Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu?

Tham vấn y khoa: Nguyễn Minh Thư

Ngày đăng:17-01-2022

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu? là thắc mắc phổ biến của những bà mẹ khi chuẩn bị hoặc đang ở tuần thai thứ 29. Tuần thứ 29 thuộc những tháng cuối cùng của thai kỳ, lúc này trọng lượng của em bé cũng gần xấp xỉ tới trọng lượng khi sinh. Theo các bác sĩ, đảm bảo cân nặng thai nhi khỏe mạnh ở tuần 29 có vai trò quan trọng giúp bé hoàn thiện các cơ quan quan trọng trước khi chào đời.

THAI NHI 29 TUẦN TUỔI PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Tuần thứ 29 của thai kỳ, bé sẽ rất nghịch ngợm và thường xuyên đạp vào bụng mẹ. Bé không chỉ năng động hơn, đây là giai đoạn mà nhiều cơ quan của cơ thể dần hoàn thiện nhằm thích ứng với cuộc sống bên ngoài mà không còn phải phụ thuộc từ mẹ.

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu kg?

Đối với sự phát triển của thai thì chỉ số cân nặng luôn được các bác sĩ quan tâm hàng đầu. Bởi trọng lượng thai nhi bị thừa hay thiếu cân đều có thể tác động trực tiếp tới sự phát triển của bé cũng như sức khỏe của người mẹ. Cụ thể hơn:

thai 29 tuần nặng bao nhiêu

– Trong trường hợp thai nhi thừa cân:

  • Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.
  • Mẹ có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, ngưng thở khi ngủ,…
  • Thai nhi tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh.
  • Thai nhi quá lớn có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cho bé và mẹ khi sinh thường.

– Trong trường hợp thai nhi thiếu cân:

  • Mẹ có nguy cơ chuyển dạ sớm
  • Một số vấn đề về sức khỏe khác mà mẹ có thể gặp phải như loãng xương-gãy xương, thiếu máu, miễn dịch suy giảm,…
  • Thai nhi sau khi sinh có xu hướng bị chậm phát triển so với đồng trang lứa, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh tật,…

Vậy thai 29 tuần nặng bao nhiêu kg là hợp lý? Theo thang đo cân nặng thai nhi trung bình của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), ở tuần thứ 29, cân nặng của thai nhi được coi là bình thường khi đạt 1239 gram, có chiều dài là 39.3 cm.

Lưu ý, con số chỉ mang tính chất tham khảo, có thể xê dịch đi một chút. Để biết được chính xác cân nặng thai nhi có đang bình thường hay không, cần thông qua sự thăm khám, kiểm tra trực tiếp của bác sĩ với cơ thể người mẹ.

>>> XEM THÊM: Thai 6 tuần kích thước bao nhiêu?

Sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể thai nhi 29 tuần

Từ tuần thứ 29, sẽ có những thay đổi thú vị liên quan tới cơ thể và các hoạt động của bé:

Hình ảnh siêu âm thai 29 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 29 tuần tuổi

  • Não bộ và hoạt động thần kinh của bé phát triển một cách mạnh mẽ.
  • Bé năng động hơn nên thường xuyên đạp vào bụng mẹ.
  • Bé lúc này đã có thể mở mắt và hướng về phía có nguồn sáng.
  • Tai của bé thính hơn, bé rất nhạy cảm với các nguồn phát ra âm thanh như giọng nói của mẹ, âm nhạc,… và thường thể hiện sự phấn khích, đồng tình hoặc không đồng tình qua hoạt động đạp bụng.
  • Để có thể giúp bé thích ứng với môi trường mới ngoài bụng mẹ, móng tay, móng chân cùng các lớp mỡ dưới ra sẽ phát triển và hoàn thiện.
  • Đặc biêt, cơ thể bé hấp thụ nhiều canxi hơn để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cơ xương khớp.

Mang thai 29 tuần là bao nhiêu tháng?

Ở tuần thứ 29, điều này có nghĩa mẹ đã mang thai được 7 tháng và thừa 1 tuần. Mẹ đã trải qua 2/3 chặng đường của thai kỳ và thời điểm con chào đời không còn bao xa nữa.

SỰ THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ MẸ KHI THAI 29 TUẦN

Cùng với sự thay đổi, phát triển của thai nhi thì từ tuần thứ 29 trở đi, cơ thể của người mẹ cũng có một số thay đổi nhất định.

cơ thể mẹ bầu tuần 29

Cảm thấy mệt mỏi

Trong giai đoạn này, thai nhi sẽ cần nhiều năng lượng hơn để thúc đẩy các cơ quan của cơ thể gia tăng tốc độ phát triển và hoàn thiện trước khi chào đời. Điều này có thể khiến cho mẹ dễ bị mệt mỏi vì thiếu năng lượng.

Suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân có thể hiểu đơn giản là tình trạng các tĩnh mạch ở một hoặc hai bên chân bị sưng phồng. Quan sát bằng mắt thường, mẹ bầu có thể nhìn thấy các đường màu xanh, chạy dọc và ngoằn ngoèo ở chân.

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng rất hay mắc phải khi bà bầu mang thai từ tuần thứ 29; xảy ra do chân phải chịu áp lực lớn do sự gia tăng trọng lượng của người mẹ khi mang thai.

Tâm trạng thay đổi

Tâm trạng thay đổi thất thường là triệu chứng khá phổ biến khi người phụ nữ mang thai; đặc biệt là vào những tháng cuối cùng của thai kỳ. Điều này thường xảy ra khi nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể bà bầu thay đổi.

Rối loạn tiêu hóa

Khi bầu to, thai nhi có thể chèn ép tới hệ thống đường tiêu hóa cùng với sự thay đổi về nội tiết có thể làm suy giảm chức năng của các cơ quan này dẫn tới các triệu chứng như táo bón, chướng bụng, đầy hơi,…

Trĩ khi mang thai

Tình trạng táo bón kéo dài ở bà bầu có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ khi mang thai; một tình trạng bệnh lý xảy ra do sự căng giãn của các tĩnh mạch ở hậu môn-trực tràng.

Buồn tiểu, đi tiểu thường xuyên

Không chỉ chèn ép tới hệ thống tiêu hóa, hệ thống tiết niệu; đặc biệt là bàng quang bị chèn ép có thể khiến bà bầu thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, muốn đi tiểu.

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ KHI THAI NHI 29 TUẦN TUỔI

Khi thai nhi được 29 tuần tuổi, có một số lời khuyên quan trọng mà bà bầu cần lưu ý để đảm bảo những tháng cuối cùng của thai kỳ diễn ra một cách khỏe mạnh và an toàn:

Sử dụng miếng đệm vú

Vào những tháng cuối khi mang thai; hai bên đầu vú của bà bầu có thể tiết ra một ít dịch lỏng màu vàng. Đây là sữa non có nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp bé dễ tiêu hóa; hấp thu khi vừa mới sinh.

Sử dụng miếng đệm vú thấm hút tốt sẽ giúp dịch sữa bớt thấm ra áo gây khó chịu cho mẹ.

Bổ sung đầy đủ chất sắt

Chất sắt có vai trò rất quan trọng đối với bà bầu; đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ. Bên cạnh việc giúp cơ thể tạo máu đi nuôi cơ thể, cung cấp đầy đủ chất sắt cũng đã được chứng minh giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải hội chứng chân không yên (RLS).

Đây là một chứng bệnh khiến thai phụ luôn có cảm giác bồn chồn; khó chịu ở chân và triệu chứng chỉ có thể giảm đi khi chân được hoạt động.

Sắt có thể được bổ sung qua nguồn thực phẩm từ thịt; cá hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung vitamin C

Sự thay đổi về nồng độ nội tiết tố khiến cho hệ miễn dịch của bà bầu ở thời kỳ này bị suy giảm; dẫn đến các nguy cơ cao hơn thai phụ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng.

Do đó, việc bổ sung vitamin C là tương đối cần thiết; nhằm nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể bà bầu để phòng chống các bệnh nhiễm trùng.

Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả, hoa quả; đặc biệt là các loại quả thuộc họ cam quýt. Thai phụ cũng có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ; về việc sử dụng viên vitamin C bổ sung.

