Sùi mào gà là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm do virus HPV gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường cho sức khỏe; thậm chí dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy sùi mào gà là bệnh gì? Cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Một số chia sẻ hữu ích về căn bệnh này ở bài viết dưới đây; sẽ giúp các bạn đọc trang bị thêm các kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà ( hay còn gọi là bệnh mồng gà ) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục; do virus Human Papilloma Virus (HPV- virus gây u nhú ở người) gây ra. Loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể thì rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Do đó, căn bệnh này rất dễ tái phát khi bệnh nhân có quan hệ tình dục không an toàn hoặc khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm.
Bệnh mồng gà thường mọc ở đâu?
Các biểu hiện thương tổn của bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào có phơi nhiễm virus HPV trên cơ thể bệnh nhân. Bao gồm cả vùng sinh dục, họng, khoang miệng hay vị trí khác như da đầu, cổ, mắt,…
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà sinh dục
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do virus HPV. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện được hơn 120 tuýp virus HPV; trong đó có 40 tuýp được cho là gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Trong đó, hai tuýp HPV-6 và HPV-11 là tác nhân gây nên 90 % trường hợp bị sùi mào gà.
Dưới đây là các con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà phổ biến:
Lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà phổ biến; chiếm đến trên 80% trường hợp mắc bệnh. Việc quan hệ không chỉ đơn giản là quan hệ qua đường âm đạo mà kể cả hình thức quan hệ bằng miệng; hậu môn cũng có thể lây nhiễm bệnh.
Lây truyền từ mẹ sang cho con
Nếu thai phụ bị sùi mào gà trong giai đoạn mang thai; thì sẽ có thể lây truyền bệnh cho thai nhi. Virus HPV có thể xâm nhập vào cơ thể thai nhi thông qua nhau thai; cuống rốn, nước ối hay trong quá trình sinh nở khi thai nhi chui qua cổ tử cung và âm đạo của người mẹ. Trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ cao bị u nhú thanh quản; sức đề kháng kém, ung thư vòm họng…vô cùng nguy hiểm.
Lây qua niêm mạc vết thương hở
Virus HPV có thể khu trú tại những vết thương hở của người bệnh. Khi người lành tiếp xúc với những vết thương hở có chứa virus HPV của người bệnh; rồi lại vô tình chạm vào vết thương trên cơ thể mình; thì sẽ có nguy cơ rất cao bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt với người bị sùi mào gà
Trong cuộc sống hàng ngày; việc sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như: bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu,…còn vương lại dịch tiết của người bệnh cũng có thể là con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh sùi mào gà
Sau khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ khu trú tại lớp biểu mô dưới cùng của da và không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường gì. Thời gian ủ bệnh sùi mồng gà trung bình là từ 2-9 tháng. Thông thường, thời gian ủ bệnh của nam giới thường ngắn hơn nữ giới. Nữ giới bị sùi mào gà thương không có các triệu chứng bệnh rõ ràng và thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Cụ thể như sau:
Biểu hiện ở nam giới
Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới là trên thân dương vật, bao quy đầu, nếp gấp bẹn, vùng dưới bìu, niệu đạo, hậu môn… xuất hiện các mụn sùi mọc đơn lẻ, hơi nhô cao, màu hồng nhạt, có cuống, không gây ngứa, đau. Sau một thời gian; các nốt mụn này phát triển dày đặc rồi liên kết lại với nhau tạo thành từng cụm có đường kính khoảng vài cm; trông giống như mào con gà hay bông súp lơ.
Khi gặp sang chấn hoặc cọ sát mạnh; các nốt mụn sùi sẽ bị vỡ ra, làm chảy máu và dịch có mùi hôi tanh khó chịu.
Biểu hiện ở nữ giới
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ vô cùng phức tạp; nên bệnh sùi mào gà thường tiến triển âm thầm mà không có triệu chứng rõ ràng. Khi các triệu chứng của bệnh biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng.
Thông thường, sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng; trên âm hộ, thành âm đạo, ống hậu môn, cổ tử cung,…sẽ xuất hiện các nốt mụn sùi có màu hồng tươi hay màu da, mềm; hơi nhô cao trông giống như những nhú gai. Sau một thời gian; chúng có thể liên kết với nhau tạo thành từng mảng rộng trông giống như chiếc mào gà hoặc bông súp lơ. Khi bị cọ sát, va chạm mạnh, thì nốt sùi có thể dễ bị vỡ; làm chảy máu và dịch, gây nhiễm trùng và tổn thương. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể thấy xuất hiện các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chán ăn, cảm thấy rát buốt khi giao hợp,…
>>> XEM THÊM: Bệnh lậu là gì? Các dấu hiệu cảnh báo bệnh
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe; thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
- Gây vô sinh – hiếm muộn:
Các nốt mụn sùi khi bị cọ sát, va chạm mạnh sẽ dễ bị vỡ; làm chảy máu hoặc dịch, gây nên tình trạng nhiễm trùng. Viêm nhiễm có thể lan rộng sang các cơ quan sinh sản lân cận và gây ra các bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… ( nữ giới), viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, tắc ống dẫn tinh (nam giới). Các bệnh lý này nếu như không được điều trị kịp thời thì có thể làm suy giảm khả năng sinh sản; thậm chí dẫn đến vô sinh-hiếm muộn.
- Dẫn đến ung thư:
Bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ ung thư rất cao nếu nhiễm phải virus HPV tuýp 16,18. Các biến chứng ung thư có thể gặp là: ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung (nữ giới), ung thư dương vật, ung thư hậu môn (nam giới),…
- Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ:
Những nốt mụn sùi khi lan rộng sẽ phá hủy niêm mạc, gây khó khăn cho quá trình sinh nở; làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Ngoài ra, thai phụ virus HPV trong giai đoạn mang thai có thể lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình sinh thường. Trẻ được sinh ra có thể bị u nhú thanh quản; sức đề kháng kém, thậm chí bị ung thư vòm họng vô cùng nguy hiểm.
- Gây ra những vấn đề tâm lý cho người bệnh:
Bệnh nhân bị sùi mào gà thường cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại tiếp xúc với mọi người. Ngoài ra, những nốt sùi khi phát triển dày đặc ở vùng kín sẽ gây cảm giác vướng víu, khó chịu khi di chuyển. Điều này có thể gây ra những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Gây ảnh hưởng đến đời sống “chăn gối”:
Khi bị sùi mào gà, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu khi quan hệ. Điều này sẽ khiến cho họ lo sợ, né tránh việc “gần gũi” với bạn tình. Lâu dần sẽ khiến tình cảm vợ chồng nguội lạnh, thậm chí nguy cơ bất hòa, đổ vỡ trong hôn nhân là rất lớn.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Một số phương pháp chẩn đoán sùi mào gà phổ biến bao gồm:
- Chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng của bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà có thể được chẩn đoán bằng cách khám quan sát trực tiếp các tổn thương đặc trưng của bệnh như: các nốt sùi nhỏ, có màu hồng hoặc da ở bộ phận sinh dục; các đám mụn nằm sát nhau, trông giống như chiếc mào gà hoặc bông súp lơ.
- Chẩn đoán bằng mô bệnh học
- Xét nghiệm mẫu vật bằng dung dịch axit axetic:
Thông thường, bác sĩ sẽ bôi dung dịch axit axetic với nồng độ nhẹ vào bộ phận sinh dục, lưỡi; khoang miệng và những vùng nghi ngờ bị nhiễm bệnh trên cơ thể bệnh nhân. Sau khi chờ khoảng từ 2-5 phút; nếu nốt mụn sùi chuyển sang màu trắng, thì được xác định là bệnh sùi mào gà.
- Xét nghiệm sùi mào gà bằng mẫu vật:
Bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm trên cơ thể người bệnh như các nốt mụn sùi, u nhú… và đem đi phân tích xem có sự tồn tại của virus gây bệnh sùi mào gà trong các mẫu bệnh phẩm này hay không. Đặc biệt, phương pháp xét nghiệm này; còn giúp bác sĩ xác định bệnh mồng gà đang ở giai đoạn nào để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
- Xét nghiệm HPV:
Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung và tiến hành phân tích xem bạn có bị nhiễm virus HPV gây sùi mào gà hay không. Ngoài ra, xét nghiệm HPV này còn giúp phát hiện sớm các virus gây ung thư cổ tử cung trong cơ thể nữ giới.
Cách chữa sùi mào gà ở nam và nữ giới
Sùi mào gà là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý; sức khỏe và khả năng sinh sản của bệnh nhân. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị sùi mào gà; thì các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám; chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.
Hiện nay, có hai phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà phổ biến; đó là: điều trị bằng thuốc và can thiệp ngoại khoa.
Chữa bằng thuốc
Dưới đây là một số loại thuốc bôi điều trị sùi mào gà phổ biến:
- Imiquimod (Aldara, Zyclara): Có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp loại bỏ các nốt mụn sùi. Một số tác dụng phụ của thuốc bao gồm: Đỏ da, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, ho, mẩn ngứa.
- Podophyllin và podofilox (Condylox): Hợp chất Podophyllin có khả năng phá hủy các mô sùi mào gà, khiến các nốt mụn sùi dần rụng đi. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm sưng, đau, da bị kích ứng nhẹ.
- Sinecatechin (Veregen): Được chỉ định để điều trị các nốt mụn sùi bên ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Các tác dụng phụ của thuốc khá nhẹ, thường là gây đỏ da, ngứa ngáy hoặc đau rát.
Điều trị sùi mào gà bằng thủ thuật ngoại khoa
Đối với các trường hợp các nốt sùi đã chuyển nặng; việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các can thiệp ngoại khoa:
- Điều trị bằng laser: Đây là phương pháp sử dụng một chùm ánh sáng có cường độ cao để đốt các nốt mụn sùi, u nhú. Phương pháp này có thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh trên diện rộng. Điều trị sùi mào gà bằng laser sẽ có tác dụng phụ là đau đớn; có thể để lại sẹo, gây chảy máu,…
- Sử dụng dao mổ điện: Phương pháp này sẽ sử dụng dòng điện để đốt cháy các nốt mụn sùi mào gà. Phương pháp này khá đơn giản nhưng có thể gây đau đớn cho bệnh nhân; dễ để lại sẹo sau khi thực hiện thủ thuật.
- Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà: Được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân có nhiều nốt mụn sùi lớn. Bệnh nhân được tiến hành gây tê tại chỗ; sau đó bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng để cắt bỏ hoàn toàn sùi mào gà. Phương pháp này có tác dụng phụ là: dễ gây đau đớn, chảy máu và viêm nhiễm.
Khắc phục những hạn chế của các phương pháp trên; phương pháp điều trị sùi mào gà ALA – PDT thế hệ 3 đang được các chuyên gia y tế đánh giá là có tính hiệu quả vượt bậc nhất hiện nay. Phương pháp này hiện đang được các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội áp dụng để điều trị bệnh mồng gà trong mọi giai đoạn.
Phương pháp ALA – PDT là phương điều trị sùi mào gà bằng cách sử dụng chất cảm quang đặc biệt và các chất chống oxy hóa mạnh có gốc tự do và phân tử oxy chiếu lên vùng tổn thương do bệnh mồng gà gây ra. Từ đó, giúp loại bỏ mụn sùi nhanh chóng; ức chế sự tăng sinh của các mô và tiêu diệt hiệu quả virus HPV.
Tuy nhiên, phương pháp ALA-PDT hay ALA-PDT thế hệ 2 lại tồn tại một số nhược điểm là: bệnh nhân sẽ có cảm giác đau rát, châm chích nhẹ ở vùng được chiếu sáng; hiện tượng viêm sẹo tại chỗ, tăng hay giảm sắc tố sau viêm.
Do đó, để khắc phục các hạn chế của phương pháp ALA-PDT thế hệ 2, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời “phương pháp ALA – PDT thế hệ 3” để mang đến hiệu quả điều trị toàn diện hơn cho người bệnh. Phương pháp ALA – PDT thế hệ 3 có thể loại bỏ gần như hoàn toàn các nốt mụn sùi; từ các nốt mụn sùi nhỏ đến các mảng mụn lớn với hiệu quả tối ưu và tính an toàn cao.
Chữa sùi mào gà bằng phương pháp dân gian có nên hay không?
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội có lưu truyền các mẹo dân gian điều trị sùi mào gà bằng các nguyên liệu thiên nhiên như: tỏi, trà xanh, giấm táo,… Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Các bài thuốc dân gian điều trị sùi mào gà này vẫn chưa được kiểm chứng về mức độ an toàn và hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế; có rất nhiều người bị bệnh sùi mào gà do tâm lý xấu hổ; lo sợ bị người khác phát hiện nên thường tìm đến các phương pháp dân gian này để tự điều trị tại nhà.
Bên cạnh đó, việc điều trị sùi mào gà bằng những phương pháp dân gian này; chỉ có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh một cách tạm thời. Chúng hoàn toàn không thể điều trị tận gốc vấn đề. Thậm chí còn có một số trường hợp bệnh nhân còn bị viêm nhiễm trầm trọng hơn do bị kích ứng với các nguyên liệu được sử dụng.
Cách phòng tránh sùi mồng gà
Virus HPV gây bệnh sùi mào gà có khả năng lây nhiễm nhanh chóng; đặc biệt là qua đường quan hệ tình dục không an toàn nên nếu muốn phòng ngừa bệnh; các bạn cần thực hiện những việc dưới đây:
- Chung thủy với một bạn tình lâu dài, không quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình.
- Sử dụng bao cao su, miếng chắn bảo vệ miệng khi quan hệ tình dục.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như: khăn tắm, đồ lót, bàn chải đánh răng,… với người lạ.
- Nữ giới nên đi tiêm phòng vắc-xin HPV.
- Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và có hướng điều trị kịp thời.
- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị sùi thì nên chủ động đi thăm khám ngay.
Mong rằng qua bài viết trên đây; các bạn có thể tự trang bị cho mình các kiến thức hữu ích về bệnh sùi mào gà. Từ đó, có thể chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, chị em vui lòng nhấp chuột chọn [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.