Thai 4 tuần kích thước bao nhiêu? phát triển như thế nào? hay dấu hiệu mang thai 4 tuần ra sao? là những câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, nhất là những chị em mới mang thai lần đầu. Chính vì vậy, trong phần nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây. Ths – bác sĩ Trương Thị Vân – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã sẽ giúp các mẹ bầu đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này.
Thai nhi tuần 4 phát triển như thế nào? Kích thước bao nhiêu?
Thai được 4 tuần, tương đương với thai 1 tháng tuổi. Ở tuần này, túi phôi sẽ di chuyển vào tử cung của mẹ thông qua ống dẫn trứng. Rồi bám vào niêm mạc tử cung, ở đây làm tổ và không ngừng phát triển cho đến khi chào đời. Trong tuần thứ 4 này, phôi thai hình thành 3 lớp gồm: ngoại bì, trung bì và nội bì. Những tế bào này sẽ dần dần phát triển thành các cơ quan và bộ phận trên cơ thể thai nhi. Cụ thể như sau:
+ Ngoại bì: Đây là lớp ngoài cùng và sẽ hình thành nên hệ thần kinh, tóc, da, móng, tuyến vú, mồ hôi, và men răng.
+ Trung bì: Lớp này sẽ hình thành nên tim, cơ quan sinh dục, xương, thận và cơ bắp của thai nhi.
+ Nội bì: Lớp này sẽ phát triển thành hệ tiêu hóa, gan và phổi, tuyến tụy và tuyến giáp của thai nhi.
Bắt đầu từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7; tim thai sẽ bắt đầu hình thành có nhiệm vụ tạo máu và bơm máu cho cơ thể. Phôi thai khi này được bao bọc bởi lớp ngoại bì và lớp lá nội bì. Cũng ở tuần thai này, màng ối và túi noãn hoàng cũng bắt đầu phát triển. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm vai trò khác nhau. Lúc này, màng ối sẽ chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ phôi thai và sự phát triển của bé một cách toàn vẹn, bởi trong màng ối có chứa đầy nước ối bao quanh, tạo thành lớp đệm cho thai nhi. Còn túi noãn hoàng sẽ giúp tạo máu và nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai được hình thành và có thể đảm nhận vai trò này.
Thai 4 tuần kích thước bao nhiêu?
Ở tuần thứ 4 này thai nhi mới chỉ là một hạt mầm bé, có chiều dài khoảng 0.6mm. Nên thai nhi có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng hạt vừng với kích thước khoảng 2 – 3mm và vẫn chưa có hình dạng nhất định.
Lúc này, thai nhi cần nhiều thời gian để hình thành các bộ phận cơ thể. Nên ở thời điểm này, thai nhi rất dễ bị tổn thương từ bất cứ yếu tố nào tác động đến sự phát triển của bé. Trường hợp nếu mẹ hoạt động quá mạnh có thể dẫn đến động thai, hoặc thậm chí là sảy thai.
>>> XEM THÊM: Thai 19 tuần nặng bao nhiêu?
Yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi
Cân nặng của thai nhi là một trong những yếu tố rất quan trọng. Bởi việc biết được thai 4 tuần kích thước bao nhiêu; có thể giúp xác định xem thai nhi có phát triển tốt hay không. Do đó các mẹ cần nắm được những yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi để có thể chăm sóc thai nhi phát triển một cách tốt nhất.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa; cân nặng của thai nhi có thể bị tác động bởi các yếu tố sau:
- Thể chất của cha mẹ
- Bệnh lý của mẹ (thiếu máu, suy dinh dưỡng, tăng huyết áp; tiền sản giật, mắc các bệnh mạn tính như suy tim, suy gan, suy thận, huyết áp cao,…)
- Thai nhi dị tật bẩm sinh
- Dây rốn bất thường
- Bánh nhau bất thường
- Số lượng thai nhi
- Do thiết bị đo đạc
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ
Dấu hiệu mang thai 4 tuần như thế nào?
So với những tuần trước đó thì ở tuần thứ 4, các dấu hiệu mang thai đã xuất hiện khá rõ ràng. Thường thì ở tuần thứ tư các mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu mang thai điển hình như:
- Trễ kinh (chậm kinh): Đây là một trong những dấu hiệu mang thai điển hình nhất mà bất cứ mẹ bầu nào cũng gặp phải.
- Nhạy cảm với mùi: Nếu chỉ cần ngửi thấy mùi đồ ăn đã cảm thấy khó chịu và muốn đi ra chỗ khác (kể cả món ăn trước đây mình thích) thì khả năng cao chị em đã mang thai.
- Thân nhiệt tăng: Thường thì khi mang thai, thân nhiệt của mẹ bầu sẽ tăng lên khoảng 0,5 độ C.
- Máu báo thai: Lượng máu thường rất ít, có màu phớt hồng hoặc màu nâu chỉ xuất hiện 1 – 2 ngày rồi kết thúc.
- Ốm nghén: Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu điển hình khi mang thai ở tuần thứ 4. Khi đó, chị em thấy mình luôn có cảm giác nôn, buồn nôn,….
- Đi tiểu nhiều: Vì khi mang thai, kích thước tử cung sẽ phát triển lớn dần để có không gian thích hợp cho thai nhi nên đã chèn ép lên bàng quang khiến chị em có cảm giác thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều,…
- Ngực căng tức, khó chịu: Lý là bỏi khi mang thai nội tiết tố cơ thể sẽ có những thay đổi làm ngực đau, căng hơn bình thường.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt: Khi mang thai, do nồng độ hormone tăng cao có thể khiến chị em cảm thấy mỏi mệt, buồn ngủ. Tâm trạng thay đổi bất bất thường, dễ cáu gắt.
- Chuột rút: khi mang thai 4 tuần, chị em cũng có thể bị chuột rút xảy ra sớm trong thai kỳ tương tự như chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào khi mang thai cũng xuất hiệu dấu hiệu giống nhau. Thậm chí, có một số trường hợp nữ giới khi mang thai cơ thể không hề xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào. Do đó, nếu chị em thấy cơ thể mình xuất hiện một trong những dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ bản thân đã mang thai. Chị em nên dùng que thử thai để kiểm tra. Nếu cho kết quả 2 vạch thì có nghĩa là chị em đã mang thai. Để chắc chắn hơn chị em nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Lời khuyên cho mẹ bầu trong tuần thứ 4 của thai kỳ
Để có một sức khỏe tốt và giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất, các bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên chú ý một số điều sau:
Đừng quên bổ sung vitamin D
Vitamin D không chỉ được biết đến là giúp duy trì cấu trúc xương và răng chắc khỏe mà nó giúp cơ thể hấp thụ lượng lớn canxi. Do đó, mẹ bầu đừng quên bổ sung loại vitamin D này thông qua các thực phẩm nhe sữa, nước cam, lòng đỏ trứng gà hoặc có thể bổ sung vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời.
Tránh khói thuốc
Khi mang bầu các mẹ nên tránh xa khói thuốc. Vì một số nghiên đã phát hiện ra rằng, việc bà bầu tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai nhẹ cân, mang thai ngoài tử cung,….
Bổ sung các chất béo
Chất béo, đặc biệt là những chất béo thiết yếu như omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Trong đó, DHA thuộc nhóm chất béo omega-3; đây là thành phần chính của não và võng mạc của con người. Bắt đầu từ tuần thứ 4, não và mắt của thai nhi đang phát triển; nên sẽ cần 1 lượng DHA mỗi ngày. Mẹ có thể bổ sung chất này thông qua các loại cá như: cá hồi, cá cơm, cá mòi hoặc các loại quả như quả óc chó, hạt lanh và trứng,….
Đi bơi
Nghe có vẻ lạ nhưng điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho tim mạch. Việc bơi lội sẽ giúp cơ thể tăng khả năng sử dụng oxy, rất tốt cho mẹ và em bé. Bên cạnh đó, việc đi bơi còn có khả năng giúp cải thiện lưu thông và trương lực cơ, cũng như tăng sức chịu đựng. Vì vậy, nếu mẹ bầu yêu thích môn bơi lội này thì nên bơi thực hiện 3 – 4/ tuần và mỗi lần bơi ít nhất là khoảng 20 phút.
Đối phó với các cơn buồn nôn
Ở trong khoảng thời gian này, những cơn buồn nôn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Do đó, mẹ bầu nên chuẩn bị nhiều đồ ăn vặt; bánh quy và nước ngọt để dễ dàng đối phó với các cơn buồn nôn.
Tránh rượu, bia và các loại hóa chất độc hại
Ở tuần thứ 4 nói riêng và trong thai kỳ nói chung. Các mẹ bầu cần tránh sử dụng rượu, bia và tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại. Nếu không có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi, tăng nguy cơ cao mắc hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi, dị tật và một vài hệ lụy khác về sức khỏe.
Một số thắc mắc của chị em phụ nữ khi mang thai 4 tuần
Ngoài thắc mắc thai 4 tuần kích thước bao nhiêu? Thì một số thắc mắc khi mang thai 4 tuần được nhiều chị em nữ giới quan tâm đó là:
Uống thuốc kháng sinh khi mang thai 4 tuần có sao không?
Thường thì các chuyên gia thường khuyến cáo các mẹ bầu trong thời gian mang thai không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Vì việc sử dụng thuốc lúc này ít nhiều thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng; thậm chí có thể gây khuyết tật, dị dạng thai nhi, nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong. Nhưng mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào loại thuốc, số lượng và thời gian sử dụng.
Do đó, để biết được ống thuốc kháng sinh khi mang thai 4 tuần có sao không? trước tiên mẹ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám. Khi đi mẹ nên nới chính xác tên thuốc kháng sinh mình đã uống; liều lượng, thời gian sử dụng để bác sĩ nắm bắt được tình hình. Chị em không nên quá lo lắng, sợ hãi khi chưa có kết luận chính xác của bác sĩ; vì có thể khiến cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Có thai 4 tuần có quan hệ được không?
Đây là câu hỏi mà hầu hết các cặp đôi đều quan tâm; nhất là những chị em mới mang thai lần đầu. Trên thực tế mẹ bầu vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường ở tuần thứ 4 này nếu có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển bình thường và không có bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi quan hệ; các mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
- Quan hệ tình dục nhẹ nhàng, tránh quan hệ thô bạo hoặc đưa cậu nhỏ vào quá sâu bên trong.
- Người chồng nên tránh tác động trực tiếp lên vùng bụng của vợ.
- Khi quan hệ, để đảm bảo an toàn nên sử dụng bao cao su.
- Không nên quan hệ khi chị em có tâm trạng không tốt; mệt mỏi và chỉ nên quan hệ 1 lần/ tuần.
- Mỗi lần quan hệ không nên quá lâu; các cặp đôi cần phải có điểm dừng để tránh gây tác động xấu cho thai nhi.
- Nên lựa chọn các tư thế quan hệ phù hợp, thoải mái nhất.
Có thai 4 tuần nên ăn gì?
Trong tuần thứ 4 của thai kỳ; những thực phẩm được bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên bổ sung thường xuyên đó là:
- Các loại thịt (thịt lợn, thịt bò, thịt gà, nga, vit,…)
- Trứng (các mẹ chỉ nên ăn 3 – 4 quả/ tuần)
- Các loại cá (cá hồi, cá trích, có chép, cá cơm, cà mòi, cá rô,…)
- Sữa chua (mẹ nên ăn từ 1 – 2 hộp/ ngày)
- Rau xanh (cải xanh, xà lách, rau chân vịt, rau má, cải ngọt, mồng tơi, măng tây,…)
- Các loại trái cây giàu vitamin (cam, quýt, bưởi, táo, kiwi, chuối, nho…)
Có thai 4 tuần không nên ăn gì?
Để đảm bảo an toàn thì bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì ở tuần thai thứ 4 nói riêng và trong thai kỳ nói chung, các mẹ cũng cần tránh ăn những thực phẩm sau:
- Thực phẩm gây co thắt tử cung (Rau răm, đu đủ xanh, dứa, mướp đắng, rau ngót,…)
- Các loại thịt chế biến sẵn (thịt hun khói, giăm bông, đồ đóng hộp)
- Thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều giàu mỡ (Hamburger, pizza, gà rán, khoai tây chiên, xúc xích,…)
- Không ăn nội tạng động vật
- Không ăn phô mai hoặc các loại sữa chưa được tiệt trùng.
- Không ăn đồ tái, sống,…
- Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn (thuốc lá, cà phê; bia rượu) hay các loại nước ép sẵn.
- Tránh ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao (cá thu; cá kìm, cá ngừ, cá kinh, cá mập,…)
Thăm khám thai định kỳ ở đâu tốt tại Hà Nội ?
Nếu mẹ bầu vẫn chưa biết nên thực hiện thăm khám thai định kỳ ở đâu tốt tại Hà Nội thì phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một lựa chọn hợp lý. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế. Nên toàn bộ quá trình thăm khám thai tại phòng khám đều do đội ngũ y bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giỏi; có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trực tiếp thực hiện.
Hơn thế nữa, phòng khám còn được đầu tư với cơ sở vật chất khang trang; thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, hiện đại như máy siêu âm 4D; hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy xét nghiệm nước tiểu 10 thông số;…. cho kết quả nhanh chóng, chính xác và hình ảnh chân thực, sắc nét.
Mặt khác, phòng khám còn có thủ tục khám nhanh gọn, không mất thời gian chờ đợi. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, tận tình chu đáo. Chi phí được niêm yết giá công khai phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
Trên đây là những chia sẻ của Ths, bác sĩ Trương Thị Vân về vấn đề thai 4 tuần kích thước bao nhiêu? Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào trong thai kỳ cần được giải đáp; mẹ bầu có thể chat với bác sĩ trực tuyến trên website hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 hoàn toàn miễn phí.