Thai 6 tuần kích thước bao nhiêu? sự thay đổi trên cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 6 như thế nào? hay siêu âm thai ở tuần thứ 6 tiết lộ điều gì? là những câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, nhất là những mẹ mới mang thai lần đầu.
Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết hôm nay. Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện – bác sĩ CKII sản phụ khoa phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc này.
Thai 6 tuần kích thước bao nhiêu?
Thai 6 tuần tuổi nặng bao nhiêu?
Ở tuần thứ 6, thai nhi vẫn còn trong giai đoạn phát triển sơ khai nền kích thước phôi thai còn rất nhỏ; chỉ khoảng 0,6cm (tương đương một hạt đậu) và nặng chưa đến 1 gam; kích thước túi ối là khoảng 10 – 15 mm.
Trong thời gian đầu mang thai, chân của bé sẽ cuộn tròn lại quanh thân mình. Nên rất khó khăn đề có thể đo chính xác chiều cao của bé. Đây cũng chính là lý do vì sao chiều cao của thai nhi thường được đo từ đỉnh đầu đến mông. Ở tuần thứ 6, chiều dài đầu mông (CRL) là khoảng 2 – 5 mm.
Hình dạng thai nhi tuần thứ 6
Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, bé hình dạng rõ rệt như sau
- Bé dài chưa đến 1cm và đá mất đi cái đuôi nhỏ. Đầu và chán to còn thân hình nhỏ; đôi mắt đang là hai đốm đen nhỏ và đã có lỗ mũi nhỏ. Nhưng đôi mắt bé vẫn còn ở vị trí khá xa nhau, gần với hai bên thái dương.
- Bàn tay và bàn chân của bé đã nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, giống như mái chèo. Bé cũng đã có thể gập cánh tay ở phần khuỷu tay nhờ xương đã hình thành.
- Khuôn mặt cũng trở nên rõ nét hơn, nếp gấp mí mắt đang che một phần mắt của bé; mẹ có thể thấy màu mắt, chóp mũi và tĩnh mạch nhỏ ẩn dưới lớp da mỏng.
- Miệng bé đã có lưỡi và hình thành các dây thanh âm.
- Cả hai bán cầu não của bé đang phát triển; và gan đang tạo ra tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và đảm nhận vai trò này.
- Xuất hiện các van tim và các đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi.
- Ngoài ra, ruột thừa và tuyến tuy của bé cũng đã xuất hiện, nơi sản sinh ra hormone insulin. Khi đó, một đoạn ruột sẽ phát triển thành dây rốn; có mạch máu riêng để vận chuyển các chất dinh dưỡng; oxy và chất thải ra khỏi cơ thể của bé.
Thai nhi 6 tuần tuổi đã có tim thai chưa?
Sau khi thụ tinh 13 ngày, hình dạng của trứng có rất nhiều sự thay đổi. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu để hình thành ống dẫn tim của thai nhi. Mặc dù lúc này tim thai vẫn chưa hình thành rõ ràng; nhưng do hoạt động co bóp nên tim thai đã bắt đầu đập và làm việc giống một quả tim thực thụ.
Đến tuần thứ 4, thai nhi sẽ phát triển dài thêm khoảng 1cm; đây cũng là thời điểm tim thai bắt đầu quá trình hoàn thiện. Sang đến tuần thứ 6, tim thai bắt đầu hoạt động và đến tuần thứ 7; bắt đầu chia thành 2 buồng tim là buồng trái và phải có nhịp đập rõ ràng. Nếu siêu âm có thể nhìn thấy rõ hình ảnh phôi thai và nghe được tim thai; nhịp tim đập khoảng 120 – 160 nhịp/ phút, gần gấp đôi nhịp tim người lớn.
Đến đây, chắc chắn các mẹ đã có được cho mình đáp an thai 6 tuần tuổi đã có tim thai chưa? Tuy nhiên, nếu trong trường hợp thai ở tuần thứ 6 vẫn chưa có tim thai; mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Vì có thể là do mẹ tính tuổi thai bị sai lệch; vì ngày rụng trứng muộn hay đi siêu âm quá sớm,… Lúc này, mẹ nên chú ý nghỉ ngơi và chờ thêm 1 – 2 tuần rồi siêu âm lại. Nhưng mẹ cũng không được chủ quan, trường hợp nếu đến tuần thứ 8 mà vẫn có tim thai; rất có thể là trường hợp thai lưu. Khi đó, mẹ bầu nên lưu ý thực hiện xét nghiệm beta HCG để chắc chắn hơn về tình trạng thai nhi.
>>> XEM THÊM: Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?
Sự thay đổi trên cơ thể người mẹ ở tuần thai thứ 6
Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, bà bầu sẽ nhận thấy một số thay đổi trên cơ thể như:
- Cơ thể mệt mỏi: Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ thể phải làm việc thường xuyên và liên tục để cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai. Có thể thấy luôn thèm ngủ hoặc ngược lại mất ngủ.
- Tâm trạng thay đổi thất thường: Mẹ có thể thấy hồi hộp, cảm xúc lúc thay đổi thất thường, lúc thì lo lắng, chán nản, lúc lại trở nên vui vẻ, hạnh phúc do sự tăng giảm bất thường của hormon trong cơ thể.
- Hồi hộp, khó thở: để duy trì đủ oxy cho thai, nhịp tim cũng sẽ tăng theo Đồng thời, lúc này thai nhi cần có thêm nhiều oxy để phát triển nên mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy khó thở hơn.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường: Thai sau khi vào tử cung làm tổ sẽ khiến cơ thể sản xuất ra hormone HCG, đấy chính là lý do khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Buồn nôn và nhạy cảm với mùi: Mẹ bầu có thể bị buồn nôn, nôn hoặc nhạy cảm với mùi của một số loại thức ăn, thậm chí với tất cả những mùi mà trước đây họ rất thích.
- Tăng cân: Ở tuần thai này, mẹ có thể đã tăng vài cân. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề hơn; quần áo bắt đầu chật hơn một chút quanh eo; chân và ngực đầy đặn hơn, bụng to hơn một chút. Nhưng cũng có không ít mẹ ở giai đoạn này lại bị giảm cân do ốm nghén nhiều
- Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ nhận thấy sự thay đổi kích thước của tử cung
- Đau ở dưới thắt lưng: Thường là do áp lực từ tử cung đang lớn dần tác động lên cột sống phía dưới. Đồng thời, cảm giác nặng và đầy ở vùng chậu cũng trở nên rõ rệt hơn.
Siêu âm thai 6 tuần tiết lộ điều gì?
Tuần thứ 6 của thai kỳ là một thời điểm rất thích hợp; để mẹ bầu tiến hành siêu âm thai. Việc siêu âm thai ở tuần này sẽ giúp đánh giá tổng quan sức khỏe của thai nhi, quá trình phát triển, biết được thai 6 tuần kích thước bao nhiêu; cũng như phát hiện những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời.
Hiện nay, để siêu âm thai 6 tuần tuổi; các mẹ có thể thực hiện theo 2 phương pháp khác nhau và đem lại kết quả khá chính xác đó là; Phương pháp siêu âm thai qua ổ bụng và siêu âm đầu dò. Thông qua việc siêu âm sẽ giúp mẹ biết được một số thông tin khi siêu âm thai 6 tuần như:
- Giúp mẹ bầu biết chắc chắn mình mang thai hay là không: Đây chính là phương pháp giúp mẹ khẳng định lại kết quả của que thử có thực sự chính xác không. Nếu khi siêu âm nhận thấy phôi thai thì có thể chắc chắn rằng mẹ đã mang thai.
- Xác định vị trí thai: Điều này giúp bác sĩ xác định xem thai thai đã vào tử cung hay chưa, từ đó có thể loại trừ được nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ nếu như không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
- Xác định số lượng phôi thai: Thông qua kết quả siêu âm, cũng có thể giúp các bác sĩ xác định được số lượng phôi thai trong cơ thể mẹ bầu, từ đó biết được liệu mẹ có mang đa thai hay không.
- Tìm kiếm túi noãn hoàng: Ở 2 tháng đầu của thai kỳ, túi noãn hoàng còn có nhiệm vụ tạo máu và tạo mạch. Nên ở những tuần đầu của thai kỳ; túi noãn hoàng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Do đó, trường hợp nếu trong quá trình siêu âm bác sĩ không thấy túi noãn hoàng; hoặc kích thước túi to hơn bình thường thì rất có thể thai đã ngừng phát triển.
- Xác định thời gian thụ thai: Thực tế có không ít chị em không nhớ rõ được chu kỳ kinh của mình hoặc có kinh không đều, điều này khiến bác sĩ khó ước tính thời gian thụ thai. Từ đó, khó có thể xác định được ngày dự sinh. Nên việc siêu âm ở tuần này sẽ giúp xác định ngày thụ thai dễ dàng và chính xác hơn.
- Theo dõi nguy cơ sảy thai: Thông qua kết quả siêu âm cũng có thể giúp bác sĩ theo dõi được nguy cơ sảy thai của mẹ, từ đó timf và phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn sau những bất thường (nếu có). Ngoài ra, đây cũng là thời điểm để kiểm tra các cơ quan vùng chậu; nhằm phát hiện u xơ cơ tử cung, u nang buồng trứng…
Ngoài ra, việc siêu âm thai 6 tuần còn cung cấp hình ảnh cụ thể hơn về sự tăng trưởng và hình dạng của thai nhi, kích thước thai và tim thai.
Lời khuyên của bác sĩ khi mang thai tuần thứ 6
Ở tuần thai này, các bác sĩ khuyên các mẹ bầu việc đầu tiên cần làm; đó là xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, tốt cho cả mẹ và con. Khi ăn, thay vì ăn 3 bữa/ngày thì các mẹ có thể chia nhỏ ra nhiều bữa trong ngày. Chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng như: rau xanh; hoa quả tươi, thịt bò,… Đồng thời, các mẹ cũng nên chú ý uống đủ nước; khoảng 2 lít/ ngày và kết hợp vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga,….
Trong thời gian này, ngực của mẹ cũng đã lớn hơn; nên hãy chọn cho mình những chiếc áo ngực vừa vặn. Và trong thời gian này; mẹ cũng cần chú ý hạn chế quan hệ tình dục để tránh những ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào; mà không có sự cho phép của bác sĩ, kể cả thực phẩm chức năng. Cũng như tránh uống rượu, bia, thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
Hơn nữa, ở thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất trong thai kỳ. Lúc này, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi; các mẹ cần chú ý theo dõi những bất thường để có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời; cũng như thực hiện thăm khám thai theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhưng để có được kết quả chính xác thì các mẹ cần chú ý lựa chọn cho mình những địa chỉ thăm khám thai uy tín.
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Luyện về vấn đề thai 6 tuần kích thước bao nhiêu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về thai kỳ, các mẹ vui lòng nhấp chuột mục Tư vấn trực tuyến hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí.