Bệnh lậu là căn bệnh xã hội có thể lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có thể ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, có khả năng gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài trực tràng và cổ họng; để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh lậu để biết cách phòng tránh và chữa trị hiệu quả thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh lậu là gì?
Lậu là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, đây là loại vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển ở các vị trí biểu mô của niệu đạo, âm đạo, hậu môn, mắt, miệng, cổ tử cung, trực tràng, hầu họng, kết mạc. Chúng khuếch tán tới da, khớp gây ra viêm loét, viêm đa khớp di cư hoặc viêm xương khớp nhiễm khuẩn. Mầm bệnh sẽ phát triển trong cơ thể mà không có những biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh khó nhận biết.
Đối với nữ giới thường có biểu hiện đau bụng dưới, tiểu buốt, miệng lở loét, khi bệnh nặng hơn có thể xuất hiện mủ ở niệu đạo hoặc chảy máu. Những dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với viêm âm đạo. Với nam giới khi mắc bệnh lậu thường có cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt, có dịch mủ ở niệu đạo, vùng ben nổi hạch, mệt mỏi, kiệt sức.
Bệnh lây truyền như thế nào?
Vi khuẩn lậu có thể lây nhiễm khi quan hệ tình dục hoặc lây từ mẹ sang con khi sinh nở. Bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến, có nhiều nguy cơ gây lây nhiễm bệnh lậu.
Lây truyền qua đường tình dục
Có đến 90% số ca mắc bệnh lậu là do lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Những đối tượng dễ bị lây nhiễm thường có đời sống tình dục phức tạp, quan hệ với nhiều bạn tình đặc biệt là với gái mại dâm, không sử dụng bao cao su,…
Vi khuẩn lậu hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường miệng hoặc hậu môn, vì vậy không chỉ nhiễm trùng niệu đạo mà khi quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn cũng có nguy cơ mắc bệnh lậu.
Lây từ mẹ sang con
Một số trường hợp lây từ mẹ sang con qua đường sinh đẻ, thai nhi sẽ theo ống sinh ra ngoài như vậy có thể tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn lậu ở âm đạo.
Trẻ sơ sinh có khả năng nhiễm vi khuẩn lậu cầu và xuất hiện những vết lở loét. Trường hợp nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu, gây ra tổn thương cho cơ thể bé và thậm chí là tử vong nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời.
Lây nhiễm qua đường máu
Vi khuẩn lậu tồn tại trong máu của người bệnh nên sẽ lây nhiễm khi sử dụng chung kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở hoặc sử dụng chung đồ với người bệnh, tuy nhiên trường hợp này thường ít gặp hơn do vi khuẩn lậu khá yếu, chết đi khi ra khỏi cơ thể người.
Bệnh lậu ở nam giới khác gì ở nữ giới?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lậu, đặc biệt là người đã có quan hệ tình dục. Tuy nhiên các bệnh lậu ở nam và nữ lại có triệu chứng khác nhau.
Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới.
Đối với nam giới thời gian ủ bệnh từ 1 đến 14 ngày tùy thuộc vào thể trạng mỗi người mà sẽ có các triệu chứng lâm sàng khác nhau:
- Viêm niệu đạo: đây là biểu hiện thường gặp của người bị bệnh lậu. Các triệu chứng như ngứa ở miệng sáo, hố thuyền, mép ở miệng sáo đỏ và hơi sưng, khi lậu cầu phát triển ở niêm mạc niệu đạo trước xuất hiện viêm xuất tiết. Tiểu buốt kèm theo mủ màu vàng hoặc xanh. Viêm niệu đạo khi mắc khuẩn lậu nếu không được điều trị có thể gây viêm mào tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt,…
- Nhiễm trùng hậu môn, trực tràng: triệu chứng này thường gặp ở người quan hệ tình dục đồng nam. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa hậu môn, chảy dịch mủ nhầy ở hậu môn, tiêu chảy hoặc táo bón, hậu môn có mủ, phù nề nghiêm trọng.
- Nhiễm trùng hầu họng: người quan hệ tình dục bằng miệng dễ mắc các vấn đề về khoang miệng đặc biệt là nhiễm trùng hầu họng. Biểu hiện của bệnh do lậu sẽ viêm hầu họng, viêm amidan hoặc thấy sưng hạch ở cổ, kèm theo triệu chứng sốt cao. Nam giới mắc bệnh lậu cũng có thể nhiễm trùng các cơ quan khác như viêm kết mạc mắt hoặc nhiễm trùng da.
Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới thường khó nhận ra, chính vì vậy thường khi bệnh đã chuyển biến nặng thành mãn tính thì mới được phát hiện.
Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới
Thời gian ủ bệnh ở nữ giới từ 14 ngày trở lên, sau đó người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng:
- Đái rắt, đái buốt, gặp khó khăn tiểu tiện.
- Đau vùng xương chậu sau khi quan hệ, đau bụng dưới, đau lưng.
- Xuất hiện tình trạng viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm vòi trứng. Khi ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra
- Cổ tử cung sưng đỏ, chạm vào có máu chảy ra, mủ từ ống tử cung chảy ra ngoài.
