Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Tham vấn y khoa: Đinh Thị Quỳnh Huế

Ngày đăng:26-01-2022

Thời điểm mang thai nhạy cảm, tất cả các chỉ số thai nhi mẹ để theo dõi sát sao. Trong đó có không ít mẹ bầu thắc mắc thai bao nhiêu tuần thì quay đầu, ngôi thai thuận cho quá trình sinh nở như thế nào? Thai quay đầu bao lâu sẽ sinh em bé….Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây.

Nội dung chia sẻ được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế- CKI- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, nguyên trưởng khoa Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Thai nhi quay đầu nghĩa là gì?

Thai nhi quay đầu được hiểu là thai dần dần dịch chuyển về đúng vị trí ngôi thai thuận lợi nhất để chuẩn bị chào đời. Theo kiến thức sản khoa thì vị trí đúng của thai nhi là khi em bé hướng đầu xuống vùng âm đạo còn mặt và phần chân sẽ nằm đối diện với bụng mẹ. Với chiều này sẽ là thuận lợi nhất khi em bé chào đời với tư thế úp mặt xuống phía dưới.

Theo đó, vấn đề thai nhi đã quay đầu hay chưa được cho là quan trọng. Bởi vì khi mẹ bầu rặn đẻ thì phần đầu sẽ là bộ phận đầu tiên xuất hiện. Điều này sẽ dễ dàng sinh thường, giảm các biến chứng khi sinh, rút ngắn thời gian chuyển dạ đồng thời giúp mẹ cảm thấy bớt đau đớn.

Ngôi thuận của thai nhi là gì?

Theo bác sĩ Quỳnh Huế, ngôi thai là phần thấp nhất của em bé trước khung xương chậu của người mẹ, bộ phận này sẽ đi ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên khi đến kỳ sinh nở. Tùy vào sự chuyển động của thai nhi và cơ địa của từng mẹ bầu mà vị trí ngôi thai, thời gian thai quay đầu có thể khác nhau.

Ngôi thuận của thai nhi là gì?

Đối với thai dưới 24 tuần thường sẽ thường di động trong buồng tử cung. Nhưng khi thai nhi càng lớn thì sự di chuyển càng ít đi và bình ổn hơn cho tới khi đến kỳ sinh nở.

Trong số các ngôi thai thì ngôi thuận là ngôi tốt nhất để em bé có thể thuận lợi chào đời. Ngôi thai thuận hay còn gọi là ngôi chỏm hay ngôi đầu. Với tư thế này, đầu em bé sẽ quay về hướng phía dưới vùng âm đạo người mẹ, phần ngực, bụng, chân ở phía sau. Đây là ngôi thai lý tưởng nhất cho kỳ sinh nở. Dựa vào hướng mặt của em bé có thể ngôi thai thuận được chia thành 2 dạng chính như sau:

  • Thai nhi quay đầu xuống và mặt hướng về lưng mẹ: hầu hết mẹ bầu sẽ có ngôi thai theo kiểu này, là vị trí thích hợp nhất cho em bé chào đời.
  • Thai quay đầu xuống và mặt hướng về phía bụng mẹ: Đối với dạng này cũng được xác định là ngôi thai thuận nhưng sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trinh sinh. Chỉ khoảng 10% mẹ bầu có ngôi thai dạng này.

Các kiểu ngôi thai thường gặp

Dưới đây là một số kiểu ngôi thai thường gặp trong quá trình thai nghén, cụ thể như sau:

  • Ngôi đầu

Ngôi thai đầu chính là ngôi thai thuận. Như đã trình bày nêu trên, đây là ngôi thai thuận lợi nhất cho quá trình sinh nở. Đa phần các mẹ bầu ở tháng cuối thai kỳ sẽ có ngôi thai này.

  • Ngôi mông

Ngôi mông hay còn gọi là ngôi ngược, khi đó đầu em bé sẽ hướng lên trên bụng mẹ; phần chân và phần bụng hướng về phía âm đạo. Trường hợp này được xác định là ngôi thai không phù hợp cho sự phát triển của em bé. Mẹ sẽ được tiên lượng khó sinh thường; có thể chọn phương pháp sinh mổ để an toàn cho cả mẹ và bé.

  • Ngôi xiên hoặc ngôi ngang

Ngôi thai này được xác định khi lưng của em bé hướng nhiều về phía dưới âm đạo, 1 bên bả vai có thể chạm phía dưới khung xương chậu của mẹ. Đối với những trường hợp này hiếm gặp. Nhưng nếu gặp sẽ được bác sĩ khuyên mẹ nên sinh mổ thay vì sinh thường.

Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Nhiều mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu mang thai lần đầu tiên thường rất lo lắng không biết ở tuần thai bao nhiêu thì thai sẽ quay đầu. Theo bác sĩ chuyên Sản phụ khoa, ở một khoảng thời gian nhất định nào đó vào những tháng cuối thai kỳ, thai sẽ quay đầu.

Ngôi thuận của thai nhi là gì?

Thực tế, để xác định chính xác thai bao nhiêu tuần thì quay đầu là khá khó. Bởi mỗi mẹ bầu có thời điểm thai quay đầu khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe, sự co giãn tử cung cũng như sự phát triển của em bé.

Theo chuyên gia nhận định, thông thường thời gian lý tưởng nhất để thai nhi quay đầu là khi 32-36 tuần tuổi. Nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ khi em bé quay đầu từ rất sớm chỉ khoảng 28 tuần cũng được xác định là bình thường.

Để cảm nhận được em bé của mẹ đã quay đầu chưa; có thể cần đến thiết bị siêu âm để nhận diện chính xác. Ngoài ra, mẹ có thể dựa vào dấu hiệu của cơ thể mình để nhận biết.

Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu

Dưới đây là một số dấu hiệu có thể giúp mẹ nhận biết thai nhi đã quay đầu hay chưa, cụ thể như sau:

  • Ấn nhẹ tay vào vùng xương mu: Đây là một trong những mẹo mà nhiều mẹ thường thực hiện. Thông thường, nếu như thai quay đầu hoàn toàn về phía âm đạo thì tử cung sẽ có sự thay đổi chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vì thế, lúc này nếu mẹ ấn nhẹ tay vào vị trí xương mu thấy cảm giác cứng tròn khả năng đầu của bé. Nếu như ấn phần này thấy mông bé sẽ mềm hơn và lúc này thai chưa quay đầu.
  • Nhịp tim thai: Khi thai nhi quay đầu nhịp tim sẽ có sự thay đổi. Lúc này khi mẹ áp tai vào bụng có thể nghe thấy nhịp tim của em bé. Nếu tim thai ở vùng bụng dưới thì có thể em bé đã quay đầu.
  • Cảm nhận của mẹ; mẹ có thể cảm nhận khi thai đạp; cử động của thai như đá bụng trên thì có thể em bé đã quay đầu. Ngược lại nếu đá bụng dưới nghĩa là bé chưa quay đầu.
  • Siêu âm: Đây là chẩn đoán chính xác nhất, xác định gần như chắc chắn thai đã quay đầu chưa; mẹ có thể đến cơ sở y tế siêu âm, thăm khám.

Thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu của sinh sớm?

Theo bác sĩ chuyên khoa; thai nhi quay đầu sớm là bình thường không có nghĩa quay đầu sẽ sinh sớm. Tuy nhiên, nếu như thai nhi đã quay đầu, mẹ cần chú ý đi lại và vận động nhẹ nhàng.

Bởi lúc này bé có nguy cơ tụt xuống khu vực xương chậu nhanh hơn. Điều này cộng thêm tâm lý lo lắng, sợ hãi có thể ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu và sức khỏe của bé.

>>> XEM THÊM: Thai 40 tuần gò cứng bụng

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu

Thai nhi quay đầu là hiện tượng tự nhiên ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, vẫn có một số lý do khiến thai nhi không quay đầu; trong đó có những yếu tố cơ bản dưới đây:

thai nhi không quay đầu

  • Hiện tượng dây rốn quá dài
  • Mẹ mắc bệnh u xơ tử cung, khi u xơ phát triển lớn có thể cản trở thai quay đầu.
  • Mẹ mang song thai, đa thai thường em bé sẽ có tư thế đối nghịch nhau, thai không quay đầu.
  • Dấu hiệu bất thường về tình trạng nước ối, có quá nhiều nước ối hoặc quá ít nước ối
  • Người mẹ có tử cung kích thước bất thường

Rắc rối khi thai nhi không quay đầu

Theo bác sĩ chuyên sản phụ khoa, nếu như đến khoảng 32 tuần mà thai nhi chưa có dấu hiệu quay đầu; em bé của bạn có nguy cơ mắc kẹt trong vùng âm đạo. Như vậy đồng nghĩa với việc trong quá trình sinh nở sẽ khó khăn hơn rất nhiều; nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của em bé. Ngoài ra, mẹ còn có nhiều khả năng mắc các biến chứng sản khoa khác nếu như thai không quay đầu khiến thời gian chuyển dạ lâu hơn.

Mặc dù vậy nhưng bạn không nên quá lo lắng; bởi hiện nay với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại. Những trường hợp ngôi thai ngược, thai không quay đầu sẽ được bác sĩ tiên lượng trước cuộc đẻ. Tư vấn mẹ bầu nên chọn phương pháp sinh mổ.

Hiện nay, phương pháp sinh mổ đã trở nên rất phổ biến. Thực tế đây là phương pháp mổ chủ động lấy thai nhi khá an toàn; nhanh chóng giúp giảm tỷ lệ tai biến sản khoa với ngôi thai ngược.

Làm gì khi thai nhi không quay đầu?

Nếu như vào những tháng cuối thai kỳ mà em bé vẫn chưa quay đầu; cụ thể vào tuần thai thứ 36 thì mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Mẹ có thể ngồi trên ghế đệm mềm hoặc ngồi trên quả bóng mềm thường dùng để tập thể dục
  • Thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng khoảng chừng 20 phút mỗi ngày; đặc biệt vào buổi sáng và buổi tối để giúp cho khung xương chậu hoạt động tích cực hơn; hiệu quả tác động giúp thai nhi sớm quay đầu
  • Tư thế nằm phù hợp là tư thế nghiêng trái khi ngủ, tránh lo lắng, căng thẳng, stress.
  • Nếu ngồi ghế mẹ bầu có thể chọn tư thế kê cao đầu gối hơn so với mông.
  • Không nên ngồi quá lâu ở 1 tư thế mà thường xuyên đi lại sẽ tốt hơn
  • Tránh kê cao chân khi nằm ngửa

Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh?

Đối với câu hỏi thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh, chuyên gia cho biết rằng: việc sinh con còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ, có mẹ sinh sớm hơn, muộn hơn. Tuy nhiên, nếu như thai nhi quay đầu từ khi 29 tuần khi khoảng 11-12 tuần nữa mẹ sẽ sinh.

Nếu thai nhi quay đầu muộn, khoảng 32 tuần thì thời gian dự kiến sinh là khoảng 8-9 tuần. Theo đó, mẹ bầu nên theo dõi sát sao sức khỏe; thực hiện khám thai thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu đến thời kỳ sinh nở, em bé quay đầu; thời gian dự kiến sinh sẽ được bác sĩ thông báo thông qua kết quả siêu âm rất chính xác.

Trên đây là những thông tin được cung cấp bởi bác sĩ chuyên Sản phụ khoa phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế. Nếu như bạn còn băn khoăn về chủ đề thai bao nhiêu tuần thì quay đầu hay lịch khám và theo dõi thai, có thể nhấp chuột mục Tư vấn tr.ực tuyến hoặc gọi 0338.12.14.12 để được giải đáp.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Hai vạch nên đi siêu âm khi nào, cẩm nang sức khỏe sinh sản
10
Tháng08 2023

Hai vạch nên đi siêu âm khi nào, cẩm nang sức khỏe sinh sản

Khi kết quả của que thử thai hiện lên hai vạch, điều này thường có nghĩa là bạn gái đã mang thai. Không ít các bạn gái thắc...

đình chỉ thai 6 tuần có được không
08
Tháng07 2023

đình chỉ thai 6 tuần có được không

Độ tuổi của thai là yếu tố quan trọng quyết định tới việc người phụ nữ có thể đình chỉ thai hay không và nếu có thì...

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?
14
Tháng06 2023

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?

Trong suốt quãng thời gian mang thai, việc chờ đợi ngày con chào đời luôn là điều mà các bà mẹ mong mỏi. Tuy nhiên, nhiều mẹ...

Thai 9 tuần không nghén có sao không?
31
Tháng03 2023

Thai 9 tuần không nghén có sao không?

Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp hiện tượng ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nôn khan, mệt mỏi… Các triệu...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát