hoàn đã đủ chức năng

Hệ tuần hoàn của bé đã có đủ chức năng ở tuần 26. Lúc này mạch máu đã hoạt động bơm máu và hệ tuần hoàn cũng đã thực hiện tốt vai trò của mình.

Dây rốn dày

Ở tuần thai thứ 26, để có thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, lấy máu để nuôi cơ thể. Nên dây rốn của bé đã khỏe và dày hơn. Vì vậy, trong quá trình mang thai này; các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất.

Những chuyển động nhẹ

Thai nhi tuần thứ 26, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của thai nhi rất rõ ràng. Nhất là khi mẹ hoạt động mạnh, thai nhi sẽ có những chuyển động mạnh hơn. Đồng thời, thai nhi cũng sẽ đạp mạnh hơn mỗi khi phấn khích, vui vẻ;… đôi khi còn gây đau đớn cho mẹ.

Để giảm đau trong những lần thai nhi chuyển động; mẹ có thể thử thay đổi tư thế hoặc thực hiện một số động tác duỗi tay hoặc chân. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần chú ý theo dõi sự chuyển động của thai nhi để biết được bé có đang phát triển tốt hay không.

Sự thay đổi của cơ thể của mẹ khi mang thai 26 tuần

Ở tuần thai này được xem là giai đoạn nước rút để thai nhi phát triển. Nên cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi như:

Đau lưng, chuột rút bắp chân

Tuần thứ 26 của thai kỳ, các mẹ bầu thường xuất hiện cảm giác đau lưng, chuột rút ở bắp chân. Nguyên nhân là do thai phát triển lớn dần dẫn khiến tử cung của mẹ lớn và nặng thêm. Từ đó, gây áp lực lên các tĩnh mạch đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như chèn ép các dây thần kinh.

Sự thay đổi cơ thể mẹ tuần 26

Rốn nhô ra

Ở tuần thai thứ 26, có nghĩa là mẹ đã đi được 2/3 chặng đường của thai kỳ và tử cung của bạn cao hơn rốn khoảng 1 cm. Nên khi thai nhi lớn dần lên sẽ đẩy bụng của mẹ bầu về phía trước; làm cho rốn nhô ra. Nhưng mẹ bầu không cần lo lắng, vì nó sẽ trở lại vị trí ban đầu sau khi mẹ sinh.

Mất ngủ

Ở tuần thai này, mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng ợ nóng và chuột rút ở chân; đi tiểu nhiều khiến mẹ khó,…. Điều này khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng và hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Lời khuyên của bác sĩ khi thai nhi 26 tuần

Để đảm bảo an toàn và giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất; các bác sĩ khuyên chị một số điều sau:

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thứ 26

Trong thời gian tuần thai thứ 26 rất cần bồi bổ dinh dưỡng cho bé để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện các cơ quan của trẻ. Vì vậy, để cả mẹ và bé khỏe mạnh; các mẹ cần có chế độ ăn uống và bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt là các chất như sắt, canxi. protein, axit folic và các vitamin thông qua các thực phẩm như: thịt bò, sữa, trứng, các loại thịt đỏ, sữa,  súp lơ, cải bó xôi, nho,…

Đối phó với tình trạng đau xương sườn

Tình trạng đau sườn khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến và khiến cho mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu. Vì vậy, để đối phó với tình trạng này, các mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Lựa chọn các tư thế phụ hợp để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Tập yoga hoặc ấn nhẹ vào bụng để thai nhi di chuyển.
  • Lựa chọn những loại áo ngực thoải mái, dễ chịu hoặc cũng có thể đeo băng hỗ trợ bụng.
  • Mẹ nên duy trì cân nặng phù hợp, tránh tăng cân quá nhiều.
  • Khi ngồi hoặc nằm mẹ nên dùng thêm gối để hỗ trợ.
  • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tìm ra các phương pháp khắc phục hiệu quả (châm cứu; trị liệu thần kinh cột sống, thậm chí dùng thuốc giảm đau, nếu cần thiết).

Đối phó với tình trạng rạn da

Tình trạng rạn da ở bà bầu là hiện tượng rất phổ biến. Vậy nên để đối phó với tình trạng này, mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau:

  • Mẹ nên tăng cần từ từ và đều đặn.
  • Chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt bằng cách ăn các bữa ăn cân bằng, lành mạnh.
  • Luôn dưỡng ẩm da hoặc giữ cho làn da ngậm nước bằng cách uống đủ nước (khoảng 2 – 2,5l/ ngày).
  • Sử dụng các loại kem bôi da để ngăn ngừa tình trạng rạn nứt.

Hy vọng với những chia sẻ của các bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế về vấn đề thai 26 tuần nặng bao nhiêu? đã cung cấp cho chị em có thêm được những thông tin hữu ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về thai kỳ; hãy Chat trực tuyến trên website hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Hai vạch nên đi siêu âm khi nào, cẩm nang sức khỏe sinh sản
10
Tháng08 2023

Hai vạch nên đi siêu âm khi nào, cẩm nang sức khỏe sinh sản

Khi kết quả của que thử thai hiện lên hai vạch, điều này thường có nghĩa là bạn gái đã mang thai. Không ít các bạn gái thắc...

đình chỉ thai 6 tuần có được không
08
Tháng07 2023

đình chỉ thai 6 tuần có được không

Độ tuổi của thai là yếu tố quan trọng quyết định tới việc người phụ nữ có thể đình chỉ thai hay không và nếu có thì...

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?
14
Tháng06 2023

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?

Trong suốt quãng thời gian mang thai, việc chờ đợi ngày con chào đời luôn là điều mà các bà mẹ mong mỏi. Tuy nhiên, nhiều mẹ...

Thai 9 tuần không nghén có sao không?
31
Tháng03 2023

Thai 9 tuần không nghén có sao không?

Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp hiện tượng ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nôn khan, mệt mỏi… Các triệu...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát