Nhanh đói bụng có phải có thai không? Khi mang bầu thành công, tùy vào mỗi cá nhân mà các dấu hiệu nhận biết có thai có thể khác nhau ở mỗi người. Sớm phát hiện bản thân mang thai có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe của người mẹ trong thai kỳ cũng như được thực hiện nhanh chóng các biện pháp đình chỉ thai an toàn.
Nhanh đói bụng có phải có thai không ?
Đói bụng là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi nó nhận thấy nguồn năng lượng sử dụng đã gần cạn kiệt nên đưa ra các tín hiệu kích thích chúng ta thèm ăn và muốn ăn.
Đặc biệt, khi dạ dày bị trống rỗng một thời gian dài, các cơ thành dạ dày co bóp mạnh gây ra tiếng kêu ọc ọc. Đây cũng là dấu hiệu mà hệ thống tiêu hóa thông báo rằng chúng ta cần ăn.
Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ chính là thông báo chúng ta cần bổ sung thực phẩm, cảm giác đói bụng cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra nhiều vấn đề khác liên quan tới lối sống sinh hoạt và sức khỏe của bạn.
Trên thực tế, một trong những thắc mắc rất phổ biến của các chị em chính là nhanh đói bụng có phải có thai không?
Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Hà Thị Huệ, bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế cho biết, nếu người phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn bình thường để phục vụ cho quá trình phát triển của bào thai. Do đó, thời kỳ này, các chị em sẽ rất nhanh đói bụng, thèm ăn và ăn nhiều hơn.
10 lý do khiến mẹ bầu nhanh đói bụng
Mẹ bầu nhanh đói trong thai kỳ cũng cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Bao gồm:
Không cung cấp đủ protein
Protein (chất đạm) là dưỡng chất được liên kết bởi các amino acid, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Protein là vật liệu giúp xây dựng, phát triển cơ bắp, tham gia vào hầu hết hoạt động của tế bào để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
Do đó, thiếu protein, đặc biệt trong thời gian người phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như suy nhược cơ thể, không đảm bảo cho sự phát triển của thai.
Trong trường hợp mẹ bầu nhanh đói, kể cả khi trước đó đã ăn uống rất nhiều, hãy kiểm tra xem các thành phần dinh dưỡng có trong món ăn đã có protein hay chưa.
Thiếu protein có thể khiến mẹ bầu nhanh bị đói hơn so với bình thường.
Ngủ không đủ giấc
Đi ngủ là khoảng thời gian để một số các cơ quan của cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục. Nghiên cứu cho thấy, ngủ không đủ giấc có thể gây rối loạn một số hormone bên trong cơ thể, đặc biệt là ghrelin.
Ghrelin được biết tới là hormone gây đói. Khi dạ dày trống rỗng, hormone này được tiết ra nhằm kích thích cơ thể phát ra các “tín hiệu” muốn ăn cũng như làm tăng cảm giác thèm ăn.
Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng bất thường nồng độ hormone ghrelin, là nguyên nhân gây đói mặc dù bản chất cơ thể lúc này chưa thực sự cần được bổ sung năng lượng.
Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên ngủ ít nhất từ 7 tiếng trở lên để đảm bảo các cơ quan của cơ thể hoạt động một cách trơn tru.
Chế độ ăn ít chất béo
Chất béo thuộc 1 trong 3 nhóm dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Nó là nguồn cung cấp năng lượng khá dồi dào, là dung môi giúp cơ thể hấp thu các vitamin thiết yếu như vitamin A, E, D, K,…
Do là nguồn cung cấp năng lượng cao, tới 9 calo cho 1 gram chất béo nên nhiều người hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo để tránh bị dư thừa năng lượng gây tăng cân mất kiểm soát.
Tuy nhiên, quá hạn chế các nguồn cung chất béo cũng có thể khiến cơ thể bị thiếu đi dưỡng chất, gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ vitamin cùng nhiều chức năng quan trọng khác của cơ thể.
Khi bị thiếu chất béo, cơ thể cũng sẽ phát ra tín hiệu cần được cung cấp và tạo cảm giác thèm ăn, đói nhanh là một trong số đó.
Nếu bà bầu thường xuyên ăn uống mà vẫn có cảm giác đói, hãy kiểm tra chế độ ăn của bạn có phải có quá ít chất béo hay không. Nếu đúng, hãy bổ sung các thực phẩm chứa chất béo nhiều hơn.
Chất béo có nguồn gốc thực vật là chất béo tốt nhất dành cho cơ thể.
Không uống đủ nước
70-80% trọng lượng của cơ thể chúng ta là nước. Nước có nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt, chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng, đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể,… Do đó, không uống đủ nước có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Cảm giác nhanh đói ở bà bầu cũng có thể xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu nước. Các chuyên gia khuyến cáo người mẹ cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tối thiểu 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
Không ăn đủ chất xơ
Chất xơ là thành phần có trong các loại rau, củ quả, hoa quả, các loại hạt,… Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ không thể bị tiêu hóa.
Chất xơ gồm có 2 loại, chất xơ tan và không tan. Chúng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Không ăn đủ chất xơ có thể khiến các bà bầu nhanh đói hơn vì nhiệm vụ chính của chất xơ là tạo cảm giác no lâu nhờ kìm hãm tốc độ làm rỗng của dạ dày. Cũng chính nhờ ưu điểm này mà nhóm các thực phẩm giàu chất xơ luôn được khuyến nghị bổ sung và không thể thiếu cho những chế độ ăn kiêng.
Căng thẳng quá mức
Căng thẳng là một trạng thái tâm lý tiêu cực với các biểu hiện như tim đập nhanh, mặt đỏ, đổ mồ hôi lạnh, không làm chủ được cảm xúc, dễ nảy sinh cáu giận, quát tháo hoặc trở nên lầm lì.
Tình trạng căng thẳng thường làm sản sinh một lượng lớn hormone cortisol, chúng có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn, khiến các bà bầu mau đói hơn bình thường.
Uống nhiều rượu
Các thành phần trong rượu có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của một số hormone, đặc biệt là leptin – một hormone có nhiệm vụ ức chế sự thèm ăn.
Bên cạnh đó, rượu còn làm suy yếu chức năng phán đoán của trí não, khiến não hiểu sai các “tín hiệu” phát ra từ cơ thể. Chẳng hạn như mặc dù cơ thể không cần phải nạp năng lượng nhưng nó vẫn gây ra cảm giác chóng đói và thèm ăn.
>>> XEM THÊM: Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?
Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh có thể khiến cơ thể nhận ra là mình đã ăn đủ nên các bà bầu có thể nhanh bị đói hơn so với bình thường.
Trên thực tế, ăn quá nhanh là một thói quen không tốt cần phải thay đổi vì nó dễ khiến bà bầu không kiểm soát tốt được cân nặng của mình. Dư thừa cân nặng trong thai kỳ có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn em bé.
Tập thể dục liên tục
Với những người thường xuyên tập thể dục, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn nên họ có thể sẽ có cảm giác nhanh đói hơn. Điều này xảy ra tương tự với bà bầu.
Triệu chứng của bệnh lý
Cảm giác thèm ăn và nhanh đói cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý. Điển hình nhất là đái tháo đường.
Ở bệnh lý này, cơ thể không thể sử dụng insulin để vận chuyển đường đi vào trong các tế bào. Điều này khiến cơ thể hiểu nhầm cho rằng do chúng ta chưa bổ sung cho nó nên cảm giác thèm ăn, nhanh đói sẽ xuất hiện thường xuyên.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như bệnh cường giáp, trầm cảm, hội chứng tiền kinh nguyệt,… cũng có thể gây ra cảm giác nhanh đói.
Những dấu hiệu nhận biết có thai trong tháng đầu tiên
Trên thực tế, nhận biết bản thân có thai qua dấu hiệu cơ thể nhanh đói là không đủ. Bởi qua những chia sẻ ở trên, có rất nhiều nguyên nhân khác cũng có thể khiến người phụ nữ có cảm giác mau đói hơn bình thường.
Ngoài cảm giác nhanh đói, khả năng mang thai sẽ cao hơn nếu các chị em phụ nữ có những dấu hiệu sau:
Chậm kinh
Nếu như chị em đã đến kỳ kinh nguyệt mà vẫn chưa thấy máu kinh xuất hiện, rất có khả năng là chị em đã mang thai bởi trứng lúc này có thể đã thụ tinh thành công với tinh trùng và đang trên đường di chuyển tới tử cung làm tổ.
Mệt mỏi, khó thở
Khi mới mang thai, các hoạt động bên trong cơ thể phải thay đổi để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Cơ quan sớm phải làm việc nhiều hơn chính là hệ thống tim mạch và điều này có thể dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, khó thở ở các chị em phụ nữ.
Ngực đau, căng tức
Khi thai nhi xuất hiện, cơ thể sẽ có những thay đổi nhất định liên quan đến nồng độ các hormone, đặc biệt là estrogen. Sự thay đổi này có thể khiến ngực trở nên đau, căng tức do kích thước ngực lớn hơn bình thường.
Đau bụng dưới
Triệu chứng đau bụng dưới có thể xuất hiện ở một số bà bầu, thường xảy ra trong quá trình trứng đã thụ tinh với tinh trùng và đang trên đường di chuyển xuống tử cung làm tổ.
Đi tiểu nhiều
Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể xảy ra ở phụ nữ mang bầu do thai nhi làm tổ tại tử cung có thể kích thích lên bàng quang khiến các chị em thường xuyên buồn tiểu và đi tiểu.
Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu xong nhanh đói bụng có phải có thai không? Hy vọng với những thông tin chia sẻ vừa rồi sẽ giúp các chị em có thể nhanh chóng nhận biết cơ thể có đang mang thai hay không.
Nếu các chị em có thắc mắc về sức khỏe, hãy gọi tới số điện thoại đường dây nóng 0338.12.14.12 hoặc để lại thông tin tại mục Tư Vấn Trự Tuyến, các bác sĩ giàu kinh nghiệm của Phòng khám Y học Quốc tế sẽ tư vấn cho bạn bất kể thời gian nào.