Thai 9 tuần, mẹ bầu đang trong tam cá nguyệt thứ nhất; đây là giai đoạn quan trọng cần chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để có thể tạo điều kiện cho thai nhi phát triển toàn diện. Một trong những vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm là thai 9 tuần kích thước bao nhiêu? Hãy cùng Bác sĩ Hà Thị Huệ giải đáp thắc mắc này thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Thai 9 tuần kích thước bao nhiêu?
Tuần thứ 9 khi mang thai có nhiều thay đổi rõ rệt cả mẹ và thai nhi. Lúc này kích thước của thai nhi dài khoảng 2.5cm tức là 250m, nặng khoảng 3.5g. Đây là kích thước tương đương với một hạt đậu.
Khi siêu âm có thể thấy đầu của bé có kích thước lớn hơn thân người; tuy nhiên mẹ bầu không cần lo lắng vì trong các tuần tiếp theo thai nhi sẽ phát triển và dần cân đối hơn.
Thai 9 tuần có sự phát triển về kích thước và trọng lượng và đã có tim thai. Khi thực hiện siêu âm, các bác sĩ có thể cho mẹ nghe được nhịp tim của bé; để cảm nhận sự phát triển của bé. Mẹ bầu nên nắm được kích thước và cân nặng của bé để có thể biết được sự phát triển của thai nhi, từ đó điều chỉnh và cân đối lại chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi hợp lý.
Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi
Theo bác sĩ Huệ, thai ở tuần thứ 9 có kích thước giống quả nho. Trong giai đoạn này, đuôi thai đã biến mất và xuất hiện 2 chân, các ngón chân, có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của vùng đầu với kích thước to mất cân đối. Thông thường, đầu của thai tuần thứ 9 có thể nặng đến 3g.
Sự phân chia các bộ phận trên khuôn mặt cũng rõ rệt hơn, có thể quan sát được chóp mũi của bé qua hình ảnh siêu âm, mí mắt cũng đang phát triển, tai được cố định tại vị trí chính xác.
Cả 4 ngăn tim cùng các cơ nhỏ ở chân và tay được hình thành trong tuần thứ 9, chính vì vậy mà thai nhi sẽ có những cử động ngẫu hứng. Răng sữa nhỏ và xương hàm đang được hình thành, ở những tuần tiếp theo thì răng sẽ cứng hơn và nối với xương hàm.
Nội tạng cũng đang được phát triển. Hệ thống đường ruột của bé được sinh trưởng dài hơn, hậu môn được hình thành và các cơ quan sinh sản như tinh hoàn, buồng trứng cũng đang phát triển trong giai đoạn này. Mặc dù thai 9 tuần đã có những cử động đầu tiên trong cơ thể mẹ nhưng vì kích thước nhỏ và lực còn nhẹ nên mẹ khó có thể cảm nhận được mà chỉ quan sát qua hình ảnh siêu âm. Ngoài ra, cơ thể của thai nhi cũng không cuộn tròn như trước nữa mà sẽ duỗi dần ra nhưng 2 chân vẫn co lên ngang hông như những tuần trước.
Nhìn chung, thai 9 tuần đã có sự phát triển các khớp vai, đầu gối, khuỷu tay,… Chân cũng có thể uốn cong và cột sống hiện ra qua lớp da mỏng, các dây thần kinh cũng bắt đầu căng ra từ tuỷ sống. Ở giai đoạn này, não đang phát triển và nằm ở vị trí cao trên đầu, chiếm nửa chiều dài cơ thể và phần trán sẽ phình ra to hơn. Từ thời điểm này trở đi, cơ thể bé sẽ phát triển dài gấp đôi.
>>> XEM THÊM: Thai 8 tuần bụng to chưa?
Những thay đổi ở mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 9
Ngoài vấn đề thai 9 tuần kích thước bao nhiêu? sự phát triển các cơ quan của thai nhi; thì tuần thứ 9 của thai kỳ mẹ bầu cũng có những thay đổi rõ rệt. Cụ thể:
Mệt mỏi
Thai 9 tuần mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, có thể vẫn còn cảm giác ốm nghén. Cơ thể thai phụ đang nỗ lực hình thành nhau thai; để cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi dưỡng bé từ bên trong. Chính điều này làm mẹ bầu mất nhiều sức hơn cùng với tốc độ chuyển hoá và lượng hormone tăng cao dẫn đến giảm huyết áp và đường huyết gây ra cảm giác mệt mỏi, cơ thể uể oải. Khi nhau thau được hình thành và hoàn thiện thì cảm giác mệt mỏi sẽ giảm dần; vì vậy chị em không cần quá lo lắng và chú ý nghỉ ngơi.
Thường xuyên đi tiểu
Hormone hCG tăng lượng máu cơ thể đưa đến thận và làm tăng chức năng lọc cặn bã của thận. Từ đó khiến mẹ bầu cảm thấy thường xuyên buồn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Cùng với sự phát triển của thai nhi về kích thước chèn ép vào bàng quang cũng làm giảm khả năng chứa tiều. Chính vì vậy thai phụ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn từ tuần thứ 9.
Cảm giác đau và khó chịu ở ngực
Khi mang thai, ngực của bạn sẽ dần to lên và tạo ra cảm giác đau hoặc khó chịu do cơ thể bạn đang chuẩn bị tạo ra sữa cho em bé. Cảm giác đau sẽ giảm nhiều sau thai kỳ đầu và ngực bạn sẽ trở lại bình thường sau quá trình sinh đẻ.
Đầy hơi và táo bón
Hiện tượng đầu hơi và táo bón vẫn xảy ra giống như những tuần thai trước. Do cơ thể mẹ tiết ra nhiều hormone thai kỳ đặc biệt là progesterone; chúng có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và nhu động ruột; quá trình đẩy chất sthair ra ngoài.
Mẹ bầu chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng; bổ sung nhiều chất xơ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn để cải thiện tình trạng này.
Các thay đổi khác
- Tử cung của thai phụ đang tiếp tục phát triển; mẹ có thể nhận thấy vòng eo của mình ngày càng dày lên. Trong tuần này mẹ bầu có thể đã tăng cân.
- Tâm trạng mẹ đã dần tốt hơn. Mẹ bầu đã quen dần với việc mang thai và cảm thấy phấn chấn; bớt lo lắng, rầu rĩ hơn.
- Ra máu âm đạo là triệu chứng bất thường có thể xảy ra trong ba tháng đầu; nó có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.. Vì vậy sản phụ cần liên hệ bác sĩ ngay nếu phát hiện bị chảy máu âm đạo.
- Lượng máu của thai phụ tiếp tục tăng, mẹ có thể cảm nhận được điều đó thông qua các biểu hiện như chóng mặt, đi tiểu thường xuyên, tĩnh mạch nổi rõ ở tay, chân hoặc chảy máu mũi. Lưu lượng máu tăng sẽ giúp bảo vệ em bé khi thai phụ đứng lên hoặc nằm xuống; chống lại sự mất máu mà thai phụ có thể gặp phải trong quá trình chuyển dạ và sinh nở
Lời khuyên từ chuyên gia cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 9
Thai phụ nên chủ động chia sẻ và nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về những thay đổi của cơ thể và băn khoăn để được giải đáp cũng như nắm được sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Lúc này xương chậu của thai phụ bắt đầu chịu những áp lực có thể thấy rõ khi thai nhi phát triển. Có thể bắt đầu luyện tập các bài tập yoga cho mẹ bầu; để cải thiện được tình trạng sức khoẻ và ngăn chặn những vấn đề biến chứng sau thi kỳ.
Mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển; đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón. Giai đoạn này có thể cảm nhận được sự phát triển của bé; cả 2 bố mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với bé và chia sẻ với nhau giúp thai phụ có thể cảm thấy an tâm hơn. Đặc biệt là trong giai đoạn này chuyện quan hệ tình dục đang bị hạn chế; thì rất cần có sự đồng cảm và chia sẻ của người chồng.
Thai 9 tuần mẹ bầu cần lưu ý gì?
- Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất trong thai kỳ. Mẹ bầu nên ăn đủ chất như trái cây tươi, rau, ngũ cốc, thịt…trong chế độ ăn uống nếu muốn tăng trọng lượng thai nhi.
Nên ăn thêm các loại hạt và trái cây khô như hạnh nhân, quả mơ, quả sung, quả óc chó…
- Bổ sung vitamin trước khi sinh
Uống vitamin trước và trong khi mang thai; để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển đúng cách cho em bé. Những vitamin này cũng giúp bé tăng cân trong thai kỳ.
- Uống nhiều nước
Uống đủ lượng chất lỏng để tránh mất nước trong thai kỳ; vì mất nước trong thai kỳ có thể dẫn đến một số biến chứng y tế nghiêm trọng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ
Điều rất quan trọng đối với một phụ nữ mang thai là nghỉ ngơi nhiều. Gắng sức quá mức hoặc áp lực không cần thiết; có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi.
- Giữ bình tĩnh và suy nghĩ tích cực
Không chỉ chăm sóc sức khỏe thể chất, mẹ bầu cần chăm sóc cả sức khỏe tinh thần. Bất kỳ căng thẳng và lo lắng nào cũng có thể ảnh hưởng đến bạn; cũng như sức khỏe của thai nhi. Sự bùng phát cảm xúc có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều; ăn quá ít hoặc lựa chọn thực phẩm sai và tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Thăm khám thai định kỳ
Mẹ bầu nên thực hiện thăm khám thai định kỳ để không bỏ sót vấn đề nào của thai nhi bởi toàn bộ quá trình chăm sóc được thực hiện chặt chẽ và an toàn. Nắm rõ được sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn sẽ giúp mẹ bầu điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để bé đạt chuẩn cân nặng khi sinh.
Hình ảnh siêu âm thai 9 tuần tuổi
Hiện nay Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội; đang có các gói thăm khám sản phụ khoa đặc biệt là khám thai 9 tuần.
Gói khám này, cho mẹ bầu có thể biết được các chỉ số về kích thước; cân nặng, nhịp tim và sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe thai phụ; từ đó các bác sĩ, chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đưa ra lời khuyên cũng như kịp thời xử lý các vấn đề nếu có. Với hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước trên thế giới hỗ trợ cho quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng chính xác, hình ảnh siêu âm rõ nét.
Với những chia sẻ của bác sĩ Huệ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc thai 9 tuần kích thước bao nhiêu từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Nếu bạn đang có vấn đề nào khác cần tư vấn hãy để lại thông tin tại mục Chat trực tuyến hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 các bác sĩ sẽ hỗ trợ và giải đáp chi tiết miễn phí.