Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Tham vấn y khoa: Hà Thị Huệ

Ngày đăng:25-08-2023

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra, các mẹ cần phải bảo quản sữa mẹ đúng cách. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Bảo quản sữa mẹ như thế nào để giữ nguyên các dưỡng chất? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này!

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

VÌ SAO SỮA MẸ LÀ NGUỒN DINH DƯỠNG TỐT NHẤT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ ?

Sữa mẹ là nguồn thức ăn chất lượng và phù hợp nhất đối với trẻ. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Protein, đường, chất béo, năng lượng, vitamin và khoáng chất với tỷ lệ phù hợp cho sự hấp thụ và phát triển của cơ thể trẻ. Cụ thể là:

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

  • Lượng protein trong sữa mẹ ít hơn trong sữa động vật, nên rất phù hợp với chức năng đào thải khi thận của bé chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, thành phần protein trong sữa mẹ chủ yếu ở dạng lỏng hòa tan (hay còn gọi là protein sữa) nên rất phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của

  • bé. Trong whey protein có chứa các protein kháng khuẩn, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Trong khi đó, protein trong sữa bò chủ yếu ở dạng casein (85%) nên sau khi đi vào dạ dày của trẻ nhỏ sẽ hình thành các cục đông vón, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và hấp thu, khiến trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa.

  • Lipid trong sữa mẹ chiếm đến 50% năng lượng, trong đó thành phần axit béo không no nhiều hơn axit béo no. Trong sữa mẹ có đầy đủ các axit béo cần thiết như: Axit oleic, axit α-linoleic, axit linoleic, tiền tố của DHA và ARA, giúp thúc đẩy quá trình phát triển não bộ, võng mạc và làm bền vững các mạch máu. Trong khi đó, trong sữa động vật không có các axit béo này.

  • Hàm lượng carbohydrate (glucid và đường) trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò; giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong đó, 85% là lactose giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi; và 15% là oligosaccharid sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho trẻ.

  • Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các loại vitamin (A, B1, B2, C,…); khoáng chất (canxi, photpho, sắt, kẽm, đồng, selen,…); đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ nhỏ qua từng thời kỳ.

  • Trong sữa mẹ có chứa các tế bào bạch cầu, globulin miễn dịch;…, giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như: Viêm tai, viêm đường hô hấp; tiêu chảy, viêm màng não và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khoa học, đúng cách

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Để duy trì chất lượng sữa mẹ sau khi vắt ra; các mẹ cần tuân thủ việc bảo quản sữa khoa học và đúng cách.

Trước khi vắt sữa mẹ:

Yếu tố vệ sinh cần phải được đảm bảo không chỉ trong việc lưu trữ và bảo quản sữa mẹ; mà còn ở giai đoạn vắt sữa ban đầu. Do đó, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trước khi vắt sữa:

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc sử dụng dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
  • Các mẹ có thể vắt sữa bằng tay, bằng máy bơm tay hoặc máy hút điện.
  • Nếu sử dụng máy bơm; các mẹ cần kiểm tra kỹ dụng cụ bơm và ống dây dẫn để đảm bảo vệ sinh. Khi thấy các ống có dấu hiệu bị mốc hoặc không sạch sẽ thì cần phải vứt bỏ và thay thế ngay.
  • Sử dụng khăn hoặc bông thấm dung dịch tẩy rửa để lau sạch các nút bấm; công tắc nguồn và bề mặt máy bơm.

Lưu trữ sữa mẹ sau khi vắt ra:

  • Lựa chọn loại bình hoặc túi chứa sữa phù hợp.
  • Sử dụng loại túi nhựa trữ sữa mẹ chuyên dụng; hoặc bình sạch có nắp đậy kín để đựng sữa mẹ sau khi vắt ra. Các mẹ có thể mua những vật dụng này trong siêu thị hoặc nhà thuốc uy tín.
  • Tránh sử dụng các loại chai nhựa có ký hiệu tái chế số 7; bởi biểu tượng này cho thấy bình đựng có thể được làm bằng nhựa có chứa BPA; có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Không lưu trữ sữa mẹ trong các loại chai; bình dùng một lần hoặc túi nhựa thông thường.

Thời gian bảo quản sữa mẹ:

Theo WHO khuyến cáo về thời gian lưu trữ sữa mẹ sau khi vắt như sau:

  • Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ phòng từ 25 – 35 độ C thì sẽ giữ được trong tối đa 4 giờ.
  • Nếu để ngăn mát tủ lạnh thì giữ được tối đa ngày.
  • Khi lưu trữ trong ngăn đá tủ lạnh thì sẽ giữ được 3 tháng.
  • Nếu lưu trữ trong tủ đông lạnh riêng biệt; với nhiệt độ dưới (- 18 độ C) thì có thể bảo quản được đến 6 tháng.

Một số mẹo khi bảo quản sữa mẹ!

  • Ghi rõ ngày, tháng vắt sữa trên nhãn; sau đó dán vào bình đựng trước khi trữ đông. Có thể ghi thêm tên của bé nếu giao sữa cho nhà trẻ.
  • Không nên đổ sữa quá đầy trong các bình chứa/ túi chứa vì sữa mẹ sẽ bị nở ra khi đông lại.
  • Không nên để sữa mẹ ở chỗ cửa tủ lạnh hoặc tủ đông; vì sự thay đổi nhiệt độ khi đóng và mở cửa tủ lạnh sẽ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa bảo quản.
  • Nếu sữa mẹ vắt ra không có ý định sử dụng trong vòng 4 ngày tới, thì các mẹ hãy đông lạnh ngay để đảm bảo chất lượng sữa.
  • Chia lượng sữa lưu trữ ra các bình nhỏ, khoảng từ 60 – 120 ml. Đây là lượng sữa vừa đủ cho mỗi cữ bú của bé. Việc lưu trữ với thể tích nhỏ sẽ giúp tránh lãng phí; đồng thời sữa sẽ nhanh đông lạnh và rút ngắn thời gian rã đông sữa.
  • Khi đi du lịch, các mẹ có thể lưu trữ và bảo quản sữa mẹ trong các thùng cách nhiệt cùng với túi đá lạnh trong tối đa 24 giờ. Khi đến nơi, các mẹ nên sử dụng sữa ngay hoặc bảo quản trong tủ đông.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ biết được cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, khoa học. Mọi thắc mắc về vấn đề này; các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được tư vấn và giải đáp cụ thể bởi các bác sĩ chuyên khoa của phong khám Đa khoa Y học Quốc tế

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?
14
Tháng06 2023

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?

Trong suốt quãng thời gian mang thai, việc chờ đợi ngày con chào đời luôn là điều mà các bà mẹ mong mỏi. Tuy nhiên, nhiều mẹ...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát