Đi cầu ra dịch nhầy có thể xảy ra khi ăn phải những thực phẩm không đảm bảo. Tuy nhiên, đây cũng là cảnh báo của một số bệnh lý nghiêm trọng, có liên quan đến hệ tiêu hóa mà người bệnh không nên chủ quan. Cùng các bác sĩ chuyên khoa giải đáp chi tiết về hiện tượng đi cầu ra chất nhầy qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu về hiện tượng đi cầu ra dịch nhầy
Trong hệ tiêu hóa, tế bào niêm mạc ruột luôn được tái tạo mới, có 1 lượng chất nhầy nhất định có tác dụng bảo vệ các mô tế bào và cơ quan trong cơ thể đặc biệt là ở bề mặt niêm mạc ruột. Chất nhầy này giúp quá trình vận chuyển các chất cặn bã tới hậu môn và thải ra ngoài một cách dễ dàng.
Lượng chất nhầy được thấy nhiều nhất ở hệ tiêu hóa, tiết ra từ lớp niêm mạc lót ở mặt trong của ruột. Cơ thể khỏe mạnh sẽ sản xuất một lượng chất nhầy vừa đủ, nếu quan sát bằng mắt thường không thể phân biệt được theo phân ra ngoài.
Khi xuất hiện nhiều chất nhầy có thể nhìn bằng mắt thường lẫn trong phân thì đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về đường tiêu hóa.
Nguyên nhân gây đi ngoài ra dịch nhầy
Hiện tượng đi cầu ra dịch nhầy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân gây đi ngoài ra dịch nhầy thường gặp:
Đi ngoài ra dịch nhầy do táo bón kéo dài
Tình trạng táo bón khi chuyển sang mãn tính là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng tổn thương niêm mạc đường ruột. Điều này sẽ làm sản sinh ra chất nhầy và đi kèm theo nó là phân táo. Phân trở nên cứng hơn gây cọ xát với thành ruột khi đại tiện, chất nhầy vì vậy sẽ theo ra ngoài, thậm chí có thể lẫn với máu tươi.
Truo đi cầu ra dịch nhầy màu đỏ là do phần cứng chà xát mạnh vào thành niêm mạc đường ruột gây chảy máu. Để tránh tình trạng này, người bệnh nên uống nhiều nước, bổ sung thêm chất xơ, thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi, sữa chua cùng các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa khác. Đồng thời, hạn chế hoặc tránh xa những đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng hoặc các chất kích thích,… chúng gây cản trở quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến đi ngoài ra dịch nhầy.
Đi cầu ra chất nhầy do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái phát nhiều lần. Đây là một bệnh đường ruột phổ biến nhất, túy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tác động lớn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh.
Đây là tình trạng hoạt động của ruột bị kích thích. Lúc này, các chất nhầy cũng được sản xuất ra nhiều hơn bình thường, chúng sẽ lẫn với phân và tống ra ngoài, dẫn đến đi ngoài phân có nhầy.
Đi ngoài ra chất nhầy do viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là một bệnh mãn tính và rất dễ gặp. Bệnh khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, lượng chất nhầy được tiết ra một cách bất thường. Chúng có thể theo phân và được đẩy ra ngoài theo đường đại tiện. Tuy nhiên, ở mỗi trường hợp khác nhau thì lượng chất nhầy sẽ được tiết ra ngoài không giống nhau. Nếu bệnh nặng thì chất nhầy được tiết ra nhiều hơn và ngược lại. Một số trường hợp bệnh nhân bị viêm loét đại tràng còn đi cầu ra dịch nhầy kèm theo máu đỏ.
Đi ngoài ra chất nhầy do áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là tình trạng các mô mềm xung quanh vùng hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm, tạo thành các khối sưng đỏ và chứa mủ bên trong. Áp xe hậu môn gây khó chịu và đau đớn, nếu không được điều trị bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Các mô mềm xung quanh hậu môn sưng tấy, nướu kéo dài sẽ khiến người bệnh đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, khi có các dấu hiệu đi cầu ra dịch nhầy, người bệnh cần chữa trị sớm để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm.
Viêm ruột cấp tính
Tương tự như các bệnh về đường ruột khác, bệnh viêm ruột cấp tính có thể khiến người bệnh đi cầu r a dịch nhầy. Lúc này, lớp niêm mạc ruột tiết ra chất nhầy nhiều hơn do sự hoạt động của các vi khuẩn.
Đây là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa, là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm nói chung ở ruột gây ra do vi khuẩn và virus. Nếu như tình trạng viêm xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa cũng sẽ làm phá vỡ chức năng các cơ quan, gây đau đớn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bệnh trĩ gây đi cầu ra chất nhầy
Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt thường gặp ở những người thường xuyên ngồi lâu, làm việc tại văn phòng. Bệnh được chia thành 2 dạng là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Bệnh xảy ra khi những đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức và tạo thành búi trĩ. Nếu như không điều trị sớm, chúng có thể gây ra tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng và áp xe vùng hậu môn.
Ung thư hậu môn trực tràng
Đi cầu ra dịch nhầy màu vàng hoặc trắng đục thì có thể người bệnh đã bị ung thư trực tràng. Người bệnh có thể xuất hiện những dấu hiệu kèm theo như phân có hình dẹt, khác với bình thường. Những triệu chứng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và sau đó mất đi. Lúc này, cơ quan vẫn hoạt động bình thường nên nhiều người chủ quan không thăm khám sớm dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
>>> XEM THÊM|: Ra dịch nhầy màu hồng nhạt nguyên nhân do đâu
Giải đáp các hiện tượng đi ngoài ra dịch nhầy có màu
Ngoài vấn đề đi cầu ra dịch nhầy thì dưới đây là những thắc mắc thường gặp khi đi ngoài ra dịch nhầy có màu.
Đi cầu ra chất nhầy màu đen hoặc màu nâu
Đi cầu ra chất nhầy màu đen hoặc màu nâu có thể do sử dụng sắt chưa đúng liều lượng hoặc là dấu hiệu của các bệnh ung thư nguy hiểm.
- Uống sắt: Bổ sung sắt không đúng liều lượng khiến phần sắt được hấp thụ vào cơ thể và phần còn lại được chuyển hóa thành sắc tố màu đen dẫn đến hiện tượng đi cầu ra dịch màu đen.
- Chảy máu đường tiêu hóa: Khi đường tiêu hóa chảy máu, lượng chất nhầy tiết ra sẽ kèm theo máu cùng phân ra ngoài.
- Ung thư dạ dày: Dạ dày bị tổn thương, các niêm mạc dạ dày tiết ra chất nhầy nhiều hơn bình thường, xuất hiện tình trạng xuất huyết, đi cầu ra chất nhầy màu đen hoặc nâu.
- Viêm ruột cấp tính: Niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn đến chất nhầy tiết ra nhiều hơn. một số biểu hiện của bệnh như buồn nôn, ợ chua, đi ngoài,…
- Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân chính do ăn các thực phẩm không đảm bảo, thức ăn chưa qua chế biến kỹ khiến hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, dẫn đến một lượng lớn chất nhầy được tiết ra.
Đi ngoài ra dịch nhầy màu đỏ hoặc màu hồng
- Nứt hoặc kẹp hậu môn: Trực tràng xuất hiện các vết nứt, rạn có đường tính nhỏ chỉ vài cm. Nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh đi cầu ra máu, đau rát, khó chịu.
- Bệnh trĩ: Búi trĩ sưng to gây cản trở quá trình đào thải phân ra ngoài nên người bệnh dễ dàng bị chảy máu khi đi cầu khiến chất nhầy màu hồng.
- Xuất huyết tiêu hóa: Thực quản, dạ dày hoặc tá tràng bị viêm nhiễm, chảy máu. Người bệnh sẽ thấy ra máu khi đi cầu, lượng chất nhầy sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có màu khác nhau, chủ yếu là màu hồng.
- Viêm loét đại tràng: Niêm mạc đại tràng bị xuất huyết, tùy vào mức độ bệnh mà có thể lượng chất nhầy ra nhiều hoặc ít khác nhau.
- Ung thư trực tràng: Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và đời sống người bệnh.
Đi cầu ra dịch nhầy màu trắng đục
- Nhiễm khuẩn ruột: Các triệu chứng của bệnh thường gặp như đi cầu ra dịch nhầy màu trắng đục, đau thắt bụng, chán ăn, đi ngoài,…
- Hội chứng ruột kích thích: Người bệnh sẽ cảm thấy đau, chứng bụng, chảy máu, táo bón, cơ thể tiết ra một lượng chất nhầy khi đi cầu.
- Ung thư hậu môn: Ung thư hậu môn là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến ung thư hậu môn có thể do vi rút HPV, bệnh sinh dục,…
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Các mầm bệnh hoặc vi khuẩn gây bệnh khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây tổn thương, đi cầu ra dịch nhầy trắng đục.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị như thuốc hóa trị, xạ trị cũng có thể tác động đến hệ tiêu hóa và dẫn đến tình trạng đi ngoài ra dịch nhầy.
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng
- Viêm đại tràng: Lớp niêm mạc ở đại tràng bị tổn thương, dẫn đến các hiện tượng đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng.
- Tắc ruột: Chất thải bị ứ đọng và tắc nghẽn trong ruột dẫn đến đi cầu ra dịch nhầy màu vàng kèm theo biểu hiện đau thắt bụng, buồn nôn, chướng bụng,…
- Polyp hậu môn: Căng thẳng kéo dài hoặc do di truyền là những nguyên nhân gây polyp hậu môn thường gặp.Bệnh này có biểu hiện như đi ngoài ra chất nhầy, đau bụng, chán ăn,…
Cách điều trị đi cầu ra dịch nhầy
Đi ngoài ra dịch nhầy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chữa trị kịp thời.
Tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý:
- Tăng cường bổ sung chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Uống nhiều nước giúp cơ thể tránh được tình trạng đi vệ sinh ra dịch nhầy.
- Có thể sử dụng các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, rau xanh, hoa quả mọng để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh căng thẳng mệt mỏi.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng đi cầu ra dịch nhầy. Nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0338.12.14.12 hoặc CHAT TRỰC TUYẾN để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.