Viêm đường tiết niệu là một căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Bệnh không những gây ra tình trạng đau đớn; khó chịu mà còn khiến cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Do đó, nhiều người truyền tai nhau rằng dùng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu rất tốt. Vậy điều này có đúng không? Lá trầu không có chữa được bệnh viêm đường tiết niệu thật hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Viêm đường tiết niệu hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiểu; nhiễm khuẩn tiết niệu. Đây là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra. Khi vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào bàng quang hay thận; chúng sẽ sinh sôi nảy nở và từ đó gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu. Từ đó, chúng tác động tiêu cực tới từng cơ quan của hệ tiết niệu và gây bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm đường tiết niệu
Là do vi khuẩn bội nhiễm ngược dòng niệu đạo vào bàng quang, trong đó, 80% là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra. Vi khuẩn này đi từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây ra tình trạng viêm niệu đạo, bàng quang rồi sau đó sinh sôi, phát triển và lây lan lên các bộ phận trên.
Một số ít trường hợp bị nhiễm viêm đường tiết niệu do các vi khuẩn đường ruột ký sinh ở ruột già gây ra hoặc do các bệnh lý khác như: sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, cao huyết áp,…
Viêm đường tiết niệu có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do cấu trúc niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nên khả năng viêm nhiễm vùng kín và cơ quan sinh sản cũng cao hơn.
Viêm đường tiết niệu được phân loại theo nhiều cách:
- Phân loại viêm đường tiết niệu theo vị trí gồm có:
- Nhiễm trùng niệu trên: viêm thận – bể thận mạn tính, viêm bể thận – thận cấp, viêm thận ngược chiều, thận hư mủ, áp xe thận.
- Nhiễm trùng niệu dưới: viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm bàng quang, viêm tinh hoàn.
- Phân loại viêm đường tiết niệu theo diễn biến bệnh gồm có:
- Viêm đường tiết niệu không biến chứng (đơn giản)
- Viêm đường tiết niệu biến chứng (phức tạp): thường gặp ở những người có vấn đề về hệ tiết niệu, đặt catheter đường tiết niệu, rối loạn thần kinh bài tiết, sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai,…
- Phân loại viêm đường tiết niệu theo mức độ tái phát gồm có:
- Nhiễm trùng tiết niệu tái đi tái lại.
- Nhiễm trùng tiết niệu riêng lẻ.
- Nhiễm trùng tiết niệu tái phát.
- Nhiễm trùng tiết niệu tái diễn.
Bệnh viêm đường tiết niệu sẽ gây ra các triệu chứng tại chỗ và triệu chứng toàn thân. Cụ thể:
Triệu chứng tại chỗ
Đôi khi, bệnh không phát ra những dấu hiệu gì bất thường mà là tình cờ phát hiện được khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu khám sức khoẻ tổng quát. Những đối tượng phổ biến thường gặp trong trường hợp này là: phụ nữ đang trong độ tuổi hoạt động tình dục, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tiểu đường,…
Người mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường sẽ có biểu hiện:
- Khó chịu khi đi tiểu tiện, tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, buồn đi tiểu nhiều lần, luôn có cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù vừa mới đi tiểu xong.
- Nước tiểu người bệnh thường sẽ có màu đục, mùi hôi nồng, có lẫn mủ hoặc máu.
- Người bệnh đi khám do cảm thấy đau hạ vị do viêm bàng quang hoặc đau vùng hông, lưng khi viêm thận – bể thận.
- Khi sỏi thận gây ứ nước, nhiễm trùng hay áp – xe thận sẽ gây đau đớn cho người bệnh khi khám ở vị trí này.
- Triệu chứng toàn thân
Trong cơ thể con người, thận chính là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với máu. Hàng ngày, thận có vai trò tiếp nhận một lượng máu lớn để lọc và hình thành nước tiểu. Vì vậy, một khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ niệu thì cũng rất dễ dàng xâm nhập vào máu và lan ra toàn cơ thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn máu nặng, thậm chí là gây sốc nhiễm khuẩn và đe doạ tính mạng. Lúc này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như: sốt cao, rét run ớn lạnh từng cơn, môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt tiều tuỵ, hốc hác.
Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp, bệnh có thể gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm như:
- Gây nhiễm trùng và tổn thương đường tiểu.
- Làm suy giảm chức năng thận, gây nhiễm trùng thận hoặc nặng hơn là suy thận
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới.
- Gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho nam giới: viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, tắc ống dẫn tinh,…
- …
TÌM HIỂU VỀ LÁ TRẦU KHÔNG
Trầu không là loại cây rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là loại cây thân leo, lá cuống bẹ, quả mọng lồi, phần đỉnh có lông mềm đặc trưng,… Trầu không có vị cay nồng, hắc, mùi thơm và có tính ấm theo quan niệm Đông y. Theo nghiên cứu, trầu không chứa rất nhiều hợp chất quý hiếm có lợi cho sức khỏe như: cineol, carvacrol, chavicol, eugenol, methyl,… cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác.
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trên khắp cả nước để lá ăn trầu. Tuy nhiên, hiện nay, tục ăn trầu không còn phổ biến như trước kia nữa nhưng trầu không vẫn là một nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Không chỉ vậy; lá trầu không thường được sử dụng làm thuốc bởi nó có rất nhiều công dụng tốt như:
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về răng miệng như: trị hôi miệng, bảo vệ răng miệng, hạn chế sâu răng, giảm nhiệt miệng,…
- Giảm đau: Lá trầu không có khả năng giảm đau tự nhiên rất hiệu quả như: giảm đau đầu, đau do bị thương bầm tím, các vết trầy xước da, sưng viêm,…
- Giảm lượng cholesterol xấu trong máu nhằm phòng ngừa các bệnh lý như: mỡ máu, tim mạch, gan nhiễm mỡ.
- Giúp điều trị bệnh đái tháo đường nhờ công dụng chống lại các chất oxy hóa trong cơ thể.
- Điều trị tình trạng mụn nhọt; mẩn ngứa với khả năng chống viêm và sát khuẩn cao.
LÁ TRẦU KHÔNG CHỮA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Trầu không được coi là một yếu tố tạo nên những bài thuốc quý. Theo quan niệm dân gian; lá trầu không rất tốt trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm bởi nó chứa chavicol; – một hoạt chất phenol có khả năng chống viêm rất tốt.
Theo nghiên cứu, 100gr trầu không có chứa đến 2,4% tinh dầu thơm có tác dụng kháng sinh hiệu quả. Vì vậy, trầu không giúp cơ thể kháng lại những tác nhân, virus, vi khuẩn gây bệnh; đặc biệt là các vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu, lỵ, trực khuẩn E.coli. Bên cạnh đó, trầu không còn có khả năng sát khuẩn; làm lành các tổn thương niêm mạc nên lá trầu không có thể chữa bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả.
Tác dụng phòng tránh viêm đường tiết liệu của lá trầu không.
Nếu bệnh nhân đang gặp phải các triệu chứng nhẹ của bệnh như: tiểu buốt nhẹ, hơi rắt, nước tiểu có màu vàng nhạt và chưa đậm mùi thì có thể sử dụng lá trầu không để vệ sinh vùng kín nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khiến bệnh nặng hơn.
Tuy nhiên; trong trường hợp bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu nghiêm trọng với các dấu hiệu như: tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ, nước tiểu đục, có màu lạ, có mùi hôi, căng tức bàng quang;… thì chứng tỏ vi khuẩn đang sinh sôi và phát triển mạnh mẽ; gây viêm nhiễm nặng lan rộng. Lúc này, việc sử dụng lá trầu không sẽ không có tác dụng hiệu quả nữa.
Chính vì vậy; bạn có thể sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu nhẹ hoặc để phòng tránh bệnh; nhưng nếu sau một thời gian mà triệu chứng không thuyên giảm; thì bạn hãy đi gặp bác sĩ để được thăm khám và được điều trị chuyên sâu hơn; tránh kéo dài thời gian mắc bệnh và tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm đường tiết niệu đã nặng; thì chắc chắn phải đi khám để được lên phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh nhằm ngăn chặn các biến chứng; không làm ảnh hưởng đến chức năng của thận và bàng quang.
MỘT VÀI CÁCH DÙNG LÁ TRẦU KHÔNG CHỮA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Sử dụng nước cốt lá trầu không
Đây là cách dùng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu đơn giản nhất mà vẫn đem lại hiệu quả cao; bởi cách này giúp giữ được nguyên vẹn dược tính của lá trầu không. Cách này có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đường tiết niệu nhanh chóng. Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
-Chuẩn bị
+ 7 – 9 lá trầu không tươi;
+ Sữa tươi;
+ Muối sạch.
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, sau đó; ngâm lá trầu với nước muối pha loãng trong khoảng 5 -10 phút rồi vớt ra rổ, để ráo nước.
- Bước 2: Sau khi lá trầu đã ráo nước; bạn hãy cho lá trầu vào máy xay sinh tố, thêm một chút nước và xay thật nhuyễn.
- Bước 3: Dùng rây để lọc bỏ bã trầu, chỉ lấy phần nước cốt.
- Bước 4: Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một chút sữa tươi vào nước cốt.
Với cách điều trị này, bạn nên uống 2 lần/ ngày và duy trì trong khoảng 2 tuần để đạt được hiệu quả cao nhất. Sau khi uống, bạn cũng nên súc miệng lại bằng nước lọc để tránh gây bỏng rát miệng; nhiệt miệng, nóng trong người vì trầu không vốn có tính nóng cao.
Kết hợp lá trầu không với rễ cau
- Chuẩn bị:
+ 10 gram lá trầu không;
+ 10 gram rễ cau.
- Bước 1: Rửa lá trầu không và rễ cau thật sạch.
- Bước 2: Cho cả 2 nguyên liệu vào nồi và đun sôi với 500ml nước lọc.
- Bước 3: Đun lửa nhỏ liu riu khoảng 5 phút cho tới khi nước rút còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
Bạn nên uống nước lá trầu không cùng rễ cau này 3 lần/ ngày; vào các buổi sáng, trưa, tối liên tục trong 1 tuần để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu.
Dùng nước lá trầu không để làm sạch vùng kín
Âm đạo và niệu đạo của phái nữ nằm ở vị trí rất gần với nhau, do đó; nếu một trong 2 cơ quan này bị viêm nhiễm thì vi khuẩn rất dễ lây lan sang cơ quan còn lại. Chính vì vậy, nữ giới bị viêm đường tiết niệu nên sử dụng lá trầu không để làm sạch vùng kín; nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
- Bước 1: Đem nắm lá trầu không đi rửa sạch với nước.
- Bước 2: Vò nát lá trầu không và thêm một chút muối.
- Bước 3: Đun sôi lá trầu không với 300ml nước.
- Bước 4: Chắt lấy phần nước lá trầu, để nguội bớt rồi dùng để rửa vùng kín.
Bạn có thể dùng nước lá trầu không để vệ sinh vùng kín mỗi ngày; rồi rửa lại bằng nước sạch. Chú ý rửa nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu để tránh làm tổn thương vùng kín.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin tìm hiểu về việc sử dụng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu. Mọi thắc mắc cần được giải đáp; bạn vui lòng nhấp chuột chọn CHAT VỚI BÁC SĨ ; hoặc gọi hotline của Đa Khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã số 0338.12.14.12 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.