Liệu đối với những chị em phụ nữ đang mang bầu, cơ thể đang rất nhạy cảm thì việc ăn mắm nêm có phải sự lựa chọn đúng đắn. Vậy bà bầu ăn mắm nêm được không ? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất nhé !
Bà bầu ăn mắm nêm được không?
Mắm nêm (mắm cái) là một món ăn đặc sản của người miền Trung Việt Nam, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và đậm đà. Đây là một dạng sản phẩm lên men từ cá. Cá đầu tiên được mang đi rửa sạch, phơi nắng cho ráo rồi mang đi ướp muối, lên men. Mắm nêm có hai loại: dạng nguyên con ( cá cơm,…) và dạng xay nhuyễn ( cá trích, cá nục,…). Mắm nêm thường được sử dụng để ăn kèm cùng với rất nhiều món ăn như: thịt quay, đậu phụ, lẩu nhúng,… Ngoài ra, do mắm nêm được làm từ cá nên nó có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Nhưng liệu bà bầu ăn mắm nêm được không? Câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn mắm nêm với mức độ vừa phải và đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.
Thành phần dinh dưỡng trong mắm nêm
Mắm nêm là sản phẩm lên men được làm từ các loại cá. Do đó, nó có vị ngọt và đậm đà tự nhiên khi ăn kèm các món ăn sẽ mang lại hương vị hấp dẫn không lẫn vào đâu được. Ngoài ra, loại mắm này còn có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người như Omega – 3, protein, sắt, vitamin B1, B2, B12…
Tác dụng của mắm nêm đối với bà bầu
Việc sử dụng mắm nêm không chỉ giúp làm dậy hương vị của món ăn, kích thích vị giác của mẹ bầu mà nó còn mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Cụ thể như sau:
Cung cấp sắt
Trong mắm nêm có hàm lượng chất sắt rất dồi dào. Đây là một loại khoáng chất rất cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể, giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, sinh non, băng huyết ở sản phụ.
Sắt là một thành phần cấu tạo nên hemoglobin – đây là một loại protein có trong cấu trúc của hồng cầu, đảm nhiệm vai trò vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu cơ thể thai phụ bị thiếu sắt thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi, làm tăng nguy cơ thiếu máu, sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng sau sinh như: băng huyết. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai nếu ăn các món ăn được chế biến từ các loại nước mắm, trong đó có mắm nêm như: thịt kho, cá kho, …thì sẽ trở nên khỏe mạnh, “chắc da chắc thịt”.
Ở phụ nữ mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên khoảng 50% so với bình thường, nhu cầu sắt cần thiết cho mỗi ngày là vào khoảng 30 mg. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 10ml mắm nêm thì sẽ có chứa 10 mg sắt. Nếu thai phụ sử dụng mắm nêm với một mức độ vừa phải và đúng cách, thì sẽ có thể làm giảm nguy cơ thiếu máu.
Cung cấp chất béo Omega 3 (DHA và EPA)
Trong mắm nêm có chứa rất nhiều Omega 3. Đây là một loại axit béo đóng vai trò quan trọng cho nhiều hoạt động trong cơ thể. Omega 3 giúp làm giảm mỡ máu, cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, đây còn là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Ngoài ra, Omega 3 còn có tác dụng cải thiện và ngăn ngừa tình trạng trầm cảm sau sinh ở mẹ bầu. Trẻ sơ sinh được cung cấp Omega 3 đầy đủ cũng có sức đề kháng tốt hơn.
Cung cấp các acid amin quan trọng cho cơ thể.
Axit amin là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào, sửa chữa và làm lành các các mô, tạo ra kháng thể để cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Trong 8 loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được thì mắm nêm có chứa đến 5 loại đó là: valine, isoleucine, phenylalanine, methionine, lysine.
Cung cấp vitamin B12
Vitamin B12 là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu. Đồng thời, loại vitamin này cũng giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và carbohydrate thành năng lượng. Trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên chú ý bổ sung đầy đủ vitamin B12 để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
Vitamin B12 cũng là một loại vitamin mà cơ thể không thể tự tổng hợp, mà buộc phải bổ sung từ các thực phẩm bên ngoài. Mà trong mắm nêm thì có chứa rất nhiều vitamin B12. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong 100 ml mắm nêm sẽ có chứa 5 mcg vitamin B12.
Bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không?
3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ sẽ khiến các mẹ bầu gặp phải các triệu chứng ốm nghén như: mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với mùi, chán ăn… Do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo: Trong giai đoạn này, các chị em nên hạn chế ăn mắm nêm để cảm thấy dễ chịu hơn.
Tại sao bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn mắm nêm?
- Chứa nhiều vi khuẩn gây hại: Mắm nêm được làm từ thực phẩm tươi sống, chưa được nấu chín ở nhiệt độ cao nên nó có thể chứa nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Tiêu biểu nhất là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể thì sẽ có thể gây ra các biểu hiện như: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt,… cho mẹ bầu.
- Lượng muối ướp trong cá quá lớn: Để cá không bị hỏng, thối trong quá trình lên men, người chế biến sẽ bỏ một lượng muối khá lớn để ướp cá. Thai phụ nếu ăn nhiều mắm nêm thì sẽ khiến cho cơ thể bị tồn đọng một lượng muối lớn. Điều này sẽ khiến cho thai phụ phải đối mặt với những nguy cơ như: phù nề, tăng huyết áp hoặc tiền sản giật.
- Cá biển có thể bị nhiễm chì hoặc thủy ngân: Trong cá biển sẽ có thể chứa một lượng chì và thủy ngân nhất định. Nếu các thai phụ ăn quá nhiều mắm nêm thì có thể sẽ bị nhiễm độc chì hoặc thủy ngân. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ như: sảy thai, sinh non hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh (mù, câm, điếc,…).
Như vậy, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, các thai phụ cần hạn chế sử dụng mắm nêm, nếu muốn ăn thì cần phải chú ý chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Hướng dẫn bà bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm đúng cách
Các chị em phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần hạn chế việc tiêu thụ mắm nêm. Tuy nhiên, nếu các mẹ bầu quá thèm và vẫn muốn ăn thì nên chú ý chỉ ăn mắm nêm từ 1 – 2 lần mỗi tháng để cơ thể có thể đào thải được hết độc tố có trong mắm nêm ra bên ngoài nhằm đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
Ngoài ra, khi sử dụng mắm nêm, mẹ bầu cần nấu chín ở nhiệt độ cao. Sau khi trải qua quá trình chế biến, đun sôi, nấu chín thì toàn bộ các loại vi khuẩn sẽ được tiêu diệt và không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào cho sức khỏe của mẹ bầu.
Mẹ bầu cần chú ý không nên ăn mắm nêm ở các cửa hàng vỉa hè. Bởi các món ăn tại đây không được kiểm định về chất lượng và không đảm bảo vệ sinh. Do đó, dễ gây ra ngộ độc thực phẩm để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Lưu ý khi bà bầu ăn mắm nêm
Để việc ăn mắm nêm phát huy công dụng tốt nhất, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, các mẹ bầu cần phải chú ý một số điều dưới đây:
- Các thai phụ chỉ nên ăn mắm nêm từ 1-2 lần/ tháng, tránh ăn quá nhiều.
- Mắm nêm chỉ nên sử dụng trong các món ăn nấu chín bởi phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ bị tiêu diệt trong quá trình đun nấu ở nhiệt độ cao.
- Có một số người thường bỏ thêm dứa vào trong mắm nêm để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì không nên làm điều này bởi vì dứa có thể kích thích tử cung co bóp mạnh và dẫn đến tình trạng sảy thai.
- Bà bầu không nên ăn mắm nêm ở các quán vỉa hè bởi các món ăn tại đây thường không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc là rất cao.
Ngoài mắm nêm, thì các mẹ bầu có thể sử dụng một số loại mắm khác như:
- Mắm ruốc
Mắm ruốc là loại mắm được làm từ con ruốc hay còn gọi là tép moi. Chúng thường sống ở những vùng nước lợ hay nước mặn. Loại mắm này thường được sử dụng làm nước chấm hoặc gia vị mặn khi chế biến món ăn.
Trong mắm ruốc có chứa nhiều protein, axit béo, Omega 3,…, có tác dụng tăng cường đề kháng, thúc đẩy quá trình hấp thu chất đạm trong cơ thể và hỗ trợ quá trình phát triển hệ thần kinh và trí não cho thai nhi.
Thai phụ hoàn toàn có thể ăn mắm ruốc nhưng không nên ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các mẹ bầu nên chọn mua mắm ruốc tại những cơ sở uy tín. Ngoài ra, các chị em cũng nên chưng hoặc nấu chín mắm ruốc trước khi ăn để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
- Mắm tôm
Mắm tôm là món ăn không hề xa lạ đối với người dân Việt Nam. Loại mắm này là sản phẩm của quá trình lên men con moi biển, tôm hoặc con khuyết.
Mắm tôm có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người như: Protein, vitamin B, axit amin, Omega 3 giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch, gan nhiễm mỡ và nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu. Đồng thời, giúp hỗ trợ quá trình phát triển trí não và thị lực của thai nhi.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì trước khi ăn mẹ bầu nên chưng mắm tôm với dầu nóng để tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Mong rằng qua bài viết trên đây, các bạn có thể giải đáp được băn khoăn bà bầu bầu ăn mắm nêm được không. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, các bạn vui lòng nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được các bác sĩ tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.