Hiện nay, khám sàng lọc trước hôn nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các cặp đôi có dự định kết hôn và chung sống với nhau. Khám sàng lọc có thể giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe, phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn để kịp thời điều trị cũng như nhận tư vấn những kiến thức quan trọng về đời sống tình dục, kế hoạch sinh con,… từ phía bác sĩ. Tất cả những điều cần biết về khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây, các cặp đôi đừng bỏ lỡ nhé.
ĐỐI TƯỢNG CẦN QUAN TÂM ĐẾN KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC HÔN NHÂN?
Hiểu đơn giản, khám tiền hôn nhân là khi chuẩn bị bước vào cuộc sống gia đình; hai vợ chồng sẽ được các bác sĩ kiểm tra lâm sàng, thực hiện một số xét nghiệm; siêu âm cần thiết nhằm kiểm tra sức khỏe toàn diện, đặc biệt là chức năng tình dục, sinh sản.
Trên thực tế, những đối tượng cần quan tâm đến khám sàng sức khỏe hôn nhân gồm có:
- Nam nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Các cặp đôi đang yêu nhau và có ý định tiến tới hôn nhân.
- Muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe, đặc biệt là khả năng tình dục, chức năng sinh sản.
- Gặp khúc mắc, có vấn đề về khả năng tình dục, chức năng sinh sản, muốn được tư vấn về phòng tránh thai an toàn.
THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP KIỂM TRA SÀNG LỌC TRƯỚC HÔN NHÂN
Theo các bác sĩ, thời điểm thích hợp để kiểm tra sàng lọc trước hôn nhân là:
- Trước khi kết hôn từ 3 – 6 tháng.
- Có băn khoăn về sức khỏe tình dục, chức năng sinh sản cần được tư vấn.
- Đang có dự định sinh con, muốn được tư vấn cách mau đậu thai, được cung cấp các kiến thức cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
LỢI ÍCH CỦA CỦA VIỆC KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN
Khám sàng lọc trước hôn nhân có vai trò rất quan trọng, đặc biệt ở các đối tượng nam nữ đang có ý định kết hôn và chung sống với nhau. Cụ thể, những lợi ích của việc khám sàng tiền hôn nhân có thể kể đến như:
- Giúp nam nữ trước khi bước vào đời sống hôn nhân biết được tình trạng sức khỏe của nhau.
- Các cặp đôi sẽ được chuyên gia tư vấn các kiến thức cần thiết để có được đời sống chăn gối hòa hợp, viên mãn.
- Hai vợ chồng được tư vấn về phòng tránh mang thai ngoài ý muốn; kiến thức trước khi chuẩn bị mang thai, cách để sinh con khỏe mạnh; đảm bảo thai kỳ diễn ra một cách thuận lợi.
- Được dự phòng, phát hiện kịp thời các bệnh lý truyền nhiễm; đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Giúp tầm soát, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có.
KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC HÔN NHÂN GỒM NHỮNG GÌ?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm việc thăm khám tổng quát và kiểm tra chi tiết sức khỏe tình dục-sinh sản ở cả hai vợ chồng.
Khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe tổng quát giúp đánh giá tình trạng sức khỏe nói chung thông qua việc kiểm tra các chỉ số cơ bản cùng nhiều các cơ quan quan trọng của cơ thể.
Ở cả nam và nữ, khám sức khỏe tổng quát gồm có:
- Khám nội khoa tổng quát: Bác sĩ khai thác các thông tin về bệnh sử; có đang gặp phải triệu chứng bất thường gì hay không; kiểm tra các chỉ số thông thường như cân nặng, chiều cao (tính BMI), vòng ngực, vòng bụng, huyết áp,…
- Khám thị lực: Kiểm tra các bệnh lý về mắt, tật khúc xạ,…
- Khám răng miệng: Kiểm tra sức khỏe răng miệng, các bệnh lý về răng lợi,…
- Khám tai mũi họng: Nội soi tai mũi họng nhằm xác định các cơ quan này có bất thường gì hay không.
- Các thăm dò, xét nghiệm cận lâm sàng thường được thực hiện là:
- Các xét nghiệm về sinh hóa:
+ Kiểm tra, đánh giá chức năng hoạt động của gan: Thường được đánh giá thông qua các xét nghiệm về men gan AST, GGT, ALT, định lượng về nồng độ bilirubin.
+ Kiểm tra, đánh giá chức năng hoạt động của thận: Được kiểm tra; đánh giá thông qua việc thực hiện xét nghiệm creatinin, nồng độ ure trong máu.
+ Kiểm tra, đánh giá chức năng insulin; tầm soát bệnh tiểu đường: Kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số HbA1c,…
+ Tầm soát nguy cơ bệnh gout: Thông qua việc xét nghiệm đánh giá nồng độ acid uric.
+ Tầm soát tình trạng rối loạn lipid máu: Thông qua việc kiểm tra cholesterol toàn phần, nồng độ HDL-C, LDL-C, chỉ số triglycerid trong máu.
+ Tầm soát tình trạng thiếu máu do thiếu sắt: Thông qua việc thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh.
- Thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Giúp phát hiện các bệnh lý liên quan tới hệ thống đường tiết niệu.
- Các xét nghiệm liên quan tới huyết học:
+ Xét nghiệm kiểm tra công thức máu: Có thể giúp các bác sĩ đánh giá được về tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng hay rối loạn đông máu.
+ Xác định nhóm máu: Điều này rất cần thiết để phục vụ cho việc truyền máu khi cần.
- Các xét nghiệm vi sinh nhằm xác định sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh:
+ Kiểm tra TPHA – giang mai: Có thể giúp bác sĩ chẩn đoán giang mai, đánh giá tình trạng bệnh.
+ Xét nghiệm kiểm tra viêm gan B: Bằng cách xét nghiệm kháng nguyên (HBsAg) và định lượng nồng độ kháng thể (HBsAb).
+ Xét nghiệm viêm gan C: Thực hiện xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus viêm gan C (HCV Ab)
+ Xét nghiệm viêm gan A: Thực hiện xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus viêm gan A ( HAV-IgM)
+ Xét nghiệm kiểm tra hồng cầu trong phân: Nhằm mục đích tầm soát các bệnh lý liên quan tới đại trực tràng.
- Các xét nghiệm miễn dịch:
+ Định lượng xác định các yếu tố nguy cơ ung thư.
+ Kiểm tra chức năng tuyến giáp: Thông qua thực hiện các xét nghiệm FT3, FT4, TSH,…
- Siêu âm:
+ Thực hiện siêu âm vùng bụng: Nhằm kiểm tra các bất thường ở các cơ quan thuộc ổ bụng như lách, tụy ,mật, thận, gan,…
+ Siêu âm vú: Tầm soát các bệnh lý ở vú.
- Kiểm tra thăm dò chức năng:
+ Kiểm tra điện tâm đồ: Giúp phát hiện các bệnh lý liên quan tới tim mạch như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
+ Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X quang, MRI, CT,…
+ Thực hiện nội soi: Chủ yếu kiểm chức năng của hệ thống tiêu hóa.
- Sàng lọc gene di truyền: Trong trường hợp gia đình, người thân của hai vợ chồng có mắc các bệnh về dị tật, thần kinh, bệnh di truyền, bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra gene, nhiễm sắc thể,…
Khám sức khỏe tình dục-sinh sản
Ở nam giới
- Kiểm tra, thăm khám dương vật: Bác sĩ thu thập các thông tin về chức năng tình dục của nam giới như ham muốn, khả năng cương cứng, quá trình xuất tinh trong thời gian gần đây có bất thường gì hay không. Tiếp đến sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp dương vật, bìu, hai bên tinh hoàn,… nhằm chẩn đoán chức năng tình dục.
- Thực hiện siêu âm tinh hoàn hai bên: Nhằm xác định, kiểm tra; tìm kiếm các bất thường ở 2 bên tinh hoàn.
- Xét nghiệm tinh dịch đồ: Giúp xác định được số lượng; chất lượng cùng nhiều chỉ số quan trọng khác của tinh trùng để đánh giá chức năng sinh sản.
- Thực hiện xét nghiệm FSH/Follicular stimulating hormone; xét nghiệm LH/Luteinizing hormone testosterone: Là các xét nghiệm bổ sung nhằm chẩn đoán các vấn đề về sinh sản ở nam giới.
Ở nữ giới
- Thăm khám âm hộ-âm đạo: Bác sĩ khai thác thông tin tiền sử; thu thập các triệu chứng ở vùng kín, triệu chứng toàn thân mà người vợ gặp phải trong thời gian gần đây. Tiến hành thăm khám bộ phận sinh dục ngoài như âm hộ-âm đạo; sử dụng mỏ vịt để kiểm tra sâu hơn khu vực phía trong,…
- Siêu âm tử cung, vòi trứng, buồng trứng: Nhằm xác định các cơ quan này có đang hoạt động bình thường hay không, có mắc phải các bệnh lý nào gây ảnh hưởng tới hoạt động của chúng hay không.
- Xét nghiệm dịch tiết âm đạo: Nhằm phát hiện các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
LƯU Ý CHO CÁC CẶP ĐÔI KHI KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC HÔN NHÂN
Nhằm giúp cho việc khám sức khỏe trước hôn nhân có kết quả chính xác; tiết kiệm thời gian, các cặp vợ chồng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mang theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết như chứng minh thư/căn cước công dân, bảo hiểm,… để đăng ký và làm các thủ tục thăm khám tiền hôn nhân.
- Nên đăng ký khám sàng lọc vào buổi sáng để tiết kiệm thời gian cũng như có một số xét nghiệm; siêu âm sẽ cho kết quả chính xác hơn.
- Trong buổi xét nghiệm tiền hôn nhân, không nên ăn sáng vì một số xét nghiệm sẽ yêu cầu nhịn ăn trước thời điểm lấy mẫu ít nhất khoảng 10 giờ (như xét nghiệm glucose máu, kiểm tra chỉ số Triglyceride, xét nghiệm cholesterol,…).
- Trước khi đi siêu âm ở bụng, nên uống thật nhiều nước; nhịn đi tiểu trong khoảng 1 giờ mới tiến hành làm siêu âm. Điều này nhằm giúp cho hình ảnh siêu âm được rõ nét hơn; từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ kiểm tra, đánh giá và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
- Với các chị em phụ nữ, các phương pháp kiểm tra nước tiểu, phân;, dịch tiết âm đạo nên được thực hiện ít nhất 5 ngày trước khi đi đến kỳ kinh. Không đi kiểm tra sàng lọc trước hôn nhân khi đang trong thời điểm có kinh nguyệt.
- Kiêng hoạt động tình dục, không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có gas; có cồn tối thiểu 3 ngày trước khi đi khám sàng lọc.
- Khi đi khám sàng lọc cần ăn mặc quần áo thoải mái; thuận tiện cho việc kiểm tra của bác sĩ.
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín khám sàng sức khỏe lọc trước hôn nhân sẽ đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, được điều trị hiệu quả khi có bệnh; tiết kiệm thời gian và chi phí cho các cặp đôi.
Trên đây là chia sẻ của bác sĩ về khám sàng lọc trước hôn nhân. Nếu bạn có thắc mắc khác về khám sàng lọc cần được tư vấn, hãy để lại thông tin tại mục Tư Vấn Trựu Tuyến hoặc liên hệ tới HOTLINE 0338.12.14.12 nhé.