- Tiết dịch bất thường màu trắng hoặc vàng từ âm đạo.
Khi xuất hiện các biểu hiện ở cả nam và nữ nói trên, người bệnh cần đi khám sản phụ khoa để làm các xét nghiệm cần thiết và có phương pháp điều trị sớm, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Thời gian ủ bệnh và các giai đoạn của bệnh lậu
Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu thời gian ủ bệnh. Tùy vào thể trạng mỗi người mà thời gian phát bệnh sẽ khác nhau, ngoài ra còn phụ thuộc vào độ mạnh yếu của vi khuẩn.
Thông thường bệnh lậu sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 14 ngày. Trong khoảng thời gian này tuy người bệnh chưa nhận ra được những triệu chứng lâm sàng nhưng đã có thể lây bệnh cho người khác. Đặc biệt giai đoạn ủ bệnh lậu có thể tấn công sang cơ quan khác như cổ tử cung, trực tràng, niệu đạo.
Một trong những yếu tố có thể tác động đến thời gian ủ bệnh là sức khỏe của người nhiễm. Trường hợp người bệnh có sức khỏe suy yếu, thường xuyên sử dụng các chất kích thích và ít vận động sẽ có thời gian ủ bệnh ngắn và phát bệnh nhanh hơn. Đối với thể trạng của người bệnh tốt, đang sử dụng thuốc kháng sinh thì thời gian ủ bệnh kéo dài hơn do kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn lậu cầu.
Có 3 giai đoạn phát triển của bệnh lậu:
- Giai đoạn 1: đây là thời gian vi khuẩn lậu tấn công vào niệu đạo, chúng có thể phát triển sau 36 tiếng.
- Giai đoạn 2: vi khuẩn lậu cầu bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
- Giai đoạn 3: xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Các biến chứng thường gặp của bệnh lậu
Bệnh lậu nguy hiểm nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả nam và nữ.
Biến chứng bệnh lậu với nam giới
Nam giới mắc bệnh lậu ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Khi vi khuẩn lậu tấn công gây tiểu buốt, tiểu rắt kéo dài tăng nguy cơ chít hẹp niệu đạo, hẹp ống dẫn tinh thậm chí là tắc nghẽn ống dẫn tinh gây vô sinh ở nam giới.
Ngoài ra, biến chứng nặng nhất của bệnh lậu chính là viêm tinh hoàn. Nguyên nhân chính do Chlamydia trachomatis gây ra. Biểu hiện của bệnh thường có cảm giác đau bụng, một bên bìu sưng to, niệu đạo đau, sốt, buồn nôn,… Một số bệnh viêm nhiễm khác mà người bị lậu dễ gặp là viêm quy đầu, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt.
Biến chứng bệnh lậu ở nữ giới
Đối với nữ giới khi mắc bệnh lậu có nguy cơ viêm tiểu khung dẫn đến tạo thành túi mủ trong ổ bụng, mãn tính ở tiểu khung. Tình trạng này kéo dài làm xơ hóa hẹp vòi trứng ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sinh sản của nữ giới, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai nhiễm vi khuẩn lậu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi gây mù lòa, viêm màng não, nhiễm khuẩn khớp gối, nhiễm khuẩn máu và tăng nguy cơ sinh non, nhiễm khuẩn ối.
Một biến chứng rất nặng là viêm màng não và viêm màng tim gây tổn hại van tim, van động mạch chủ đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra rất thất chỉ 1 đến 3%.
Vì song cầu khuẩn lậu có thể di chuyển theo đường máu nên rất dễ gây nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể và nhiễm trùng máu. Khi chúng lan tới mắt dễ viêm mắt, mù lòa.
Các triệu chứng của bệnh lậu khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, tự ti và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời còn tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác.
Phương pháp xét nghiệm bệnh lậu
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, ngoài tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ còn có thể dựa vào kết quả của các xét nghiệm.
- Phương pháp phát hiện trực tiếp: nhuộm tiêu bản, bắt màu Gram (-) phát hiện gonorrhoeae, bạch cầu đa nhân trong và ngoài.
- Phương pháp nuôi cấy và tách: trong môi trường Thayer-martin chọn lọc hoặc thạch sô cô la, nhiệt độ 35-36 ° C, CO2 3% -10%. Bác sĩ có thể xác định sự hiện diện của khuẩn lạc nghi ngờ bệnh lậu trong vòng 24 đến 48 giờ.
- PCR (phản ứng chuỗi polymerase) là một công nghệ mới có độ đặc hiệu và độ nhạy cao.
Cần khám và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân để phân biệt bệnh lậu với các bệnh viêm niệu đạo không do lậu, như viêm niệu đạo do nấm Candida, ký sinh trùng Trichomonas, tụ cầu và liên cầu.
Trước khi xét nghiệm, người dân tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga. Ngoài ra, nên hạn chế ăn đồ ngọt, chứa nhiều đường và tinh bột, chất béo,…những người đang dùng thuốc kháng sinh nên đến gặp bác sĩ. Đồng thời, hãy tuân thủ các hướng dẫn, khuyến nghị và yêu cầu của bác sĩ.Khuyến khích mọi người uống nhiều nước lọc trước khi khám, giữ thái độ tốt và luôn nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe tốt.
Các cách điều trị bệnh lậu
Bệnh lậu ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đối với trường hợp bệnh nặng hơn với những biến chứng nguy hiểm thì cần can thiệp bằng ngoại khoa để điều trị dứt điểm.
Sử dụng spectinomycin 2g hoặc ceftriaxone 250mg để tiêm bắp liều duy nhất sau đó dùng Doxycyclin 100mg uống 2 viên/ngày đối với bệnh chưa biến chứng.
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Những phương pháp phòng ngừa bệnh lậu
Bệnh lậu những năm gần đây đang có xu hướng tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 62 triệu người mắc bệnh lậu trong tổng số 390 triệu người bệnh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Hiện nay tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đang ngày một gia tăng, đặc biệt là bệnh lậu. Vì vậy, việc ngăn chặn các dịch bệnh lây lan là rất quan trọng. Để phòng tránh bệnh lậu, mọi người cần lưu ý những câu hỏi sau:
- Một vợ một chồng hoặc chỉ có một bạn tình. Trong trường hợp quan hệ tình dục với nhiều người, cần có các biện pháp bảo vệ như bao cao su.
- Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh này, bạn cần đi xét nghiệm để xác định và điều trị càng sớm càng tốt.
- Thực hiện một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống khoa học mới có được sức đề kháng tốt. Điều này sẽ giúp mọi người có sức đề kháng tốt hơn. Trong trường hợp nếu không may tiếp xúc với máu của người bệnh cũng sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm vi khuẩn.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe phòng chống dịch bệnh.
- Thực hiện thăm khám nam khoa, phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh lậu để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Điều trị bệnh lậu ở đâu?
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế được đánh giá là cơ sở uy tín, an toàn được người tin tưởng lựa chọn là nơi điều trị bệnh lậu hàng đầu tại Hà Nội. Phòng khám trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế. Địa chỉ phòng khám tại số 12 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Phòng khám là cơ sở thăm khám sản phụ khoa, nam khoa uy tín được đầu tư cả về nguồn lực con người cũng như các thiết bị y tế và phương pháp hiệu quả.
Đây là nơi hội tụ nhiều bác sĩ giỏi đã từng làm việc tại những bệnh viện lớn, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, nam khoa tại Hà Nội.
Đến với phòng khám bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, bệnh nhân đều được thăm khám và điều trị bằng trang thiết bị tân tiến được nhập khẩu 100% từ các nước có nền y học phát triển nhất để cho ra kết quả chính xác, phục vụ cho việc chữa trị nhanh chóng, hiệu quả
Chi phí khám chữa bệnh phù hợp, được tư vấn và thông báo ngay từ đầu. Thông tin bệnh nhân tuyệt đối bảo mật. Phòng khám luôn nhận được những phản hồi tích cực và có được sự tin cậy từ những bệnh nhân đã đến thăm khám. Hiện nay phòng khám còn có rất nhiều ưu đãi, khuyến mại về chi phí thăm khám hỗ trợ cho bệnh nhân.
Đối với điều trị bệnh lậu tại phòng khám các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp kết hợp sử dụng thuốc chuyên khoa, kỹ thuật hiện đại và tăng cường miễn dịch để ngăn bệnh tái phát. Phương pháp cụ thể như sau:
- Sau khi thăm khám và biết được mức độ bệnh cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Sử dụng thuốc chuyên khoa được xem là chủ đạo giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn lậu đồng thời cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Đối với bệnh nhân nhờn thuốc hay tái phát sẽ được chỉ định làm kháng sinh đồ trước khi điều trị để tìm loại thuốc phù hợp giúp ngăn chặn triệt để sự phát triển của lậu cầu.
- Kỹ thuật tiêu viêm ngoài da NE-9100D thế hệ mới: Các bước sóng của kỹ thuật này sẽ tiêu viêm sâu vào các ngóc ngách tế bào nhiễm bệnh, vùng viêm giảm ngay 50% sau lần điều trị đầu tiên, các bước sóng nhanh chóng khu trú tại vùng tổn thương, thúc đẩy tăng sinh tế bào và tăng nhanh hiệu quả điều trị.
- Kết hợp với các bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh, thanh nhiệt giải độc, nâng cao sức đề kháng cơ thể, lợi tiểu,… nhanh chóng phục hồi sức khỏe, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.
Phương pháp này thực sự đã mang lại hiệu quả cho những trường hợp bệnh nhân bị tái phát nhiều lần.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bệnh lậu. Mong rằng với những chia sẻ này đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức quan trọng để từ đó biết cách phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả khi gặp căn bệnh này. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc về sức khỏe nào khác hãy gọi đến số điện thoại: 0836.633.399 hoặc để lại thông tin liên hệ [TẠI ĐÂY] để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.