Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bà bầu có được đấm lưng không?

Tham vấn y khoa: Đinh Thị Quỳnh Huế

Ngày đăng:24-11-2021

Bà bầu có được đấm lưng không? Đấm lưng là một trong những biện pháp có thể làm giảm tình trạng đau mỏi lưng tức thì được nhiều người áp dụng. Trong thời gian mang thai; nhiều chị em lo lắng hành động này có thể gây hại tới sức khỏe, đặc biệt là thai nhi. Thực hư của vấn đề này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Vì sao khi mang thai hay bị đau lưng?

Đau lưng là trạng thái nhức mỏi, khó chịu ở khu vực phía sau cơ thể. Cơn đau có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của lưng, từ vùng cổ cho đến hông eo; gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Đau lưng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi; trong đó phổ biến nhất khi người phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

Vậy vì sao bà bầu hay bị đau lưng? Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị đau lưng hơn các nhóm đối tượng khác. Cụ thể là:

Tình trạng căng cơ ở lưng

Nguyên nhân chính khiến bà bầu hay bị đau lưng là do cơ lưng thường xuyên bị căng quá mức. Khi em bé ngày càng lớn, tử cung của mẹ bầu sẽ theo đó ngày càng to và nặng hơn. Phía trước bụng là nơi mà gần như tiếp nhận toàn bộ phần trọng lượng tăng lên nên khiến các mẹ bầu có xu hướng rướn cong người về phía trước.

Để có thể giữ được cân bằng, mẹ bầu sẽ cần phải nghiêng mình ngược về phía sau. Điều này vô hình chung khiến các cơ lưng phải hoạt động nhiều hơn; dễ dẫn đến căng cơ ở lưng gây đau mỏi.

Cơ bụng yếu

Tình trạng đau lưng ở bà bầu cũng có thể xảy ra do các cơ bụng hoạt động kém hiệu quả. Phần cơ bụng có nhiệm vụ chính là hỗ trợ cột sống. Trong thời gian mang thai; cân nặng gia tăng khiến các cơ bụng bị căng ra và yếu đi sẽ dễ dẫn đến hiện tượng đau mỏi lưng, cột sống.

Tác động của hormone trong thời kỳ mang thai

Khi càng gần đến thời gian lâm bồn, tình trạng đau lưng thường xuất hiện phổ biến hơn và mức độ cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân bởi để chuẩn bị cho sinh nở; cơ thể của người mẹ sẽ sản sinh một loại hormone có tên là relaxin.

Hormone này có khả năng làm nới lỏng dây chằng khớp xương chậu; giúp các khớp xương chậu trở nên linh hoạt hơn, có thể giãn rộng đến mức mức tối đa để em bé có thể chui lọt. Thế nhưng, sự tăng tiết của loại hormone này có thể gây ra một số phản ứng phụ như mệt mỏi, đau nhức mỏi lưng.

Bà bầu có được đấm lưng không

Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không?

Bà bầu có được đấm lưng không khi lưng bị đau là thắc mắc rất phổ biến. Hiểu đơn giản, đấm lưng là một biện pháp dùng ngoại lực tác động đến vùng lưng để làm giảm, xoa dịu các cơn đau.

Từ xưa, đấm lưng đã được nhiều người áp dụng và cho đến nay nó vẫn được coi là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện; giúp xoa dịu cơn đau ở lưng nhanh chóng.

Chính bởi vì phương pháp tác động trực tiếp tới vùng lưng mà không ít bà bầu lo lắng việc đấm lưng có thể gây hại tới sức khỏe của em bé, tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật.

Thực tế thì sự thật lại không phải vậy. Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào tìm thấy mối liên hệ giữa việc đấm lưng thường xuyên có thể gây hại tới thai nhi.

Tuy nhiên, do đây là khoảng thời gian nhạy cảm; bất cứ một tác động nào tới cơ thể; dù ít hay nhiều nếu không thực hiện đúng cách đều có tiềm ẩn nguy cơ gây hại. Chẳng hạn như nếu không biết đấm lưng đúng cách khi mang thai; điều này có thể khiến cho tình trạng đau lưng ở mẹ bầu trở nên nghiêm trọng hơn.

Bà bầu có được đấm lưng không? Những lưu ý khi đấm lưng cho bà bầu

Vậy đấm lưng như thế nào để có thể làm dịu cơn đau lưng mà không gây hại tới sức khỏe? Dưới đây là một số lưu ý khi đấm lưng cho bà bầu mà mọi người cần nằm lòng.

  • Không đấm lưng cho bà bầu ở trạng thái nằm sấp. Trạng thái nằm sấp có thể khiến bà bầu khó thở, tức ngực, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Tốt nhất nên để bà bầu ngồi thẳng trên một chiếc ghế có độ cao vừa phải còn người đấm lưng đừng ở đằng sau để thực hiện các động tác.
  • Giảm một nửa lực tay khi đấm lưng cho bà bầu. Thay vì đấm, nên thực hiện nhiều hơn các hoạt động massage lưng.
  • Hạn chế sử dụng tinh dầu để đấm lưng trong thời kỳ mang thai.
  • Khi đấm lưng, cần thường xuyên hỏi bà bầu có cảm thấy dễ chịu hơn không. Điều chỉnh lực tay phù hợp theo cảm nhận của bà bầu.
  • Dừng hoạt động đấm lưng nếu bạn đã thực hiện rất nhẹ nhàng mà bà bầu vẫn kêu đau hoặc cảm thấy khó chịu.

cách giảm đau lưng cho bà bầu

Bật mí cách giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả

Ngoài đấm lưng, có nhiều các biện pháp an toàn khác mà bà bầu có thể áp dụng để làm dịu sự “hành hạ” của các cơn đau lưng. Bao gồm:

Dành thời gian nghỉ ngơi

Dành thời gian nghỉ ngơi là biện pháp đơn giản nhất để làm dịu các cơn đau lưng. Thực tế; tình trạng đau lưng thường xảy ra khi bà bầu phải đứng lên đi lại nhiều làm căng các cơ ở lưng.

Dành thời gian nghỉ ngơi, để lưng nằm nhiều hơn sẽ giúp các cơ ở lưng bớt căng thẳng; từ đó cảm giác đau ở lưng cũng sẽ vơi bớt.

Chườm nóng

Bà bầu có thể làm giảm các cơn đau nhức ở vùng lưng bằng biện pháp chườm nóng như dán miếng dán nóng hoặc áp túi chườm nóng vào khu vực bị đau.

Khi sử dụng túi chườm nóng; cần lưu ý nhiệt độ của túi trước trước khi chườm để tránh gây bỏng hoặc kích ứng.

Chườm nóng có thể giúp làm giảm các cơn đau lưng nhờ kích thích máu huyết lưu thông và làm thư giãn các vùng cơ lưng bị căng.

Massage đúng cách

Massage đúng cách có thể làm giảm tình trạng đau lưng; giúp bà bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Bà bầu có thể nhờ người thân trong gia đình massage cho mình hoặc sử dụng dịch vụ massage tại các cơ sở massage chuyên nghiệp.

Khi massage cho bà bầu, người thực hiện cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Chỉ thực hiện massage khi bà bầu ở tư thế ngồi thẳng
  • Sử dụng lực xoa bóp nhẹ nhàng
  • Thường xuyên hỏi cảm giác của bà bầu có cảm thấy dễ chịu hay chưa để điều chỉnh lực xoa bóp sao cho phù hợp
  • Không massage quá lâu, mỗi lần chỉ nên từ 15 – 20 phút
  • Hạn chế sử dụng các tinh dầu hỗ trợ massage trong giai đoạn này

Điều chỉnh tư thế

Tư thế ngồi hoặc nằm không phù hợp cũng có thể kích hoạt các cơn đau lưng hoặc khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó; mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề về tư thế dưới đây để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

  • Với tư thế ngồi

Tình trạng đau lưng không chỉ xảy ra khi bà bầu đi lại mà việc ngồi không đúng tư thế cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng. Ngồi đúng tư thế sẽ giúp làm giảm các cơn đau lưng cho mẹ bầu.

Tư thế ngồi đúng luôn phải đảm bảo cột sống được duy trì độ cong tự nhiên. Khi ngồi, các mẹ bầu có thể đặt một chiếc gối mỏng lên ghế để tựa. Điều này có thể làm giảm áp lực cho thắt lưng, ngăn ngừa và làm dịu tình trạng đau lưng.

Hạn chế lưng bị nhức mỏi bằng cách không ngồi một chỗ quá lâu; nên thực hiện động tác đứng lên, vươn vai và đi bộ vài bước ngắn để lưng được thư giãn.

  • Với tư thế nằm

Áp dụng tư thế nằm đúng có thể giúp xoa dịu nhanh chóng các cơn đau khó chịu ở vùng lưng. Cụ thể khi nằm, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái. Đây là tư thế tốt nhất để có thể làm giảm căng thẳng các cơ ở lưng và cột sống.

Ngoài ra khi nằm, mẹ bầu nên kê thêm một chiếc gối ở dưới chân. Việc làm này có thể làm giảm áp lực cho vùng lưng dưới gây đau lưng dưới.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong các phương pháp điều trị y học dựa trên nguyên tắc sử dụng các hiệu ứng vật lý tác động vào cơ thể con người nhằm mục đích hỗ trợ điều trị; điều trị bệnh lý và phục hồi chức năng.

Vật lý trị liệu là một biện pháp chữa đau lưng hiệu quả dành cho bà bầu. Bà bầu có thể tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng; từ đó đưa ra chỉ định phương pháp vật lý trị liệu thích hợp nhất.

Kiểm soát cân nặng hợp lý

Tình trạng đau lưng do căng cơ ở lưng chủ yếu liên quan tới trọng lượng gia tăng quá nhanh khi mang thai. Do đó, kiểm soát cân nặng hợp lý; tăng cân khỏe mạnh vào giai đoạn này là bí quyết để phòng ngừa các cơn đau lưng thường xuyên “ghé thăm”.

Điều này bao gồm duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh; vận động nhẹ nhàng phù hợp với bà bầu.

>>> XEM THÊM: Bà bầu có nên đi chùa không?

Khi nào bà bầu cần đi khám bác sĩ?

Thông thường, các cơn đau lưng thường sẽ được xoa dịu khi bà bầu nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu mức độ đau lưng ngày càng nặng, khiến việc di chuyển bị hạn chế; bà bầu cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để bác sĩ xác định nguyên nhân; áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để điều trị vì có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ bà bầu có được đấm lưng không? Mong rằng những thông tin vừa mới cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc khác về các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ hoặc có nhu cầu đặt lịch hẹn khám thai tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, hãy để lại thông tin trên website hoặc liên hệ tới số điện thoại đường dây nóng 0338.12.14.12 để nhận tư vấn hỗ trợ.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế tự hào là cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế tại Hà Nội.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát