Có rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là các chị em mới mang thai tuần 19 quan tâm đến vấn đề thai 19 tuần nặng bao nhiêu gam là đạt chuẩn? Cần làm gì để bé yêu phát triển cân nặng đúng chuẩn? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những băn khoăn liên quan đến vấn đề này.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19: Thai nhi 19 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg?
Thai 19 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Bước sang tuần thứ 19, thai nhi đang phát triển một cách mạnh mẽ. Lúc này, thai nhi đã có kích thước tương đương một quả cà chua lớn với khối lượng khoảng 240g và chiều dài từ đầu đến chân khoảng 24 cm.
Thai 19 tuần phát triển như thế nào ?
Khi bước sang tuần 19 của thai kỳ; các mẹ bầu đã có thể bắt đầu cảm nhận được những cú đạp của em bé. Những cử động của thai nhi trong giai đoạn này thường diễn ra nhanh chóng; cảm giác giống như bị sủi bọt bên trong bụng. Nếu các mẹ không để ý kỹ thì sẽ rất dễ nhầm lẫn với tình trạng sôi bụng khi đói.
Tại tuần này, trên làn da mỏng manh của thai nhi sẽ hình thành một lớp bảo vệ dạng sáp; được gọi là vernix caseosa hay còn gọi là chất gây để ngăn da của bé bị ngấm nước ối.
Lớp sáp này bao gồm các thành phần như: nước, chất béo và protein, có tác dụng:
- Có tác dụng như một chất bôi trơn để giúp quá trình sinh thường diễn ra dễ dàng hơn.
- Giúp bảo vệ da của bé khỏi bị ngấm nước ối khi còn nằm trong bụng mẹ.
- Ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thai nhi.
- Duy trì nhiệt độ cơ thể.
- Giúp làn da của bé được giữ ẩm và trở nên mịn màng hơn.
Trong tuần này, một lớp chất béo màu nâu sẽ được hình thành dưới da của thai nhi để điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể bé sau khi sinh. Lớp mỡ dưới da này sẽ càng ngày càng dày lên; đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.
Thai nhi đã bắt đầu mọc những sợi tóc đầu tiên. Bên cạnh đó, bộ não của bé lúc này đã bắt đầu hình thành các vùng chuyên biệt cho các giác quan bao gồm: khứu giác, xúc giác, vị giác, thị giác và thính giác.
Hệ sinh sản của thai nhi 19 tuần tuổi cũng phát triển rất mạnh mẽ. Nếu là bé gái, tử cung, âm đạo, ống dẫn trứng cũng đang từng bước được hoàn thiện, buồng trứng cũng đã có 6 triệu quả trứng rồi. Nếu là bé trai, cơ quan sinh dục vẫn đang phát triển, tinh hoàn đã hình thành.
Một số nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn này, thai nhi đã có thể nghe được một số tiếng động và trò chuyện của mọi người ở bên ngoài. Do đó, vào lúc này, các bố mẹ hãy tích cực trò chuyện và động viên chồng và những người thân trong gia đình cùng tham gia trò chuyện, chơi đùa với bé. Điều này sẽ tạo nên một kết nối gia đình vững chắc trước khi bé yêu được chào đời.
Thai 19 tuần là bao nhiêu tháng ?
Mang thai tuần thứ 19 đồng nghĩa với việc mẹ bầu đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ; tức là chỉ còn 4 tháng nữa em bé sẽ được chào đời.
>>> XEM THÊM: Thai 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần 19
- Trong giai đoạn này; cơ thể của thai phụ sẽ đang tích cực sản xuất thêm máu để cung cấp có thai nhi.
- Tử cung phát triển lớn hơn có thể gây chèn ép lên các mạch máu; làm giảm lưu lượng máu đến não. Do đó, đôi khi thai phụ sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu như: nôn nao; buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể bị ngất xỉu nếu thai phụ thay đổi tư thế đột ngột.
- Vào khoảng tuần 19 của thai kỳ, thai phụ có thể gặp phải tình trạng nghẹt mũi; giống như bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Thậm chí đôi khi họ còn thấy xuất hiện triệu chứng chảy máu cam; chảy máu lợi răng do lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên.
- Ở tuần thứ 19 của thai kỳ, trọng lượng của thai nhi tăng dần lên; khiến cơ bắp ở chân của mẹ bị mỏi. Từ đó, gây ra hiện tượng chuột rút ở sản phụ.
- Bầu vú của thai phụ cũng to ra vào tuần thứ 19 của thai kỳ do sự phát triển của các tuyến sữa.
- Bà bầu tuần thứ 19 thường xuyên cảm thấy đói và thèm ăn. Đây là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là trong giai đoạn giữa của thai kỳ khi các triệu chứng ốm nghén đã thuyên giảm và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con, các mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng; lành mạnh thay vì tiêu thụ các món ăn vặt không tốt cho sức khỏe.
- Khi tử cung phát triển ngày càng lớn để thích ứng với sự lớn lên của thai nhi; thai phụ có thể thấy trọng tâm của cơ thể bị dồn về phía trước. Điều này sẽ khiến vùng lưng chịu một áp lực rất lớn; dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai.
Sản phụ nên có kế hoạch gì cho tuần này?
Ngoài vấn đề thai 19 tuần nặng bao nhiêu? Thì mẹ bầu cũng cần biết; đây là thời điểm mà các thai phụ nên bắt đầu suy nghĩ về kế hoạch sinh em bé như thế nào và ở đâu. Đây sẽ là một trong những trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ.
Do đó, thai phụ nên dành một chút thời gian để tìm hiểu các thông tin về cách chăm sóc và nuôi dưỡng em bé, những vật dụng mình cần mang khi đi đẻ, lập kế hoạch tài chính,…
Ngoài ra, các mẹ bầu nên tiếp tục duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Việc thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cũng như hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi.
Đồng thời, các bài tập thể dục còn giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng; lo lắng, trở nên vui vẻ và phấn chấn hơn. Một số bài tập phù hợp với mẹ bầu bao gồm: bơi lội, đi bộ, yoga,…
Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu tuần thứ 19
Nhiễm nấm ấm đạo
Nấm âm đạo là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ mang thai do nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao và môi trường vùng kín thay đổi, tăng độ ẩm khiến cho nấm và vi khuẩn phát triển nhanh chóng.
Tình trạng nấm men phát triển quá mức do môi trường âm đạo mất cân bằng. Biểu hiện của bệnh thường là khí hư ra nhiều; trắng đục như bã đậu, vùng kín nóng rát, khó chịu. Đặc biệt đối với những phụ nữ từng bị nhiễm nấm âm đạo trước đây chưa được chữa dứt điểm có nguy cơ tái phát khi mang thai là rất cao.
Mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo ở tuần thứ 19 của thai kỳ hầu như không gây nguy hiểm cho mẹ và vé nhưng cần chủ động thăm khám và loại bỏ tác nhân gây bệnh vì nấm có thể nhiễm vào niêm mạc miệng của bé gây tưa lưỡi, viêm da. Vì vậy để phòng tránh và điều trị hiệu quả thì chị em nên thăm khám thường xuyên và tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ có chuyên môn; đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của bé.
Bổ sung chất xơ
Phụ nữ mang thai thường gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa và đường ruột do lượng progesterone tăng cao và tử cung mở rộng khiến các cơ đường ruột nới lỏng làm chậm quá trình tiêu hóa. Vì vậy thường xuất hiện tình trạng táo bón ở bà bầu.
Đặc biệt ở tuần thứ 19 mẹ bầu bổ sung thêm sắt có thể đem lại tác dụng phụ khiến phân trở nên rắn hơn làm cho cơ thể khó chịu, táo bón lâu ngày có thể phát triển thành bệnh trĩ. Vì vậy các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên bổ sung chất xơ để cải thiện tình trạng này.
Chất xơ có trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật. Có 2 loại chất xơ là chất xơ hòa tan trong nước như đậu nành, trái cây, đậu tây, rau,… giúp điều hòa lượng đường trong máu và chất xơ không hòa tan trong nước như ngũ cốc chưa xay, rau, cám lúa mì,… giúp quá trình thải cặn bã nhanh chóng. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung cả hai loại chất xơ để đầy đủ dinh dưỡng; tránh táo bón, ợ nóng và đặc biệt là tránh tiểu đường thai kỳ.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
Mẹ bầu cần nạp vào cơ thể lượng calo một ngày khoảng 2200 đến 2900 để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều trong một bữa khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Chính vì vậy mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn để hạn chế được cơn ốm nghén và kiểm soát cân nặng thai kỳ.
Thay vì ăn 3 bữa một ngày; thì mẹ bầu ở tuần thứ 19 nên chia thành 6 bữa mỗi ngày. Cách chia này không chỉ là chia nhỏ các món ăn; mà còn phải chia các nhóm chất dinh dưỡng có trong từng bữa.
Nên duy trì 3 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe là trứng, sữa và nước cam trong thực đơn. Các bữa ăn không nên cách nhau quá 6 tiếng để tránh cơn đói cho mẹ bầu. Trước khi đi ngủ nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa; hạn chế đồ chiên xào và các món ăn nhiều gia vị. Không nên ăn những thực phẩm ăn liền, đồ đóng hộp.
Nên làm những xét nghiệm tuần 19 của thai kỳ
Thai 19 tuần là thời điểm mẹ bầu được kiểm tra chọc ối; nếu lựa chọn thực hiện xét nghiệm này. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy một mẫu dịch ối từ quanh bé và kiểm tra nhằm phát hiện những bất thường về mặt di truyền nếu có như hội chứng bệnh down.
Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên thực hiện khám thai vì nó không phải xét nghiệm có thể thực hiện thường xuyên và nên tham khảo, tìm hiểu kỹ về lợi ích cũng như rủi ro với bác sĩ trước khi quyết định.
Hình ảnh siêu âm thai 19 tuần tuổi
Mẹ nên đăng ký một lớp học tiền sản
Mặc dù mẹ bầu có thể chưa cần phải tham gia ngay một lớp học tiền sản. Tuy nhiên, các mẹ bầu hãy dành chút thời gian nghiên cứu và tìm kiếm một lớp tiền sản uy tín; có chất lượng trong tuần thai thứ 19. Các thai phụ có thể đọc sách hoặc lên các trang web để tìm hiểu thêm các kiến thức về sinh đẻ và nuôi dạy em bé. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp cho các mẹ bầu cảm thấy bớt lo lắng; hoang mang trong quá trình vượt cạn sắp tới.
Tự tận hưởng những điều thú vị
Mang thai là một trải nghiệm hạnh phúc tuyệt vời của mỗi người phụ nữ. Do đó, các mẹ có thể ghi lại những khoảnh khắc quý giá này bằng việc chụp ảnh, quay video,…Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên tích cực đi giao lưu; kết bạn cùng những người mẹ khác để cùng nhau tâm sự và chia sẻ những khó khăn trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, thai phụ cũng có thể tìm đến các bộ môn yoga và thiền để cải thiện tâm trạng; làm giảm căng thẳng, lo âu khi mang thai, thúc đẩy lưu thông khí huyết. Đồng thời, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ cho quá trình sinh nở sắp tới. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể thực hiện các liệu pháp massage thư giãn; để toàn thân được thả lỏng, giảm mệt mỏi, tê bì chân tay.
Mong rằng qua bài viết trên đây, các mẹ bầu có thể giải đáp được băn khoăn thai 19 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn. Từ đó, có thể có những sự điều chỉnh kịp thời về chế độ sinh dưỡng; sinh hoạt, tập luyện để thai nhi tăng cân hợp lý. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, chị em hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch hẹn khám trước hoàn toàn miễn phí.