Chú ý chăm sóc da mặt

Trong thời gian mang thai, nhất là từ tuần thứ 29; da mặt của bà bầu thường bị khô và nhạy cảm hơn rất nhiều do sự thay đổi về nội tiết.

Việc chăm sóc da mặt là điều rất cấp thiết nhưng cần có một số lưu ý như thai phụ cần tránh các phương pháp gây mòn da vì nguy cơ có hại nhiều hơn.

Thay vào đó, bà bầu có thể tham khảo các phương pháp chăm sóc da mặt tự nhiên như sử dụng mặt nạ; mát xa bằng các nguyên liệu từ tự nhiên như dưa chuột, cà rốt, cà chua,…

Lựa chọn trang phục phù hợp

Trang phục khi bầu to cần phải đảm bảo về sự thoải mái, có độ co giãn; chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Nên chọn những đôi giày kích cỡ rộng rãi, đế bằng, dày; tiếp xúc tốt với mặt đất để phòng tránh tối đa nguy cơ trơn trượt té ngã.

Duy trì sinh hoạt lành mạnh

Dành thời gian vận động nhẹ nhàng có thể giúp bà bầu ngủ ngon hơn; các cơ quan của cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm thiểu một số nguy cơ về sức khỏe như rối loạn tâm lý,…

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về các bài tập phù hợp để đảm bảo thai kỳ an toàn; khỏe mạnh trong thời gian này nhé.

Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc lưu trữ máu cuống rốn cho bé

Từ tuần thứ 29 thì thời gian bé chào đời cũng đã đến rất gần. Đây là lúc mà bà bầu cùng gia đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc lưu trữ máu cuống rốn.

Hiểu đơn giản thì máu cuống rốn là những gì còn lại trong dây rốn và nhau thai sau khi sinh. Chúng chứa các tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh lý sau này.

Thủ thuật được thực hiện nhanh chóng; ngay sau khi em bé chào đời hiện được nhiều gia đình đăng ký để đảm bảo về sức khỏe sau này của con.

Tới ngay cơ sở y tế khi có các biểu hiện bất thường

Trong giai đoạn này, bất cứ các triệu chứng bất thường nào; đều có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp vấn đề nguy hiểm. Cần thông báo ngay cho bác sĩ và nhanh chóng tới cơ sở y tế khi có biểu hiện:

  • Đau bụng dữ dội
  • Chảy nhiều máu ở âm đạo
  • Chóng mặt, xây xẩm mặt mày, ngất xỉu
  • Sốt cao
  • Khó thở
  • Mắt nhìn mờ

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong thai 29 tuần nặng bao nhiêu? Nếu như  bà bầu có thắc mắc khác về sức khỏe trong thời kỳ mang thai, đừng ngần ngại liên hệ với các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế để được giải đáp, tư vấn thông qua HOTLINE 0338.12.14.12 hoặc Chat trực tuyến với bác sĩ vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Hai vạch nên đi siêu âm khi nào, cẩm nang sức khỏe sinh sản
10
Tháng08 2023

Hai vạch nên đi siêu âm khi nào, cẩm nang sức khỏe sinh sản

Khi kết quả của que thử thai hiện lên hai vạch, điều này thường có nghĩa là bạn gái đã mang thai. Không ít các bạn gái thắc...

đình chỉ thai 6 tuần có được không
08
Tháng07 2023

đình chỉ thai 6 tuần có được không

Độ tuổi của thai là yếu tố quan trọng quyết định tới việc người phụ nữ có thể đình chỉ thai hay không và nếu có thì...

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?
14
Tháng06 2023

Sắp tới ngày sinh cần chú ý gì?

Trong suốt quãng thời gian mang thai, việc chờ đợi ngày con chào đời luôn là điều mà các bà mẹ mong mỏi. Tuy nhiên, nhiều mẹ...

Thai 9 tuần không nghén có sao không?
31
Tháng03 2023

Thai 9 tuần không nghén có sao không?

Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp hiện tượng ốm nghén với các triệu chứng như buồn nôn, nôn khan, mệt mỏi… Các triệu...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát