Cơ thể chúng ta có hàng trăm huyệt đạo khác nhau, trong đó huyệt thái khê có vai trò tương đối quan trọng trong trị liệu. Theo Đông Y, huyệt này là nơi hội tụ lượng kinh khí cao; lại dễ xác định vị trí hơn các huyệt vị khác nên thường xuyên được áp dụng để điều trị, hỗ trợ điều trị cũng như nâng cao sức khỏe của con người.
Tìm hiểu về huyệt thái khê
Huyệt thái khê là gì?
Theo BS. Nguyễn Minh Thư, chuyên khoa Y học Cổ truyền Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, huyệt thái khê là một trong những huyệt vị quan trọng của cơ thể con người.
Vị trí của huyệt là nơi tập trung các kinh khí mạnh của kinh thận nên có nhiều vai trò liên quan tới các chức năng của lục phủ ngũ tạng.
Ý nghĩa tên huyệt
Tại sao lại được gọi là huyệt thái khê? Ý nghĩa tên huyệt là gì? BS. Tâm cho biết, theo Trung Y Cương Mục, sở dĩ huyệt vị này có tên gọi như vậy bởi huyệt nằm ở phần lõm có hình giống như suối (khê).
Tên gọi khác của huyệt thái khê
Huyệt còn có nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm:
– Huyệt lữ tế
– Huyệt nội côn lôn
Xuất xứ
Huyệt thái khê là huyệt gốc của kinh thận.
Đặc tính
Huyệt thái khê có những đặc tính sau:
- Huyệt là chủ huyệt, có liên quan đến tính mạng của con người. Theo Đông Y, cho dù các huyệt vị khác không còn hoạt động; chỉ cần huyệt thái khê vẫn còn thì người thầy thuốc vẫn có cơ hội để cứu sống được người bệnh.
- Theo Châm Cứu Chân Tủy, huyệt vị này có đặc tính nâng cao chân khí. Hiểu đơn giản, chân khí là sự kết hợp của khí tiên thiên (có đặc tính di truyền, từ bố mẹ truyền sang cho con) và khí hậu thiên (thông qua chế độ ăn uống và hít thở khí trời). Chân khí cao giúp con người trở nên khỏe mạnh, hoạt bát, thông minh, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên,…
- Thái khê là huyệt vị thuộc hành Thổ.
Cách xác định vị trí huyệt thái khê
Trên thực tế, thái khê là huyệt vị khá dễ để xác định. Vị trí của huyệt nằm ngay mặt trong của bàn chân, phía sau khu vực mắt cá, ở vùng lõm phía dưới gần với gót.
>>> XEM THÊM: Huyệt thái xung nằm ở đâu?
Huyệt thái khê có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
So với các huyệt vị khác, thái khê là huyệt được ứng dụng khá phổ biến trong xoa bóp bấm huyệt và thực hiện châm cứu nhờ bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, có khả năng điều trị, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Cụ thể là:
- Giúp nâng cao chân khí để cải thiện sức khỏe, tăng cường tuổi thọ; làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên.
- Hỗ trợ điều trị một số triệu chứng về hô hấp như hen phế quản, ho khan, ho có đờm,…
- Điều trị bệnh viêm họng liên quan tới chứng thận âm hư.
- Làm giảm các triệu chứng ù tai, chóng mặt, hoa mắt.
- Cải thiện chứng mất ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý gây ảnh hưởng tới khả năng sinh lý như di tinh, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…
- Cải thiện triệu triệu chứng đau mỏi lưng, đau vai gáy.
- Trị chứng buồn tiểu thường xuyên, đi tiểu nhiều trong ngày, đặc biệt vào ban đêm.
- Cải thiện các triệu chứng đau nhức ở bàn chân, mắt cá chân, gót chân.
- …
Hướng dẫn cách bấm và châm cứu huyệt chuẩn xác nhất
Phương pháp bấm huyệt trị liệu
Bấm huyệt trị liệu là phương pháp sử dụng tác động lực của đôi bàn tay lên các huyệt đạo nhằm mục đích tăng cường sức khỏe; điều trị, hỗ trợ điều trị một số các triệu chứng, bệnh lý.
Tùy thuộc vào mục đích cụ thể mà người bấm huyệt trị liệu sẽ tác động ở các huyệt vị khác nhau trên cơ thể. Nhìn chung, cách bấm huyệt trị liệu thường diễn ra với quy trình như sau:
- Bước 1: Xác định chính xác vị trí của huyệt vị cần được thực hiện bấm huyệt.
- Bước 2: Tiến hành sử dụng ngón trỏ hoặc ngón giữa ấn một lực vừa phải lên huyệt vị đã xác định.
- Bước 3: Giữ nguyên lực ngón tay tác động lên huyệt vị trong vòng 1 phút.
- Bước 4: Sau khi hết thời gian, người bấm huyệt có thể nhẹ nhàng xoa đều vùng da xung quanh huyệt vị để tạo cảm giác thoải mái cho người được bấm huyệt.
Phương pháp châm cứu huyệt thái khê
Cùng với bấm huyệt trị liệu, châm cứu là phương pháp điều trị có từ rất sớm ở phương Đông. Trong phương pháp châm cứu gồm có 2 loại là châm và cứu.
- Châm là phương pháp người thầy thuốc sẽ dùng kim chuyên biệt để đâm vào đúng huyệt vị đã được xác định. Tùy thuộc vào huyệt vị mà người thầy thuốc có thể sử dụng các loại kim châm dài ngắn khác nhau; nhằm mục đích tác động tối đa được tới huyệt vị.
- Cứu là phương pháp người thầy thuốc sử dụng nhiệt để tác động, kích thích lên các huyệt vị. Cụ thể, ở phương pháp này; người thầy thuốc sẽ sử dụng lá ngải khô viên to nhỏ hoặc cuốn thành điếu; dùng lửa đốt rồi hơ hoặc đặt lên huyệt vị được xác định.
Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, người thầy thuốc có thể áp dụng phương pháp châm; phương pháp cứu hoặc kết hợp cả châm và cứu để điều trị, hỗ trợ điều trị cho người bệnh.
Cách thực hiện châm cứu
Đối với phương pháp châm
- Bước 1: Xác định huyệt vị cần thực hiện phương pháp châm.
- Bước 2: Chọn tư thế phù hợp cho người bệnh. Tư thế phù hợp là tư thế mà vùng được châm bộc lộ rõ nhất; không bị khuất tầm nhìn cũng như không có bất cứ chướng ngại nào ảnh hưởng. Song song đó, đây phải là tư thế giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất trong suốt thời gian châm kim.
- Bước 3: Chọn kim châm thích hợp. Chọn kim châm phù hợp với huyệt vị, độ dày của cơ vùng da định thực hiện thao tác châm. Kiểm tra kim đã chọn có đảm bảo các yêu cầu về y tế không.
- Bước 4: Sát trùng da tại khu vực châm kim.
- Bước 5: Tiến hành châm kim tại huyệt vị xác định. Khi châm vào da người bệnh, cần đảm bảo người bệnh không đau hoặc không cảm thấy quá khó chịu. Muốn làm được điều này, thao tác khi châm kim phải nhanh gọn, dứt khoát.
- Bước 6: Thực hiện thao tác vê kim. Sau khi kim được châm vào huyệt vị; dùng ngón tay cái và ngón trỏ để vê kim bằng cách đẩy ngón cái tiến ra trước thì lùi ngón trỏ và ngược lại.
- Bước 7: Rút kim châm ra khỏi huyệt vị sau khi hết thời gian lưu kim.
- Bước 8: Sát trùng vùng da chỗ kim châm sau khi rút kim.
- Bước 9: Trong trường hợp người bệnh vẫn còn cảm thấy khó chịu sau khi rút kim; người thầy thuốc có thể xử lý bằng cách dùng ngón tay day vuốt xung quanh hoặc cứu thêm bằng ngải trên huyệt vị sẽ giúp người bệnh có cảm giác thoải mái hơn.
Đối với phương pháp cứu
- Bước 1: Xác định huyệt vị cần thực hiện phương pháp cứu
- Bước 2: Chọn tư thế phù hợp khi thực hiện phương pháp cứu cho người bệnh. Nguyên tắc khi chọn tư thế là huyệt vị được thực hiện bằng phương pháp cứu phải được hướng lên phía trên; phần mặt da nằm ngang, người bệnh cảm thấy thoải mái trong suốt thời gian thực hiện phương pháp cứu.
- Bước 3: Lựa chọn phương tiện cứu. Trong phương pháp cứu, người ta dùng ngải khô cuốn thành điếu lớn hoặc chụm, ép chặt ngải thành hình tháp nhỏ.
- Bước 4: Tiến hành phương pháp cứu. Người thầy thuốc dùng lửa đốt phần ngải rồi dùng các cách khác nhau để nhiệt tỏa ra từ ngải tác động tới huyệt vị. Một số cách cứu phổ biến mà người thực hiện cứu có thể áp dụng như hơ yên vị trên huyệt; đảm bảo khoảng cách mà người bệnh cảm thấy dễ chịu; hơ xoay tròn xung quanh huyệt vị, đưa ngải lại gần sát ra rồi kéo ra xa liên tục, đặt trực tiếp ngải lên huyệt vị,…
Một số lưu ý khi bấm huyệt để mang lại hiệu quả
Để đảm bảo hiệu quả, an toàn khi bấm huyệt thái khê; người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
+ Các trường hợp không nên bấm huyệt vị vì phương pháp ít/không có tác dụng hoặc làm cho các tình trạng bệnh lý khác trở nên nghiêm trọng hơn. Gồm có:
- Những người mắc bệnh đái tháo đường
- Những người bị suy gan, suy thận nặng
- Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày
- Những người có vết thương hở do chấn thương tại các vùng da chứa huyệt vị được chỉ định
+ Nên tới cơ sở y tế để bấm huyệt vị. Phương pháp chỉ đảm bảo hiệu quả, an toàn khi được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn, giàu kinh nghiệm về y học cổ truyền. Người thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, từ đó chỉ định bấm huyệt với huyệt vị phù hợp.
+ Với một số huyệt vị đơn giản; người bệnh có thể thực hiện thao tác tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Còn lại, không nên tự ý thực hiện vì kết quả sẽ không đạt được như mong muốn; thậm chí còn có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc khiến cho cơ thể bị tổn thương.
+ Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng liệu trình bấm huyệt vị của người thầy thuốc; không được tự ý bỏ dở giữa chừng.
+ Ngay khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường sau khi bấm huyệt vị như mệt mỏi; chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và nôn mửa,… cần thông báo ngay cho bác sĩ và trực tiếp đến cơ sở y tế để được thăm khám; kiểm tra, xử trí kịp thời.
Trên đây là những điều cần biết về huyệt thái khê cũng như cách bấm huyệt, châm cứu. Nếu bạn có thắc mắc khác về sức khỏe cần được tư vấn, hãy để Chat trực tuyến trên website hoặc liên hệ tới HOTLINE 0338.12.14.12, các bác sĩ Đa khoa Y học Quốc tế sẽ tư vấn một cách kịp thời.