Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Tam cá nguyệt là gì, những điều cần lưu ý.

Tham vấn y khoa: Đinh Thị Quỳnh Huế

Ngày đăng:29-09-2022

Mẹ đang trải qua lần đầu tiên mang thai? Mẹ có những lo lắng xen lẫn hạnh phúc cùng với đó là những băn khoăn trong thai kỳ. Mẹ được nghe nhiều đến cụm từ tam cá nguyệt. Tuy nhiên, mẹ chưa hiểu tam cá nguyệt là gì? Đặc điểm của từng thời kỳ tam cá nguyệt ra sao? Để giải đáp những thắc mắc này, mẹ có thể lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế- chuyên khoa 1, sản phụ khoa- nguyên trưởng khoa chăm sóc sức khỏe bà mẹ- kế hoạch hóa gia đình, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

“1. Tam cá nguyệt là gì?

Trong dân gian xưa kia thường quan niệm phụ nữ mang thai sẽ kéo dài với khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, ở thời hiện đại; có những cụm từ riêng khoa học nhắc tới quá trình thai nghén từ khi mang bầu tới khi sinh nở gọi là tam cá nguyệt.

Tam cá nguyệt là gì, những điều cần lưu ý.

Tam cá nguyệt (các giai đoạn)

Thời kỳ tam cá nguyệt được chia thành 3 giai đoạn chính; giúp mẹ bầu và cả bác sĩ sản khoa có thể dễ dàng theo dõi sự phát triển của em bé. Cụ thể 3 thời kỳ tam cá nguyệt như sau:

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất: được xác định là thời điểm đầu mang thai cho đến hết 13 tuần đầu tiên; (3 tháng đầu thai kỳ). Trong đó, thai kỳ bắt đầu sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai: được xác định từ khi thai được 14 tuần đến hết tuần 27. Đây là thời điểm 3 tháng giữa thai kỳ.

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba: là thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ. Mốc này được xác định từ khi em bé được 28 tuần đến khi chuyển dạ; kết thúc thời gian mang thai.

Nếu như áp dụng cách tính nêu trên sẽ quy định thời gian ở mỗi thời kỳ tam cá nguyệt sẽ kéo dài trung bình từ 13 tuần thai; và cộng thêm 1 tuần ở thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng.

Mục đích chia 3 thời kỳ tam cá nguyệt trong thai kỳ sẽ giúp quá trình kiểm tra; cũng như quản lý thai nghén trở nên dễ dàng hơn.

Đặc điểm từng giai đoạn tam cá nguyệt

Mỗi giai đoạn trong thai kỳ sẽ có những đặc điểm riêng. Do đó, nếu mẹ bầu còn bỡ ngỡ; muốn tìm hiểu chi tiết từng thời kỳ tam cá nguyệt, có thể tham khảo sau đây:

2.1 Tam cá nguyệt thứ nhất

Em bé bắt đầu có những bước phát triển đầu tiên vững vàng bên trong cơ thể mẹ. Những tuần đầu tiên từ khi biết bản thân mang thai; nhiều mẹ bầu cảm thấy hạnh phúc; hồi hộp xen lẫn những lo lắng cho một thai kỳ phía trước.

Tam cá nguyệt là gì, những điều cần lưu ý.

Tam cá nguyệt thứ nhất

Thời gian đầu mang thai, cơ thể mẹ có những thay đổi rõ rệt hơn. Có những mẹ đã trải qua quá trình ốm nghén ngay từ khi khi phát hiện mang bầu tức là khi khoảng 4 tuần tuổi tới khi hết 13 tuần.

Tuy nhiên, có những mẹ ốm nghén ở thời kỳ thai được 7-8 tuần…Tùy cơ địa từng người mà quá trình ốm nghén có thể có sự khác biệt. Thông thường, triệu chứng ốm nghén sẽ bao gồm: cơ thể mệt mỏi, dễ hụt hơi, buồn ngủ, dị ứng với mùi vị thức ăn; nôn và buồn nôn…Mẹ bầu cần nắm rõ được những đặc điểm này để xây dựng chế độ ăn uống; chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

Nói về sự phát triển của thai nhi là cả một chặng đường từ khi thụ thai thành công đến khi bé được 13 tuần tuổi sẽ phát triển qua những giai đoạn chính như sau:

Khi thụ thai thành công:

Được xác định từ khi trứng trưởng thành rụng xuống và gặp được tinh trùng ở đoạn 1/3 vòi trứng. Sau đó khoảng 2 tuần là quá trình phôi thai đã thụ tinh di chuyển đến tử cung làm tổ.

Tuần thứ 5 thai kỳ:

Thông thường 5 tuần tuổi bé đã nằm gọn tại buồng tử cung và sẽ phát triển tại đây cho tới thời điểm sinh nở. Thai 5 tuần trên siêu âm em bé chỉ là một chấm nhỏ. Nhưng thai đã và đang phát triển nhanh với hình dáng con nòng nọc.

Tuần thai 6:

Em bé của mẹ tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ hơn với sự hình thành của hệ thống tuần hoàn và các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là sự phát triển não bộ, tủy sống,…thời điểm này mẹ có thể đã nghe được tim thai qua siêu âm.

Tuần thai thứ 7:

Nếu tuần thứ 7 chưa có tim thai, sang tuần thứ 7 hầu hết các mẹ đi siêu âm đã thấy nhịp tim của bé. Lúc này, em có của mẹ có kích thước khoảng 9-15mm như những mái chèo nhỏ xíu.

Tuần thai thứ 8:

Thai tiếp tục phát triển với kích thước thai nhi khoảng từ 16-22mm. ở thời điểm này cơ quan gồm có hệ thống thần kinh, ống hô hấp nối từ cổ họng đến 2 bên phổi đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

Tuần thai thứ 9:

Hình dáng của em bé bắt đầu được hình thành một cách rõ nét hơn. Kích thước thai nhi đạt 23-30mm mặc dù bụng bầu hầu như chưa lộ rõ.

Tuần thai thứ 10:

Em bé của mẹ phát triển với những cử động gập duỗi các ngón tay đơn giản. Kích thước bé khoảng 31-40mm.

Tuần thai thứ 11:

Tiếp tục hình thành rõ rệt các đường nét trên gương mặt của bé. Bộ phận sinh dục cũng bắt đầu được phát triển nhanh hơn trong tuần thai này.

Tuần thai thứ 12:

Nhiều mẹ đã có thể đi siêu âm, xét nghiệm sàng lọc ban đầu. Em bé có sự phát triển não bộ nhanh chóng, đốt ngón chân đã có thể thực hiện động tác căng duỗi.

Tuần thai thứ 13:

Nếu mẹ chưa khảo sát dị tật bẩm sinh ở tuần 12 thì thai 13 tuần vẫn cho là thời điểm thích hợp.

2.2 Tam cá nguyệt thứ 2

Tam cá nguyệt là gì, những điều cần lưu ý.

Tam cá nguyệt thứ hai

Bước sang thời điểm cam cá nguyệt thứ hai, cơ thể mẹ bầu đã cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Hẩu như các triệu chứng ốm nghén bắt đầu giảm dần rồi kết thúc. Mẹ bầu đã dần lộ rõ chiếc bụng bầu mặc dù bụng mẹ có thể vẫn còn thon gọn.

ở giai đoạn này cũng là thời điểm quan trọng để em bé có bước phát triển mạnh mẽ. Mẹ bầu có thể thực hiện thêm các phương pháp tầm soát thai cũng như xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Nói về sự phát triển của em bé. Thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai như sau:

Tuần thai thứ 14:

Cơ quan trong cơ thể phát triển tương đối hoàn thiện. Em bé đã bắt đầu thực hiện một số vận động như cử động cánh tay, cơ mặt.

Tuần thai thứ 15:

Tuần thai này, mẹ có thể biết được giới tính của em bé thông qua kỹ thuật siêu âm, kích thước đã lớn khoảng bằng quả táo.

Tuần thai thứ 16:

Tuần thai này, em bé đã có những cử động nhẹ mà mẹ có thể cảm nhận được.

Tuần thai thứ 17:

Bé của mẹ đã hoạt bát hơn nhiều rồi, đã có thể thực hiện nhiều động tác phức tạp như xoay, lăn lộn qua lại mạnh mẽ.

Tuần thai thứ 18:

kích thước thai tăng lên nhanh chóng với khoảng 140mm. Thật kỳ diệu, thời điểm này em bé đã có thể nghe được âm thanh bên ngoài đồng thời các hệ thống tiêu hóa bắt đầu hoạt động.

Tuần thai thứ 19:

Cơ quan trong cơ thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ, lớp lớp bảo vệ làn da bên ngoài.

  • Tuần thai thứ 20 và 21:

Kích thước em bé của mẹ khoảng 260mm, toàn thân bé có thể đã bao phủ lớp lông tơ mềm, lông mày đã rõ nét hơ. Đặc biệt, giai đoạn này trẻ đã có khả năng thải ra phân su có màu đen hoặc xanh đậm.

Tuần thai thứ 23-24:

Hầu hết những khảo sát về sự phát triển của em bé bước đầu hoàn thiện. Bé có thể xuất hiện những cơn nấc đột ngột. Những cử động của bé cũng trở nên linh hoạt hơn và thường xuyên hơn.

Tuần thai thứ 25-26-27 :

Giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ 2, em bé tiếp tục phát triển nhanh về kích thước thai cũng như cân nặng. Có hệ thống tóc phát triển dài ra và lớp da bên ngoài của bé trở nên mịn màng hơn do lớp mỡ dưới da bắt đầu xuất hiện.

2.3 Tam cá nguyệt thứ 3

Mẹ đã cảm thấy bụng bầu trở nên nặng nề hơn rất nhiều trong thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng. Mẹ bắt đầu cảm thấy thay đổi trong cơ thể với những cơn gò, bụng rạn, rối lồi…..Giai đoạn này mẹ cũng cần chú ý hơn thăm khám thai thường xuyên tầm soát tiền sản giật, nhau bong non, chuyển dạ….

Thời điểm này, sự phát triển của em bé rõ ràng nhất với sự thay đổi ngoạn ngục về cân nặngTam cá nguyệt là gì, những điều cần lưu ý..

Tuần thai 28-29:

Mí mắt của em mé có thể đã mở một phần, bé thường xuyên co duỗi nhiều hơn.

Tuần 30- 32 tuần:

Con nặng khoảng 1400-1800g g, tiếp tục lớn lên nhanh chóng. Hệ thống tủy xương sản sinh ra hồng cầu và em bé đã bắt đầu có thể chơi đùa cùng dây rốn.

Tuần 33- 34:

Cân nặng bé khoảng 2200 g rồi, em bé của mẹ đã có thể phản ứng lại các kích thích của ánh sáng.

Tuần 35- 36: ,

Da của thai nhi mịn màng, hồng hào hơn, những cú đạp bụng mẹ cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Tuần 37-39:

Ngôi thai thuận chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Em bé bắt đầu rụng lông tơ, nặng khoảng 2900-32000g

Những điều cần chú ý trong các tam cá nguyệt”

Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế khuyên rằng: để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý đến nhiều vấn đề, trong đó cơ bản có những lưu ý dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Thường xuyên thăm khám và siêu âm thai định kỳ theo chỉ định và lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Khảo sát, thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm sàng lọc dị tật bẩm sinh cho em bé, bảo vệ cho một thai kỳ khỏe mạnh trọn vẹn.

Lựa chọn cơ sở y tế chuyên Sản phụ khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa giỏi chuyên môn, thiết bị y tế hiện đại chuyên thăm khám thai.

Tại Hà Nội, mẹ bầu có thể an tâm theo dõi thai kỳ tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế; 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Tại đây có đội ngũ bác sĩ sản khoa giỏi thực hiện khám, siêu âm thai. Với hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động; máy siêu âm 4D cùng nhiều thiết bị hiện đại cho kết quả chính xác. Thủ tục khám nhanh, chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của Bộ Y tế.cơ sở bệnh viện đa khoa quốc tế

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được tam cá nguyệt là gì? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, có thể nhấp chuột [TẠI ĐÂY ]hoặc gọi theo số 0338.12.14.12  để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Phương pháp cắt bao quy đầu phù hợp và phổ biến hiện nay
23
Tháng11 2023

Phương pháp cắt bao quy đầu phù hợp và phổ biến hiện nay

Với sự phát triển của y học, đã xuất hiện không ít các phương pháp cắt bao quy đầu mới ra đời được cải tiến, khắc...

Kiêng gì sau bỏ thai? Những lưu ý sau khi bỏ thai
18
Tháng09 2023

Kiêng gì sau bỏ thai? Những lưu ý sau khi bỏ thai

Kiêng gì sau bỏ thai? Bỏ thai là hành vi cần được xem xét về cả mặt y học và đạo đức; chỉ những trường hợp không thể...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

đình chỉ thai 6 tuần có được không
08
Tháng07 2023

đình chỉ thai 6 tuần có được không

Độ tuổi của thai là yếu tố quan trọng quyết định tới việc người phụ nữ có thể đình chỉ thai hay không và nếu có thì...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát