Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bà bầu có nên đi chùa không?

Tham vấn y khoa: Giao Thị Kim Vân

Ngày đăng:24-11-2021

Bà bầu có nên đi chùa không? Từ xưa, đi chùa đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt; kể cả những người không theo đạo Phật. Bất cứ ai đi chùa cũng đều nhằm mục đích cầu bình an, sức khỏe, vạn sự hanh thông.

Nhiều ý kiến cho rằng bà bầu đi chùa là không nên; điều này được giải thích cả về yếu tố khoa học và yếu tố tâm lý. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề mẹ bầu có nên đi lễ chùa không ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Ý nghĩa của việc đi lễ chùa

Vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch hàng tháng; nhiều gia đình người Việt thường đi lễ chùa dâng hương. Chùa là một công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng Đức Phật Thích-ca Mâu-ni; nơi hoạt động, sinh hoạt, tu hành, thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni.

Bất cứ ai, dù không phải là tín đồ cũng có thể đi chùa cầu bái; nghe giảng kinh và tham gia một số hoạt động nghi lễ nơi cửa Phật.

Trên thực tế, việc đi lễ chùa có những ý nghĩa quan trọng như:

  • Giúp cho mọi người cảm thấy bình an, xua tan mệt mỏi. Cuộc sống mưu sinh khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, đi lễ chùa như một cách để có thể rũ bỏ những phiền muộn trong lòng, cảm thấy bình an và vui vẻ hơn.
  • Thúc đẩy những suy nghĩ tích cực. Những căng thẳng trong cuộc sống dễ khiến con người ta trở nên chán chường và có xu hướng suy nghĩ tiêu cực. Đi lễ chùa sẽ giúp lòng trở nên thanh tịnh, có suy nghĩ sáng suốt và tích cực hơn với mọi vấn đề trong cuộc sống.
  • Giúp con người hướng thiện, làm những điều tốt, lẽ phải. Thành tâm lễ Phật, đi chùa nghe giảng Phật pháp giúp con người tu tâm dưỡng tánh, trở nên thiện lương, luôn suy nghĩ và hành động phải đạo.
  • Mở mang đầu óc, trí tuệ. Đi lễ chùa và đặc biệt nếu có duyên được nghe giảng đạo pháp sẽ giúp con người được mở mang đầu óc, trí tuệ, nhận biết tà chánh; thúc đẩy thiện tâm.
  • Cầu sức khỏe, vạn sự hanh thông. Nhiều người lễ chùa, thành tâm cầu Phật với ý nghĩa được Phật phù hộ cho nhiều sức khỏe, gặp hung hóa cát; vạn sự hanh thông trong đời sống.

bà bầu có nên đi chùa không

Bà bầu có nên đi chùa không?

Nhìn chung; người ta đi chùa để có sự thanh tịnh trong tâm hồn, cầu sức khỏe, bình an, thuận lợi, may mắn.

Với người không theo đạo; nhà chùa thường chỉ mở cửa tiếp người đi lễ vào ngày 1 và 15 âm hàng tháng hoặc vào một số dịp đặc biệt.

Không biết từ bao giờ, nhiều ý kiến cho rằng khi đang mang bầu thì các chị em phụ nữ không nên đi chùa. Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào? Bà bầu đi chùa được không?

Trên thực tế, với mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, sinh con kháu khỉnh, hanh thông mà nhiều bà bầu có ý định đi chùa để xin cầu Đức Phật. Với mong muốn đó, không có một lý do nào để ngăn cản việc đến chùa của bà bầu cả.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo; bà bầu nếu có tâm nương nhờ cửa Phật thì cũng không nhất thiết phải vào hẳn trong chùa hoặc đi chùa quá thường xuyên.

Các chuyên gia đã đưa ra một số giải thích về việc tại sao các chị em phụ nữ nên hạn chế đi chùa trong khoảng thời gian mang thai.

Giải thích việc bà bầu nên hạn chế đi chùa dưới góc độ khoa học

Vào những ngày nay, người dân tới dâng hương lễ phật tại chùa rất đông; bà bầu khi đi lại trong chùa sẽ có nguy cơ cao va chạm, xô xát dẫn tới té ngã.

Hơn nữa không khí trong chùa cũng không phù hợp với bà bầu. Với lượng người đông, khói hương tỏa ra nghi ngút, lại ở trong phòng kín nên lượng oxy không đủ.

Bà bầu bị thiếu oxy có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày; nguy cơ cao té ngã hoặc thậm chí là ngất xỉu gây động thai hoặc tình huống xấu hơn là bị sảy thai.

Giải thích việc bà bầu nên hạn chế đi chùa dưới góc độ tâm linh

Về mặt tâm linh, chùa chiền là nơi nương tựa của các vong đói, vong khát, vong lang thang. Khi bà bầu ra chùa, nếu hợp với những vong này, vong có thể đi theo quấy nhiễu. Mẹ sau khi sinh con, em bé thường sẽ quấy khóc lớn, gào thét như có người trêu, người cấu.

Mặt khác, một số nơi không chỉ có thờ phật, có nơi thờ các vị thần, vị thánh. Một số vị thần, vị thánh lại “kỵ”, không hợp với bà bầu.

Ngoài chùa chiền, các cơ sở hoạt động tâm linh khác như đình, đền, miếu phủ; bà bầu cũng nên tránh những nơi thờ cửa cô, cửa cậu; những nơi có hầu đồng vì các chuyên gia tâm linh cho rằng điều này sẽ không tốt cho em bé.

>>> XEM THÊM: Bà bầu có được vặn lưng không?

Những lưu ý khi bà bầu đi lễ chùa đầu năm

Những ngày đầu năm mới, người Việt thường có thói quen đi lễ chùa đầu năm. Mục đích của việc làm này là cầu mong một năm mới yên bình, giàu sức khỏe, vạn sự như ý.

Người ta đi chùa đầu năm cũng để gột rửa những chuyện phiền muộn của năm cũ và hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong tương lai.

Với bà bầu, đi lễ chùa đầu năm là một việc làm tốt; nhưng cần đảm bảo một số lưu ý dưới đây để phòng tránh các vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

  • Trong trường hợp thai to, sắp sinh cần hạn chế đi lại và không nên tới chùa. Phật Giáo có quan niệm “nhất niệm Tây phương”. Ý nghĩa của câu này là chỉ cần có ý niệm thôi là đã đến miền đất của Phật rồi. Phật là ở trong tâm mỗi chúng ta, hành thiện tích đức; tu tâm dưỡng tánh là đã được Thần Phật chứng giám chứ không nhất thiết phải tới tận chùa, thắp nhang mới có công quả.
  • Trong trường hợp bà bầu vẫn có thể đi lại thuận tiện; có thể đến chùa nhưng tốt nhất nên khấn lễ ở bên ngoài, không nên vào trong điện vì diện tích trong điện hạn hẹp, người bái lễ lại đông; nhiều khói hương nên bà bầu rất dễ va chạm, té ngã trong quá trình di chuyển. Những nơi như thế này cũng thường thiếu oxy; có thể khiến bà bầu bị ngột ngạt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày. Những người có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc có nguy cơ cao hơn bị dị ứng từ khói hương.
  • Bà bầu nên chọn thời gian đi lễ phù hợp; tốt nhất là vào ban ngày vì tầm nhìn đủ sáng, hạn chế tối đa nguy cơ vấp ngã. Cũng nên tránh những giờ cao điểm mà người ta hay đi lễ để tránh trường hợp chen lấn quá đông.
  • Khi mang bầu, chỉ nên chọn những chùa gần nhà. Khi đã hướng Phật thì dù ở đâu cũng có thể cầu niệm. Tránh đi các chùa quá nổi tiếng hoặc quá xa vì sẽ dễ gây mệt mỏi, mất thời gian, hao tổn sức người, sức của.

bà bầu đi chùa cần kiêng gì

Lời khuyên cho bà bầu khi đi lễ chùa

Nếu bà bầu có ý định đi lễ chùa; hãy tuân thủ các lời khuyên dưới đây để bảo đảm sự an toàn cho cả mẹ lẫn em bé.

  • Bà bầu cần đảm bảo sức khỏe ổn định mới cân nhắc có nên đi lễ chùa hay không. Luôn khám thai theo định kỳ đầy đủ và hỏi ý kiến của bác sĩ về kế hoạch đi chùa của bản thân để được nghe những lời khuyên chính xác nhất.
  • Trong vòng 3 tháng đầu; tốt nhất nên hạn chế đi lễ chùa xa vì đây là khoảng thời gian nhạy cảm; nguy cơ động thai, sảy thai rất cao, nhất là với những chị em đã từng có tiền sử.
  • Mang các vật dụng, đồ nghề; thuốc men cần thiết khi đi lễ chùa. Tháo bỏ toàn bộ trang sức có giá trị khi đi lễ để đề phòng kẻ gian lợi dụng nơi đông đúc cướp giật.
  • Không tới các chùa mà bà bầu phải đi bộ, leo trèo nhiều vì dễ gây mất sức; hụt hơi, nguy cơ cao té ngã,…
  • Khi đến chùa cần lựa chọn các trang phục thoải mái nhưng kín đáo, không rườm rà, cầu kỳ,…
  • Nên chuẩn bị và lưu sẵn số điện thoại cấp cứu khẩn cấp và của người thân; để đề phòng các trường hợp bất trắc có thể xảy ra.

Đi chùa cần kiêng kị điều gì?

Chùa là nơi thờ tự linh thiêng nên có một số điều kiêng kị mà bà bầu cần tuân thủ để tránh gây mất sự tôn kính, tôn nghiêm chốn cửa Phật. Cụ thể là:

  • Khi đi lễ chùa, bà bầu ăn mặc giản dị, gọn gàng, sạch sẽ. Tuyệt đối không nên mặc các loại quần áo thiếu vải, áo 2 dây, hở lưng hở rốn, chất liệu mỏng, quần ngắn;… gây ảnh hưởng tới chốn tôn nghiêm.
  • Khi đi qua cửa chùa, nếu chùa có 3 cửa thì tuyệt đối không đi qua cửa chính; chỉ đi ở cửa 2 bên, tốt nhất là nên đi ở cửa bên phải; không dẫm lên bậu cửa khi bước vào.
  • Khi tiến vào Phật đường, không nên đi trái sang phải.
  • Nếu có ý định dâng hương, chỉ thắp hương tại đỉnh đặt ở bên ngoài sân hoặc theo hướng dẫn; yêu cầu của từng chùa.
  • Khi bái lễ, không đứng hoặc quỳ ngay chính giữa Phật Đường. Thay vào đó, nên đứng hoặc quỳ chếch sang bên trái hoặc bên phải một chút.
  • Không chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong nhà chùa. Đi lại trong nhà chùa cần đi nhẹ, nói khẽ, tránh làm ảnh hưởng tới sự thanh tịnh.
  • Nếu có tâm đặt lễ, không đặt lễ mặn, chỉ đặt lễ chay, tịnh; đặt lễ theo đúng vị trí hướng dẫn của nhà chùa. Cũng không nên chuẩn bị vàng mã; tiền âm phủ để dâng cúng Phật vì như vậy sẽ phạm tội bất kính. Thay vào đó, nên giọt dầu, thành tâm gửi tiền vào hòm công đức cho nhà chùa.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bà bầu có nên đi chùa không cùng những lưu ý quan trọng cho bà bầu khi có ý định đi lễ chùa để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự khỏe mạnh của thai nhi.

Nếu các mẹ bầu còn có thắc mắc khác cần được tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ Tư Vấn Trực Tuyến hoặc gọi tới số điện thoại đường dây nóng 0338.12.14.12 để được giải đáp ngay nhé.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát