Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bụng bầu thấp có sao không?

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Luyện

Ngày đăng:24-11-2021

Rất nhiều mẹ lo lắng không biết bụng bầu thấp có sao không? có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi hay không? Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế, CKII-Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm; hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế.

9 tháng mang thai là khoảng thời gian mang không quá dài nhưng cũng không hề ngắn; đủ để mẹ có thể cảm nhận rõ ràng nhiều thay đổi trong cơ thể trước khi đón bé yêu chào đời. Đặc biệt có rất nhiều mẹ bầu quan tâm đến vị trí bụng bầu thấp, cao.

Bầu bụng dưới là gì?

Bầu bụng dưới hay còn gọi là chửa bụng dưới, chửa bụng thấp. Đây là tình trạng bụng bầu lớn và có thể chèn ngang ở phần dưới. Khi thai nhi lớn dần lên, mẹ sẽ thấy bụng ngày càng lớn dần, từ bụng trên chuyển dần chửa bụng dưới khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn, mệt mỏi hơn; đặc biệt trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3.

Bầu bụng thấp là gì?

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng túi thai nằm thấp hơn ở phía dưới tử cung người mẹ do:

  • Vị trí thai làm tổ trong tử cung; nếu như thai làm tổ phía bên dưới của tử cung sẽ khiến mẹ bầu mang thai bụng dưới, thấp hơn so với các mẹ khác cùng tuổi thai.
  • Do cơ bụng của mẹ bầu: Thông thường, đối với những mẹ bầu có cơ bụng yếu, không săn chắc; mẹ ít tập luyện thể dục trước khi mang thai sẽ có khả năng bầu bụng dưới cao hơn những mẹ khác.

Thông thường, bầu bụng dưới thường gặp hơn ở những mẹ mang thai lần thứ 2 hoặc lần thứ 3…Lý do thường được đề cập là khi cơ thể mẹ đã quen với mang bầu; các cơ thường sẽ kéo giãn dẫn tới bầu bụng thấp hơn.

Bụng bầu thấp có sao không?

Bụng bầu tụt xuống dưới là hiện tượng thường gặp, khá phổ biến ở nhiều phụ nữ khi mang thai. Có nhiều mẹ lo sợ bầu bụng dưới tiềm ẩn nguy cơ có hại có em bé. Vậy thực hư điều này như thế nào?

Bác sĩ Quỳnh Huế cho biết: bầu bụng thấp (bụng dưới) không nguy hiểm cho thai nhi. Vì thế các mẹ không cần quá lo lắng. Nếu đi siêu âm bác sĩ cho biết thai phát triển bình thường thì không đáng lo ngại. Mẹ chỉ cần chú ý hơn vào chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi trong thai kỳ thật tốt, sẵn sàng đón bé yêu chào đời khỏe mạnh.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần biết rằng, bầu bụng thấp vào những tháng cuối thai kỳ được xác định là tình trạng bụng bầu tụt xuống. Đây đơn thuần là dấu hiệu thai nhi di chuyển vị trí xuống thấp hơn; nằm trong khung xương chậu của người mẹ để chuẩn bị chào đời. Hiện tượng này thường xảy ra vào thời điểm 2-4 tuần trước khi sinh, dự báo triệu chứng chuyển dạ sắp cận kề. Khi bụng bầu tụt xuống thấp sẽ có dấu hiệu:

  • Mẹ quan sát thấy bầu ngực không chạm vào phần trên của bụng, lúc này bé đã tụt xuống bên dưới bụng thấp.
  • Khi bé tụt xuống bụng dưới, sẽ tồn tại trong khung xương chậu của người mẹ; dẫn tới sự thay đổi hình dáng bụng.
  • Khi bụng bầu tụt xuống dưới, mẹ sẽ có hiện tượng buồn tiểu nhiều hơn. Lý do bởi em bé nằm sát bàng quang gây áp lực.
  • Trong thời điểm mang thai, bụng bầu tụt xuống phía dưới làm xuất hiện triệu chứng hụt hơi, thở ngắn, khó thở cho mẹ.
  • Khi em bé tụt xuống bụng dưới, dạ dày của mẹ sẽ có nhiều không gian hơn. Vì thế mẹ sẽ có thể xuất hiện triệu chứng ợ nóng nhiều hơn.

bụng bầu thấp có sao không

Bầu bụng dưới có sao không? Khi nào mẹ bầu cần chú ý đến tình trạng bụng bầu thấp

Khi mang thai, vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, đặc biệt những tháng cuối thai kỳ, nếu như mẹ bầu băn khoăn bụng bầu thấp có sao không; kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì cần phải hết sức lưu ý, cụ thể:

  • Đau bụng diễn ra thường xuyên hơn, cơn đau tăng nhanh hơn. Đây là biểu hiện nguy hiểm khi mang thai, có thể cảnh báo những bất thường như động thai hoặc dọa sảy thai rất nguy hiểm cần đến cơ sở y tế.
  • Đi tiểu nhiều nhưng đau và nóng rát: đi tiểu nhiều nhưng không kèm theo dấu hiệu bất thường nào khác thì không đáng ngại. Nhưng nếu mẹ bầu bụng thấp kèm theo tiểu nóng rát; tiểu đau, nước tiểu đục, mùi khai nồng…thì có thể do nhiễm trùng đường tiểu gây nên cần phải thăm khám và điều trị.
  • Bầu bụng thấp; vùng kín khí hư bất thường ra nhiều: kèm theo ngứa ngáy, sưng tấy vùng sinh dục thì có thể do bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa tại âm đạo, cổ tử cung…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu nếu như không sớm thăm khám và điều trị.
  • Bầu bụng thấp kèm chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn: dấu hiệu bất thường của dọa sảy; sinh non…mẹ bầu cần phải thăm khám ngay lập tức.
  • Bụng bầu thấp kèm theo rỉ nước ối hoặc dịch màu hồng tại âm đạo: có thể là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh; mẹ nên sớm đến cơ sở y tế chuẩn bị cho cuộc đẻ.
  • Bầu bụng thấp nhưng thai nhi ít đạp: có thể là biểu hiện cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn đến em bé; cần sớm thăm khám và siêu âm thai.

>>> XEM THÊM: Bà bầu đau lưng có được dán cao không?

Những phán đoán dân gian về bầu bụng dưới

Khi mang thai, nhiều mẹ quan tâm đến hình dáng bụng bầu như thế nào để chẩn đoán những triệu chứng liên quan đến sức khỏe- sức khỏe thai kỳ. Bên cạnh đó, dựa vào bụng bầu; các mẹ có một số quan niệm, phán đoán trong dân gian về bầu bụng dưới như sau:

Bầu bụng dưới sinh con trai ?

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu như bà bầu bụng to và có dấu hiệu chèn ngang phần bụng bên dưới thì khả năng cao sẽ sinh con trai. Tất nhiên, điều này mới chỉ dừng lại ở lời đồn của các mẹ. Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh về mối liên hệ giữa vị trí bụng bầu và giới tính thai nhi.

Theo khoa học hiện đại, giới tính của thai dựa vào nhiều yếu tố; trong đó có nhiễm sắc thể giới tính được tạo nên từ tinh trùng Y của người bố. Ví dụ, nếu như tinh trùng của người bố mang nhiễm sắc thể X khi kết hợp với trứng người mẹ mang sắc thể X sẽ sinh ra bé gái. Ngược lại nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y kết hợp với trứng mang sắc thể X thì sẽ sinh ra bé trai. Hơn nữa, việc sinh bé trai hay gái vốn đã được hình thành từ khi mới thụ thai; từ khi bụng mẹ còn chưa phát triển lớn. Vì thế, không thể kết luận bầu bụng dưới sinh con trai.

Mang thai bụng dưới dễ sinh?

Theo quan niệm từ dân gian; nếu bà bầu mang thai bụng dưới sẽ dễ sinh hơn những mẹ chửa bụng trên. Điều này hoàn toàn là do dân gian truyền tai nhau dự đoán và không có cơ sở khoa học.

Theo giải thích từ y học hiện đại, việc sinh con dễ hay khó phụ thuộc vào rất nhiều điều; trong đó có khung xương chậu của người mẹ. Khung xương chậu chính là một ống bằng xương mà khi sinh em bé nhất thiết thai nhi phải đi qua. Bình thường; khung xương chậu người mẹ sẽ giãn nở khi sinh con tạo điều kiện thuận lợi cho em bé ra đời. Nếu vì một lý do nào đó mà khung xương hẹp thì khó sinh là điều có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, nếu cân nặng của thai dưới 3kg thì mẹ có thể sinh dễ dàng. Nhưng nếu thai to thì có thể dẫn tới khó sinh. Ngoài ra; nếu như ngôi thai thuận sẽ giúp mẹ thận lợi sinh nở trong khi nếu ngôi thai bất thường; nằm ngang, nằm ngược…có thể khiến em bé khó chào đời thuận lợi mà cần can thiệp sinh mổ.

Đặc biệt; việc sinh khó hay dễ còn phụ thuộc vào sức khỏe mẹ bầu và độ mở của tử cung là bao nhiêu. Các mẹ chú ý quan sát những biểu hiện sát sao vào những tháng cuối thai kỳ để tới cơ sở y tế khi có dấu hiệu chuyển dạ.

Mang thai bụng dưới nên làm gì trong thai kì?

Nếu như các mẹ mang thai bầu bụng dưới; hãy chú ý đến sinh hoạt hàng ngày để tạo điều kiện tốt nhất cho em bé phát triển khỏe mạnh cho tới khi ra đời. Dưới đây là một số lưu ý, những điều mẹ nên làm khi mang thai bụng dưới:

  • Chú ý đến bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất khi mang thai. Một số chất cần thiết quan trọng không thể thiếu cho bà bầu như: sắt, canxi, DHA, axit folic…chú ý nếu bổ sung những chất này dưới dạng viên uống thì cần phải bổ sung đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Có chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh, đồ ăn chín, không đồ ăn tái, sống. Chú ý lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, không dùng hóa chất có hại.
  • Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh thức khuya…để có sức khỏe, sức đề kháng tốt nhất cho cả mẹ và bé.
  • Tuyệt đối kiêng sử dụng rượu, bia; đồ uống chứa cafein hay những chất kích thích sẽ không tốt cho bà bầu.
  • Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai để máu lưu thông tốt hơn; tạo cho mẹ bầu một sức khỏe dẻo dai nhất.
  • Có thể massage cơ thể mỗi ngày kết hợp tắm nước ấm nóng để thư giãn. Tuy nhiên, mẹ bầu tuyệt đối không xoa hoặc massage vùng bụng.
  • Hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu, hãy thường xuyên vận động; đi lại nếu như bạn làm công việc văn phòng.
  • Không nên ăn những đồ ăn đã chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ; đồ chiên rán nhiều không tốt cho sức khỏe.
  • Hãy luôn giữ tâm trạng thoải mái nhất, tránh căng thẳng, lo lắng, áp lực…những yếu tố tâm lý tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.

Đặc biệt khi mang thai; mẹ bầu cần phải chú ý theo dõi những dấu hiệu bình thường và bất thường của cơ thể. Hãy tuân thủ lịch khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé. Hiện nay; y học hiện đại phát triển không ngừng, có hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 2D, 4D; hệ thống sàng lọc trước khi sinh;….theo dõi sự phát triển của em bé, bảo đảm cho thai kỳ khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc bụng bầu thấp có sao không? Nếu bạn còn thắc mắc hãy chọn ngay mục Tư Vấn Trực Tuyến hoặc gọi tới hotline 0338.12.14.12 để được giải đáp.

Chúc mẹ bầu sức khỏe.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát