Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Thai nhi 28 tuần nặng bao nhiêu cân?

Tham vấn y khoa: Giao Thị Kim Vân

Ngày đăng:05-01-2022

Tuần thứ 28 của thai kỳ là cột mốc quan trọng trong hành trình mang thai của mẹ. Đây là tuần đầu tiên trong tam cá nguyệt cuối cùng cũng là giai đoạn mà các chức năng và cơ thể bé được hoàn thiện. Một trong những vấn đề mà luôn được quan tâm chính là thai 28 tuần nặng bao nhiêu? Để giải đáp cho những thắc mắc về tuần thai thứ 28 hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé.  

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi tuần 28

Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể và quá trình phát triển của thai nhi. Ở tuần thai thứ 28, thai phụ phải chịu những cơn đau do áp lực lên xương sườn và phần trên dạ dày đang lớn dần. Thậm chí nhiều mẹ còn có cảm giác xương sườn sắp chọc ra ngoài; cùng những triệu chứng như ợ nóng, táo bón khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi. Nguyên nhân là tình trạng giãn cơ ở đường tiêu hóa do hormone thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hóa của mẹ.

Đây là tuần đầu tiên của quý thứ 3, các cảm giác mệt mỏi; buồn nôn và nhạy cảm với thức ăn giống như 3 tháng đầu mang thai dần quay trở lại. Cảm giác đau lưng càng ngày càng rõ; các cơn chuột rút có thể ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của thai phụ. Tuy nhiên thì mẹ không cần lo lắng, vì đây chỉ là những biểu hiện bình thường; không có các nguy cơ nào khác. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước; chia nhỏ bữa ăn và bổ sung thêm chất xơ và các dinh dưỡng cho bé có thể phát triển khỏe mạnh.

Mẹ có thể thấy rỉ sữa non chứa đạm, chất béo và lgA, khoáng chất. Phần da bụng cũng căng ra rõ rệt hơn khiến thai phụ khó khăn trong việc đi lại; ngồi hoặc nằm. Tuần thai thứ 28 là lúc nội tiết dao động và áp lực kéo dài; hiện tượng hay quên và mất ngủ xảy ra ở nhiều người đặc biệt là mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, vui buồn bất chợt.

Những thay đổi của mẹ bầu tuần thứ 28 khiến chị em gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên không cần quá lo lắng vì những vấn đề này có thể được cải thiện nhờ vào chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý

Thai 28 tuần nặng bao nhiêu cân là chuẩn?

Cân nặng của trẻ ở những tháng cuối của thai kỳ luôn là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm và tìm hiểu. Để xác định được cân nặng ở tuần thứ 28 chị em cần biết những thông tin sau:

Thai 28 tuần là mấy tháng?

Đối với nhiều thai phụ đặc biệt là những người lần đầu mang thai vì không biết tính tuổi thai chính xác nên còn bỡ ngỡ và không biết thai 28 tuần là mấy tháng.

Tuổi thai được tính dựa vào chu kỳ kinh nguyệt gần nhất; ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến thời điểm hiện tại. Ví dụ nếu ngày kinh cuối cùng là 1/1/2021 đến hôm nay là ngày 26/2/2021 tức là thai nhi đã được 8 tuần tuổi. Ngoài ra khi trứng rụng có thể sống trong tử cung khoảng 1 ngày và khi gặp tinh trùng sẽ thụ thai và hình thành phôi. Vậy nên cần biết chính xác ngày rụng trứng hoặc ngày quan hệ trước lần chậm kinh tiếp để tính được tuổi thai nhi.

Trả lời cho câu hỏi thai 28 tuần là mấy tháng thì chính là khi kết thúc tuần thai này là thai nhi tròn 7 tháng tuổi. Đây cũng chính là giai đoạn mà thai nhi đã có sự phát triển toàn diện, mẹ cũng cảm nhận được các hoạt động của bé trong bụng. Khi siêu âm cũng có thể nhìn được hình ảnh một cách rõ nét hơn. Giai đoạn này mẹ nên thực hiện khám thai thường xuyên hơn để phát hiện các bất thường nếu có và nắm bắt được hoạt động thai nhi.

Thai nhi 28 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 28 tuần đã phát triển tương đối về các cơ quan nội tạng; mô và dây dẫn kinh và các hệ cơ quan cần thiết. Ngoài sức khỏe của bé thì nhiều mẹ bầu quan tâm thai 28 tuần nặng bao nhiêu kg là bình thường.

Thai 28 tuần nặng bao nhiêu

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới vào tuần thai thứ 28 thai nhi sẽ nặng khoảng 1.1kg và có chiều dài là 37.6cm. Thai nhi thường sẽ nằm chéo và đầu hướng xuống đùi trái của mẹ; để chuẩn bị vào tư thế cho lúc sinh mặc dù vẫn sẽ có sự thay đổi tư thế trong tử cung nhưng bé đang ổn định vị trí thích hợp cho ngày sinh ở những tháng cuối.

Mắt của bé vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhưng vẫn có khả năng nhìn và nhãn cầu có thể chuyển động trong hốc mắt. Các cơ cũng phát triển vững vàng hơn, phổi đã có thể hít thở được không khí và hình thành nên các neuron thần kinh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của bé.

Tuần thứ 28 là thời điểm thai nhi cần nhiều canxi và hệ xương phát triển; nên mẹ cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm như sữa, phô mai,… Đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ bé cần khoảng 250mg canxi để phát triển.

>>> XEM THÊM: Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Nên làm xét nghiệm gì khi thai 28 tuần?

Càng ở những tháng cuối của thai kỳ chị em càng nên lưu ý thăm khám đầy đủ; thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Thai 28 tuần làm những xét nghiệm gì là vấn đề nhiều thai phụ vẫn băn khoăn. Theo các bác sĩ Sản phụ khoa thì tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ; mà sẽ được yêu cầu làm những xét nghiệm nhất đình như:

  • Tiến hành kiểm tra các chỉ số cân nặng và huyết áp.
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường và đạm.
  • Kiểm tra nhịp tim thai và đo kích thước tử cung, chiều cao đỉnh tử cung.
  • Xét nghiệm giãn tĩnh mạch, bàn tay và bàn chân của thai phụ.
  • Kiểm tra lượng đường glucose. Thực hiện xét nghiệm máu nếu cần.
  • Kiểm tra những dấu hiệu bất thường mà thai phụ gặp phải.

Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết thì thai phụ có thể biết các chỉ số siêu âm tuần thứ 28:

  • GSD: là đường kính túi thai không xác định
  • BPD: đường kính lưỡng đỉnh đạt 72mm
  • EFL: Cân nặng ước tính đạt 1210g
  • FL: chiều dài xương đùi đạt 54mm
  • CRL: chiều dài đầu chân của thai nhi 37.6mm
  • AC: chu vi bụng của thai 240mm
  • HC: chu vi đầu 262mm

Các bác sĩ sẽ trực tiếp thông báo và giải thích về các chỉ số; kết quả siêu âm tuần thứ 28 cho thai phụ và căn dặn bổ sung thêm những chất dinh dưỡng và cách khắc phục các vấn đề về sức khỏe nếu có. Siêu âm thai có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn với các tiêu chuẩn được thống kê; nhưng cũng không đáng kể. Nguyên nhân chính do chế độ dinh dưỡng hoặc đặc điểm của thai nhi vì vậy mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Thai 28 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng mẹ bầu nên chú ý và nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để kết quả siêu âm được chính xác nhất thì chị em nên nhịn tiểu trong quá trình siêu âm; không nên ăn sáng khi làm các xét nghiệm để tránh tình trạng dịch ối không bị bão hòa. Trước 12 giờ khi đi siêu âm không được sử dụng các đồ uống có chất kích thích; theo dõi hoạt động của bé trong ngày và các dấu hiệu bất thường để kịp thời thông báo cho bác sĩ khi đến thăm khám.

Thai 28 tuần đã quay đầu chưa?

Thời gian quay đầu của thai nhi ở mỗi mẹ bầu lại khác nhau. Đến tuần 35 hoặc 36 thì mới có thể xác định được bé đã quay đầu hay chưa; tuy nhiên một số trường hợp tuần thai thứ 28 thì đầu bé đã chúc xuống để chuẩn bị tư thế cho việc sinh đẻ.

Thai 28 tuần đã quay đầu chưa

Việc xác định được thai 28 tuần đã quay đầu chưa phải dựa vào kết quả kêu âm. Thai nhi có thể có ngôi thai đầu là khi đầu quay xuống dưới tử cung; ngôi mông quay xuống dưới hoặc ngôi ngang. Đa số các bé sẽ quay đầu xuống từ tuần 36 trở đi; nên mẹ có thể yên tâm không cần lo lắng bé có ngôi thai thuận hay chưa khi mới ở tuần 28.

Vị trí thai nhi là căn cứ để xác định ngôi thai khi chào đời. Thường thì thai nhi sẽ cuộn mình; chúc đầu xuống khung xương chậu và quay mặt về lưng của mẹ. Một số dạng ngôi thai cơ bản như:

  • Ngôi thai đầu: tư thế thai nhi quay đầu xuống dưới cổ tử cung
  • Ngôi thai mông: Tư thế chân hướng về cổ tử cung
  • Ngôi thai ngang: Lưng của thai nhi quay xuống cổ tử cung

Trong đó thì ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận cho quá trình sinh đẻ. Phần lớn bé sẽ tự quay đầu về ngôi thuận vào tuần 36 của thai kỳ.

Thai 28 tuần nên ăn gì tốt nhất?

Trong thời gian tuần thai thứ 28 rất cần bồi bổ dinh dưỡng cho bé; để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện các cơ quan của trẻ. Vì vậy mẹ cần ăn uống và bổ sung đầy đủ dưỡng chất; có một thực đơn khoa học để cả mẹ và bé khỏe mạnh.

Thai 28 tuần nên ăn gì

Bổ sung sắt và chất béo

Ở tuần thứ 28 bà bầu cần tiêu thụ khoảng 27mg sắt mỗi ngày. Bổ sung đủ sắt giúp ngăn thiếu máu, băng huyết, sinh non trong thai kỳ.

Các thực phẩm giàu sắt mẹ bầu có thể sử dụng như: thịt đỏ; thịt gia cầm. cải bó xôi, nho khô,…

Bổ sung protein

Tăng cường bổ sung protein ở giai đoạn này giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và hạn chế nguy cơ sinh non hoặc thai nhẹ cân, chậm phát triển.

Axit amin có trong nguồn thực phẩm giàu protein: trứng, thịt bò, sữa,…

Bổ sung canxi 

Thai tuần 28 cần bổ sung lượng lớn canxi để đảm bảo cho sự phát triển xương của trẻ. Canxi giúp hình thành khung xương vững chắc vì vậy mẹ bầu nên lưu ý bổ sung các thực phẩm như: sữa chua, phô mai, các chế phẩm từ sữa,…

Thực phẩm giàu axit folic

Mẹ bầu cần sử dụng từ 600mg đến 800mg axit folic mỗi ngày; để hỗ trợ sự phát triển thần kinh và ngăn dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Thực phẩm giàu axit folic như: ngũ cốc, yến mạch, súp lơ, nho,…

Bổ sung chất xơ

Vì tuần thứ 28 mẹ bầu thường gặp các vấn đề về tiêu hóa; táo bón vì vậy bổ sung chất xơ sẽ giúp làm sạch túi mật, ngăn táo bón. Bà bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây; ngũ cốc nguyên hạt và đảm bảo uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.

Hy vọng qua những chia sẻ về giai đoạn tuần thứ 28 của thai kỳ và giải đáp thắc mắc thai 28 tuần nặng bao nhiêu đã giúp chị em tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn thắc mắc nào khác về sức khỏe hãy gọi đến hotline: 0338.12.14.12 hoặc để lại thông tin tại mục Tư vấn trực tuyến để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Hai vạch nên đi siêu âm khi nào, cẩm nang sức khỏe sinh sản
10
Tháng08 2023

Hai vạch nên đi siêu âm khi nào, cẩm nang sức khỏe sinh sản

Khi kết quả của que thử thai hiện lên hai vạch, điều này thường có nghĩa là bạn gái đã mang thai. Không ít các bạn gái thắc...

đình chỉ thai 6 tuần có được không
08
Tháng07 2023

đình chỉ thai 6 tuần có được không

Độ tuổi của thai là yếu tố quan trọng quyết định tới việc người phụ nữ có thể đình chỉ thai hay không và nếu có thì...

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?
14
Tháng06 2023

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?

Trong suốt quãng thời gian mang thai, việc chờ đợi ngày con chào đời luôn là điều mà các bà mẹ mong mỏi. Tuy nhiên, nhiều mẹ...

Thai 9 tuần không nghén có sao không?
31
Tháng03 2023

Thai 9 tuần không nghén có sao không?

Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp hiện tượng ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nôn khan, mệt mỏi… Các triệu...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát