Thai 33 tuần nặng bao nhiêu? là câu hỏi được khá nhiều mẹ bầu quan tâm, nhất là những mẹ mới mang thai lần đầu. Bởi thông qua chỉ số cân nặng của thai nhi sẽ giúp mẹ bầu phần nào biết được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi có tốt hay không. Vì vậy, nếu các mẹ cũng đang có chung thắc mắc này; hãy cùng chúng tôi tham khảo phần nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Cân nặng thai nhi 33 tuần tuổi
Thai 33 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn ? Chỉ số thai nhi 33 tuần
Ở tuần thứ 33 của thai kỳ, cân nặng của thai nhi là khoảng từ 1,8 – 2kg; dài thêm khoảng 2,5cm chỉ riêng tuần này với chiều dài khoảng 42 – 43.7 cm, tương đương 1 quả dứa). Thai nhi còn tiếp tục tăng trọng lượng và tăng khá nhanh, khoảng 230g/ tuần.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, một số bé có cân nặng lên đến 2,3 kg. Vì vậy, nếu thấy mọi việc điểu tiến triển bình thường và khoảng chênh lệch về cân nặng; chiều dài của con không quá đáng kể so với số liệu thì mẹ không cần quá lo lắng; bởi mỗi bé sẽ có sự tăng trưởng và phát triển khác nhau.
Bên cạnh việc biết được thai 33 tuần nặng bao nhiêu; để an tâm rằng con đang phát triển tốt, các mẹ cũng cần để ý đến một những chỉ số quan trọng ở thai nhi 33 tuần như: đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu – bụng; cân nặng ước tính. Trung bình các chỉ này ở tuần thứ 33 của thai kỳ như sau:
- Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 84mm
- Chiều dài xương đùi của thai (FL): 63mm
- Chu vi vòng bụng của bé (AC): 2 290mm
- Chu vi đầu của thai nhi (HC): 304mm
- Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 2162g.
>>> XEM THÊM: Thai 34 tuần nặng bao nhiêu?
Mang thai 33 tuần là mấy tháng?
Ở tuần thứ 33 có nghĩa là mẹ đang mang thai ở tháng thứ 8 (tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ). Nên chỉ còn gần 2 tháng nữa là mẹ sẽ chuyển dạ và chào đón thiên thần nhỏ của mình.
Vậy nên, đây cũng được xem là thời điểm mà các mẹ chuẩn bị kế hoạch sinh con như chọn bệnh viện; cách sinh và các đồ dùng cần thiết cho cả mẹ và bé. Nhưng bên cạnh việc chuẩn bị thì mẹ cũng cần chú ý ở tháng thứ 8 này cũng là khoảng thời gian có khả năng sinh non. Do đó, mẹ cũng nên chú ý theo dõi sức khỏe của mình; nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần thông báo với bác sĩ ngay. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ để nhận biết sớm và đến bệnh viện kịp thời.
Thai 33 tuần phát triển như thế nào?
Lớp mỡ dày
Ở tuần này lớp mỡ của bé đang dày lên giúp bé tròn trĩnh hơn. Mặt khác, lớp mợ này còn giúp thai nhi điều chỉnh thân nhiệt khi sinh ra và làn da mịn màng hơn.
Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé đang trưởng thành
Ở giai đoạn này, hệ thần kinh trung ương và phổi của bé đã dần trưởng thành, do đó nếu trường hợp mẹ sinh non ở tuần này thì bé vẫn có thể phát triển khỏe mạnh. Nhưng sau sinh các bé cần phải nằm trong lồng sơ sinh một thời gian và có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Nhưng tình trạng này không quá nghiêm trọng, về lâu dài các bé có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh như các bé được sinh đủ tháng.
Cảm nhận được cú đạp của thai nhi rõ ràng hơn
Lúc này, thai nhi đã lớn và chiếm gần như hết vị trí trong tử cung; đồng thời lượng nước ở tuần này cũng đã đạt mức tối đa. Vì vậy, các mẹ có thể cảm nhận được cú đạp của thai nhi rõ ràng hơn.
Thai 33 tuần tuổi biết phân biệt ngày và đêm
Ở tuần thứ 33, cùng với sự phát triển của thai nhi thì thành tử cung của mẹ cũng trở nên mỏng hơn. Nên ánh sáng xuyên qua thành tử cung cũng nhiều hơn; từ đó giúp thai nhi phân biệt được ngày và đêm. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này thai nhi hoạt động cũng giống với các em bé đó là mở mắt khi thức và nhắm mắt khi ngủ.
Hệ thống miễn dịch của thai nhi đang phát triển
Trong tuần thứ 33 bé đã đạt đến một cột mốc quan trọng: Lúc này bé đã có hệ thống miễn dịch của riêng mình để có thể chống lại một số vi trùng sau sinh. Các kháng thể vẫn đang được truyền từ mẹ sang thai nhi khi hệ thống miễn dịch đang phát triển.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 33 tuần
Nốt đỏ, ngứa
Tình trạng xuất hiện nốt đỏ, ngứa ở tuần thứ 33, nhất là ở bụng; bắp đùi và mông có thể là do mẹ đang gặp phải tình trạng mẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng lại khiến mẹ khá khó chịu,. Ngoài ra, đây còn có thể là những dấu hiệu cảnh báo mẹ đang gặp phải các vấn đề về gan. Vì vậy, để chắc chắn, các mẹ nên tiến hành thăm khám và tham khảo ý hiến của bác sĩ để có cách khắc phục phù hợp.
Mệt mỏi
Mặc dù không đến nỗi khổ sở như giai đoạn đầu, nhưng ở tuần thứ 33 này các mẹ cũng cảm thấy khá mệt mỏi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do mẹ gặp phải những căng thẳng, khó chịu, khó ngủ được do thức dậy đi tiểu thường xuyên và lật người khi ngủ để được thoải mái.
Mất ngủ
Sự thay đổi nội tiết tố, đi tiểu thường xuyên (nhất là ban đêm); cộng với việc hay bị chuột rút, ợ nóng, cân nặng tăng nhanh và cái bụng to;…. tất cả những điều này đều có thể là nguyên nhân khiến mẹ mất ngủ. Bên cạnh đó, những lo lắng về việc sắp đến ngày sinh hoặc suy nghĩ về những thứ cần chuẩn bị trước và sau khi sinh cũng có thể làm mẹ mất ngủ.
Cảnh giác với liên cầu khuẩn nhóm B
Đây là một loại vi khuẩn sống trong cơ thể người và khá phổ biến; nên các mẹ cần phải hết sức cảnh giác với kiên cầu khuẩn nhóm B. Bởi chúng có thể gây hại cho thai kỳ và dẫn đến việc sinh non; vỡ màng ối non hoặc viêm màng ối.
Hay quên
Đây cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu; nhất là những mẹ mang thai con gái thường hay quên hơn so với mang thai con trai.
Móng tay giòn
Ở thời điểm tuần thứ 33 này các mẹ cũng có thể cảm thấy móng tay mọc nhanh và trở nên giòn hơn so với trước. Nếu mẹ bầu nào đang gặp phải tình trạng này có thể thử bổ sung nhiều biotin bằng cách ăn chuối; bơ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt,…. trong thai kỳ.
Siêu âm thai nhi 33 tuần tuổi
Đây là mốc siêu âm cuối cùng trong 3 mốc siêu âm 4D quan trọng để khảo sát thêm một lần nữa tình trạng phát triển của thai nhi. Cụ thể, lần siêu âm này nhằm kiểm tra xem bé đã xoay ngôi thai thuận để chuẩn bị sinh chưa. Trường hợp ngôi thai nằm ngược; không xoay đầu thì các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện đẻ mổ vì lúc này thai càng lớn thì khả năng xoay ngôi càng khó.
Vì vậy, các mẹ cần chú ý siêu âm thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi tiến hành siêu âm để đảm bảo an toàn và có được kết quả chính xác; cần chú ý lựa chọn cho mình những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện thăm khám.
Thai 33 tuần chưa quay đầu phải làm sao?
Trên thực tế, hầu hết thai nhi ở tuần thứ 33 sẽ qua đầu xuống dưới để chuẩn bị cho quá trình sinh. Thế nhưng, tùy vào từng trường hợp mà thai nhi sẽ có thời điểm quay đầu khác nhau. Thường thì ở tuần thứ 28, khoảng 25% trường hợp bé sẽ ở ngôi mông; nhưng khi đến gần ngày dự sinh thì con số này sẽ giảm xuống còn khoảng 3-4%.
Đa phần các mẹ bầu từ tuần 32 – 36 đã có thể nhận biết các dấu hiệu hiệu thai nhi đã quay đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp phải tình trạng ở tuần thứ 33 mà thai nhi vẫn chưa quay đầu hoặc mẹ chưa cảm nhận được những dấu hiệu này thì mẹ có thể tham khảo một số bí quyết sau để có thể khắc phục như:
- Mẹ thực hiện tư thế bò rướn người lên xuống trong vài phút, mỗi ngày thực hiện vài lần.
- Nên đi bộ ít nhất là khoảng 20 phút/ ngày.
- Thay vì nằm ngửa, khi nằm thì mẹ nên nằm sang bên trái.
- Mẹ có thể ngồi trên bóng tập hay có thể nghiêng người trên quả bóng khi xem ti vi.
- Để tránh việc bé nằm sai tư thế và khiến quá trình chuyển dạ kéo dài và gây đau lưng dữ dội; các mẹ nên tránh nâng chân quá cao khi nằm ngửa.
- Thay vì lo lắng thì mẹ nên giữ cho mình tâm lý thoải mái và kiên nhẫn chờ đợi; bởi một số trường hợp bé sẽ quay đầu ở những tuần cuối của thai kỳ.
Dinh dưỡng khi mang thai 33 tuần
Thai 33 tuần nên ăn gì?
Ở tuần 33 nói chung và trong thai kỳ nói riêng thì chế độ ăn uống đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và giúp bé phát triển tốt nhất, ở tuần này các mẹ nên bổ sung các thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày của mình như:
- Cá: Trong cá có chứa rất chứa nhiều sắt, protein, axit béo omega-3,… nên rất tốt cho sự phát triển trí não của bé, cũng như giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu, giảm mệt mỏi.
- Các loại thịt đỏ: Các chất dinh dưỡng có trong thịt đỏ như sắt, protein, khoáng chất,… rất tốt cho sự phát triển của bé và giảm bớt mệt mỏi cho mẹ.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Việc bổ sung chúng sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng như canxi, kali, protein, giúp xương, răng chắc khỏe cho cả mẹ và bé.
- Mẹ nên bổ sung các loại trái cây tươi và rau xanh như chuối, cam; dâu tây, táo, măng tây, bông cải xanh,cà chua, bắp cải,…
Một số thực phẩm mẹ nên tránh khi mang thai 33 tuần
Bên cạnh, thai 33 tuần nặng bao nhiêu? nên ăn gì thì ở tuần thứ 33 của thai kỳ; các mẹ cũng cần chú ý tránh ăn một số thực phẩm sau:
- Tuyệt đối không được uống các loại sữa chưa tiệt trùng; bởi nó có thể khiến mẹ bầu nhiễm ký sinh trùng, từ đó dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa caffeine như cafe, trà, nước tăng lực;…. vì nó có thể khiến mẹ bầu bị táo bón hoặc các triệu chứng về tiêu hóa.
- Mẹ nên tránh ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ;…. vì nó có thể khiếm mẹ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, điển hình là tình trạng ợ nóng.
- Tránh ăn các loại cá có chứa thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu, cá kiếm;…. vì nếu mẹ ăn phải những loại cá này có thể dẫn đến dị tật ở thai nhi.
- Không ăn gan động vật hoặc các loại thịt đông lạnh chưa qua xử lý như giăm bông, xúc xích;… vì những món ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh listeriosis và nhiễm toxoplasmosis.
Ngoài việc kiêng ăn thì các mẹ cũng cần chú ý tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá;…. do chúng có thể gây cản trở sự phát triển của thai nhi và biến chứng khi sinh.
Lời khuyên của bác sĩ
Để có một thai kỳ khỏe mạnh; an toàn thì trong quá trình mang thai các bác sĩ khuyên mẹ một số điều như:
- Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm những việc nặng nhọc; quá sức và giữ cho mình tâm lý thoải mái, tránh lo lắng và căng thẳng.
- Trong thai kỳ mẹ nên luyện tập các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ; bơi lội hoặc tập yoga,… Việc tập luyện này không chỉ giúp mẹ cảm thấy thoải mái; giảm đau nhức cơ thể mà còn giúp mẹ dễ sinh hơn.
- Có chế độ ăn uống khoa học; và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm; nhất các thực phẩm giàu axit béo omega-3, canxi, vitamin,…
- Không chỉ ở trong giai đoạn này mà mẹ nên duy trì uống sữa bầu trong suốt thai kỳ. Trường hợp những mẹ tăng cân quá nhanh, nguy cơ tiểu đường thai kỳ;… có thể thay thế sữa bầu bằng các loại sữa tươi không đường hoặc ít đường. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý chọn những loại sữa đã tiệt trùng.
- Các mẹ nên đi thăm khám thai thường xuyên để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi. Mặt khác, thông qua thăm khám này; còn giúp mẹ biết được thai 33 tuần đã quay đầu chưa và biết được chính xác ngôi thai.
- Mẹ bầu nên tiến hành kiểm tra sức khỏe ở 3 tháng cuối của thai kỳ; để phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho của cả mẹ và bé.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề thai 33 tuần nặng bao nhiêu? Hy vọng qua bài viết này; đã cung cấp cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin hữu ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề thai kỳ, hãy chat trực tuyến với bác sĩ trên Website hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí.