Bất cứ đứa trẻ sơ sinh nào đều có những hiện tượng vặn mình; quấy khóc, có tiếng khò khè ở cổ;… khiến cho các bà bầu lần đầu làm mẹ sẽ rất lo lắng và luôn tìm cách để chữa cho con. Trong dân gian được các cụ để lại chữa vặn mình trẻ con bằng lá trầu không. Vậy thực hư chuyện chữa vặn mình mình bằng lá trầu không như nào; hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ở bài này nhé!
Thực hư chuyện chữa vặn mình bằng lá trầu không
Một số nghiên cứu khoa học đã cho kết quả về tác dụng của lá trầu không:
Cứ 100g lá trầu không thì có lên đến 2,4% là tinh dầu. Tinh dầu lá trầu không có tác dụng tốt về việc kháng sinh ở trẻ sơ sinh. Lá trầu không có thể tiêu diệt các vi khuẩn như: Liên cầu khuẩn, vi khuẩn ly, song cầu, tụ cầu,…
Theo như một số mẹo dân gian để lại lá trầu không có thể chữa vặn mình; viên phế quản, táo bón, giảm đau, khó tiêu, đầy hơi,….
Cách chọn lá trầu không để chữa vặn mình được dân gian truyền lại:
Chọn lá trầu không; không quá già cũng không quá non đem đi rửa với nước muối rồi để ráo khô hết nước.
Hơ lá trầu trên bếp rồi đắp trực tiếp lên da bé vào mỗi buổi sáng.
Và hiện nay vẫn được một số gia đình hơ nóng lá trầu không để chữa vặn mình cho con trẻ. Có đứa trẻ thì khỏi nhưng có đứa trẻ thì không khỏi. Nhưng các bác sỹ chuyên khoa khuyên rằng chưa một khoa học nào chứng minh được điều này là đúng.
Các mẹ dùng cách này phải cân nhắc lưu ý về tình trạng da bé; không sẽ khiến da bé bị bỏng và có những bé bị dị ứng với lá trầu này.
Hơ lá trầu không cho bé cần lưu ý điều gì?
Luôn cẩn trọng về nhiệt độ của lá. Vì làn da của trẻ con vô cùng nhạy cảm; chỉ cẩn nhiệt độ hơi nóng có thể gây ra bỏng da cho bé.
Tuyệt đối không đắp lá trầu không hơ nóng lên da bé những nơi có vết sước hay đỏ mẩn; xưng tấy điều này sẽ gây ra nhiễm trùng da của bé.
Tuyệt đối không hơ lá trên than hay phòng kín điều này sẽ ảnh hưởng đến khí quản và sức khoẻ của bé.
Không cho bé uống nước cốt của lá trầu không.
Lá trầu không
Là một loại lá có tên khoa học piper betle; rất phổ biến ở Việt Nam. Lá trầu không được dùng trong các đám cưới hỏi; nhà có các công việc và lá trầu không được đưa vào ca thơ dân gian nước nhà. Ở một số nơi gọi lá trầu không là trầu cay, trầu lương, …. Đây là một loại cây thuộc họ nhà tiêu, thân cây leo có thân trụ, lá trầu không mọc so le nhau, hình tim không cân sứng. Đây là loài cây rất ưa ánh sáng nên phát triển mạnh mẽ vào mùa ẩm ướt. Trong thành phần của lá trầu không có: Nước, protein, lipid, muối khoáng, chất xơ, cacbohidrat, canxi, sắt, vitamin A, tinh dầu, caroten, ….
Lá trầu không có thể điều trị một số bệnh nhưng không nên áp dụng điều trị cho trẻ sơ sinh:
- Điều trị về răng miệng
- Giảm đau
- Điều trị đái tháo đường
- Hỗ trợ giảm đau khớp
- Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa
- Điều trị bỏng do nước sôi
- Điều trị bệnh phụ khoa
- Hôi nách….
Hiện tượng vặn mình ở trẻ em
Là hiện tượng gồng mình, vặn mình, mặt đỏ lên vài phút và kết thúc trong vài phút. Hiện tượng này sảy ra khi bé thức hoặc kể cả lúc ngủ. Vấn đề này sẽ suất hiện ở thời gian vài tuần tuổi đến hai tháng hết khi bé tầm 3-4 tháng tuổi sẽ hết hiện tượng này. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh vì bé vẫn còn quen với môi trường sống bên ngoài tử cung của mẹ. Các dây thần kinh chưa được biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Do đó trẻ có hiện tượng vằn mình, hay múa chân tay là những phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích thích.
Biểu hiện này được phân biệt thành vặn mình sinh lý và vặn mình do bệnh lý.
Vì vậy khi trẻ vặn mình hãy chú ý xem hiện tượng đó có liệu phải là dấu hiệu của sinh lý bình thường hay là do bệnh lý khác.
Biểu hiện vặn mình do sinh lý
Có rất nhiều yếu tố từ tác động của môi trường đến trẻ nhỏ cho nên hiện tượng vặn mình sinh lý là bình thường như:
- Nơi trẻ ngủ không thoải mái
- Tư thế ngủ gây ra khó chịu cho trẻ
- Tiếng ồn xung quanh quá lớn
- Trẻ bị nóng hoặc lạnh
- Trẻ đói
- Trẻ bị ướt tã
- Quấn khăn hoặc mặc quần áo quá chật
- Phản ứng khi đi tiểu hay đại tiện
Vặn mình do bệnh lý:
Cơ thể bị thiếu canxi trong máu: Tình trạng này sẽ có dấu hiệu nhẹ khi trẻ vặn mình khi ngủ nên giấc ngủ bị ảnh hưởng, hay quấy khóc, giật mình tỉnh giấc khi đang ngủ, …
Tình trạng này sẽ nặng hơn khi trẻ có dấu hiệu đổ mồ hôi trộm, hay nôn trớ, nấc cụt, rụng tóc, chậm phát triển, … hay thậm chí bị bệnh còi xương.
Viêm nhiễm vùng da: Trên cơ thể con có những vết viêm hay trầy sước gây ra ngứa ngáy khó chịu, không ngủ yên, vặn mình quấy khóc, …
Bệnh về đường hô hấp: Khiến con khó thở khi ngủ sẽ vặn mình tỉnh dậy quấy khóc.
Các bệnh khác như tiết niệu, tiêu hoá, …. Ba mẹ cần chú ý đến các trường hợp của trẻ sơ sinh để phát hiện kịp thời điều trị tránh những trường hợp xấu xảy ra.
Ba mẹ cần làm gì khi con vằn mình
Nếu trẻ sơ sinh vặn mình về dấu hiệu sinh lý thì ba mẹ không cần quá lo lắng về điều này. Con sẽ tự khỏi khi con lớn thêm vài tháng tuổi nhưng nếu con vằn mình về dấu hiệu bệnh sinh lý ba mẹ cần đưa con đi khám ngay.
Các yếu tố tác động lên trẻ để trẻ không vằn mình ba mẹ có thể làm:
- Thay quần áo rộng rãi, tã êm thấm hút tốt:
- Tắm nắng cho trẻ
- Xoa dịu trẻ
- Không sử dung mẹo lạ để điều trị vặn mình của trẻ sơ sinh
- Mẹ không kiêng khem quá mức
- Hãy quan tâm đến cảm xúc của con
- Cho trẻ ăn đủ với nguồn sữa tốt, nếu mẹ có thể hãy cho con ăn sữa mẹ là phương án tối ưu tốt nhất.
- Kiểm tra làn da của trẻ
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Nội dung trên giải đáp thắc mắc hiện tượng trẻ vặn mình và thực hư chữa vặn mình bằng lá trầu không. Hy vọng nội dung bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm chăm con để bé yêu phát triển tốt nhất và giúp quá trình nuôi con trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi [ TẠI ĐÂY ] để nhận tư vấn miễn phí trực tiếp 24/24 từ đội ngũ bác sĩ; hoặc liên hệ qua hotline { 0338.12.14.12 } của Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã, để đặt lịch thăm khám