Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội; nạo phá thai đã và đang là một vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó có Việt Nam. Theo ước tính, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương; số ca nạo phá thai trung bình 1 ngày khoảng 40-50 ca; 1 năm khoảng 5.000 ca. Đáng lo ngại hơn là 18-20% trong số đó là nữ giới tuổi vị thành niên. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề phá thai? Phá thai có bị phạt không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Những điều cần biết về phá thai
Phá thai là chấm dứt thai sớm bằng phương pháp sử dụng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp để đưa phôi thai hoặc bào thai ra khỏi tử cung của thai phụ. Phá thai an toàn là phương pháp đình chỉ thai nghén tại các bệnh viện; cơ sở y tế uy tín. Nơi thực hiện phá thai phải có đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, chuyên môn cao; trang thiết bị y tế đạt chuẩn; dụng cụ y tế đảm bảo vệ sinh theo đúng quy định của Bộ Y tế; nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ.
Phá thai là quyết định không hề dễ dàng đối với bất kỳ phụ nữ nào. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hoàn cảnh bất đắc dĩ mà họ phải lựa chọn phá thai. Những lý do phá thai phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Chưa đủ tài chính để mang thai và sinh con
- Mang thai khi còn đang đi học
- Đã có nhiều con và cần tập trung chăm sóc cho những đứa con khác trong gia đình
- Tinh thần và thể chất chưa sẵn sàng để mang thai
- Sức khỏe của người mang thai không đảm bảo
- Thai nhi bị dị tật…
Hiện nay có 2 phương pháp phá thai an toàn được Bộ Y tế công nhận: phá thai nội khoa (phá thai bằng thuốc) và phá thai ngoại khoa (hút thai chân không, nong- gắp thai).
Tùy vào độ tuổi và tình trạng thai nhi mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phá thai khác nhau. Phá thai bằng thuốc được chỉ định với trường hợp thai còn nhỏ không quá 7 tuần tuổi. Mặt khác, hút thai chân không được thực hiện khi thai nhi có độ tuổi từ 4-12 tuần; còn nong- gắp thai áp dụng cho thai nhi từ 13- 18 tuần. Các bác sĩ khuyến cáo rằng phụ nữ chỉ nên phá thai khi thai còn nhỏ; bởi phá thai càng muộn thì càng để lại nhiều rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ.
Dù phá thai bằng cách nào thì sau khi phá thai; cơ thể chị em sẽ có những thay đổi nhất định. Cụ thể, sau khi phá thai, chị em sẽ gặp phải các triệu chứng như: ra máu âm đạo, đau bụng kiểu hành kinh và ra nhiều dịch âm đạo. Chị em có thể bị chảy máu và đau như bị hành kinh đến 14 ngày sau khi phá thai; thậm chí có thể lâu hơn nếu phá thai khi thai hơn 7 tuần.
Chị em cũng cần lưu ý đi gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây:
- Chảy máu quá nhiều, xuất hiện cục máu đông, tình trạng chảy máu không thuyên giảm mà ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn.
- Đau bụng dữ dội kéo dài mặc dù đã dùng thuốc giảm đau.
- Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt cao (trên 38 độ trong 4 giờ), đau đầu, chóng mặt,…
- Âm đạo tiết ra nhiều dịch có mùi hôi.
Sau khi phá thai, chị em nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hạn chế làm việc nặng,… để cơ thể nhanh chóng hồi phục như ban đầu.
Phá thai có bị phạt không?
Do thực trạng phá thai ngày càng phổ biến nên nhiều người có thắc mắc “Phá thai có bị phạt không?”. Pháp luật Việt Nam đã và đang cho phép phụ nữ phá thai theo nguyện vọng, tuy nhiên; nghiêm cấm hành vi phá thai vì lựa chọn giới tính và phá thai quá 22 tuần tuổi. Vì vậy, phá thai sẽ không bị phạt nếu bạn không vi phạm những quy định nghiêm cấm trên.
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989: “1. Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa; được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén; được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.”.
Dù được ban hành đã lâu, nhiều điều khoản trong đó có thể đã không còn phù hợp với thay đổi của thực tiễn; tuy nhiên, luật này vẫn đang còn hiệu lực pháp lý, chính. Vì vậy, đây vẫn là cơ sở pháp lý quan trọng để thừa nhận quyền nạo, phá thai của phụ nữ.
Những trường hợp phá thai bị ngăn cấm và có thể bị xử phạt như sau:
Không được phép phá thai vì lý do lựa chọn giới tính của thai nhi.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh dân số năm 2003; được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP: “Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai; cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác” là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Luật Bình đẳng giới năm 2006 cũng quy định: “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục; ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi” là vi phạm pháp luật.
Nghiêm cấm phá thai khi thai khi thai nhi trên 22 tuần tuổi.
Theo mục 7 về Phá thai an toàn tại Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế; về việc ban hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”; ghi nhận các phương pháp phá thai an toàn đến hết tuần thứ 22;… Như vậy thì tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần đều là vi phạm pháp luật.
Như vậy, nạo phá thai là quyền của phụ nữ, nhưng là quyền có điều kiện.
Tất cả các hành vi vi phạm các quy định cấm trên đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tại Điều 84 Nghị định 176/2013/NĐ-CP có quy định hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của bé thì có thể bị xử phạt hành chính như sau:
“Điều 84. Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
- Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng với hành vi dụ dỗ; lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
- Phạt tiền từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng với hành vi đe dọa dùng vũ lực; uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi; vì lý do lựa chọn giới tính.
- Phạt tiền từ 12.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Cung cấp hóa chất; thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
- b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất; thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi; mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
Phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng với hành vi phá thai; mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính”.
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động; chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động; chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Đối với cá nhân, tổ chức thực hiện phá thai cho người khác; vi phạm những điều cấm và gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015; (được sửa đổi bởi Khoản 118 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017); có quy định về Tội phá thai trái phép tại Điều 316 như sau:
Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Làm chết người;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121 %;
- Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Làm chết 02 người;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vậy, phá thai ở đâu an toàn và uy tín?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã; được đánh giá là một trong những địa chỉ đình chỉ thai chất lượng hàng đầu tại Hà Nội. Hiện nay, phòng khám đang áp dụng các phương pháp chấm dứt thai kỳ chuyên khoa an toàn; chăm sóc sức khỏe các bệnh phụ khoa; tư vấn đặt lịch hẹn khám nhanh chóng với bác sĩ.
Đây là địa chỉ thực hiện các thủ thuật phá thai an toàn; nhanh chóng không gây đau đớn cho người bệnh nhờ sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp; có trình độ chuyên môn cao; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Với phương châm đặt sức khỏe người bệnh lên hàng đầu; đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám luôn tận tâm; hết lòng vì bệnh nhân.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề “Phá thai có bị phạt không?”. Chị em lưu ý không phá thai vì lựa chọn giới tính của bé; không phá thai khi thai nhi đã lớn quá 22 tuần tuổi; và không vi phạm những điều khác mà pháp luật ngăn cấm về phá thai. Trước khi quyết định phá thai, chị em cũng nên suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ lưỡng về quyết định của mình, đồng thời lựa chọn cơ sở y tế thực hiện phá thai uy tín, đảm bảo để bảo vệ sức khỏe của mình.
Mọi thông tin chi tiết về phá thai, hãy liên hệ HOTLINE 0338.12.14.12 hoặc nhấp chuột chọn [TẠI ĐÂY] để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí từ các bác sĩ.