Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đi cùng với niềm vui khi được làm mẹ thì cũng có những sự lo lắng, đặc biệt là với những người lần đầu mang thai. Bầu 3 tháng em bé biết đạp chưa là thắc mắc của nhiều người. Cùng các chuyên gia giải đáp chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.
Sự phát triển của thai nhi 3 tháng tuổi
Bước vào tháng thứ 3 của thai kỳ, thai nhi dần cứng cáp hơn, ngón tay, ngón chân cũng trở nên hoàn thiện, bé đã có thể cử động ngón tay. Cơ quan sinh dục bắt đầu xuất hiện và phát triển.
Từ giai đoạn này, các bác sĩ đã có thể đo được nhịp đập của tim thai nhờ vào các thiết bị đo chuyên dụng để biết tình trạng sức khỏe của bé. Một số cơ quan trong cơ thể như hệ tuần hoàn, tiết niệu cũng dần được hoàn thành. Mẹ bầu có thể cảm nhận được sự hiện diện của bé trong bụng, phát triển từng ngày.
Thai nhi 3 tháng sẽ từng bước chuyển từ phôi thai thành một cơ thể em bé hoàn chỉnh. Có những bước đầu phát triển như: mức cân nặng trung bình khoảng 14g, chiều dài khoảng 5.4cm. Cơ thể bé trở nên cứng cáp hơn, hình thành cơ quan sinh dục, ngón tay và ngón chân phát triển, xuất hiện mí mắt, mọc tóc. Hệ tuần hoàn, tiết niệu cũng dần được hoàn thành. Lúc này, bé đã có những cử động đầu tiên hay còn được gọi là thai máy. Tuy nhiên, vì cử động còn nhẹ nhàng nên mẹ khó nhận ra được.
Đặc biệt, trong 3 tháng đầu bé sẽ bắt đầu hình thành các tế bào não, hệ thần kinh và hình thành một đặc điểm riêng biệt khiến bé yêu của bạn không giống bất kỳ ai – đó chính là vân tay. Bên cạnh đó, đến tháng cuối của tam cá nguyệt thứ nhất, bé đã có những hoạt động tay chân rõ ràng hơn, các cơ quan quan trọng đều đã hoạt động và tạo ra sự kết nối với nhau.
Bầu 3 tháng em bé biết đạp chưa?
Thai 3 tháng tuổi đã biết đạp chưa? là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm tìm hiểu. Tháng thứ 3 của thai kỳ, ngón tay và ngón chân đã phát triển rõ ràng hơn. Lúc này khuỷu chân, cổ chân, khuỷu tay của bé bắt đầu có sự phân chia và hoạt động. Nếu mẹ bầu để ý thì có thể cảm nhận được những cử động của bé trong bụng. Những cử động huơ tay, nấc, quay qua quay lại, đạo, cựa quậy tạo ra cảm giác khá giống nhau khiến mẹ khó phân biệt được mà chỉ có thể phát hiện qua siêu âm thai vì các cử động hầu như còn rất yếu.
Thai nhi 3 tháng đã bắt đầu có những động tác co duỗi, đá chân khiến mẹ cảm nhận thấy bé đang đạp. Nhưng thực chất, cử động này rất nhẹ, chỉ thoáng qua khiến mẹ bầu có thể bỏ lỡ khoảnh khắc này. Đến tuần thứ 18 thì những động tác đạp của bé sẽ rõ ràng hơn, tuần thứ 24 trở đi thì mẹ có thể thường xuyên cảm nhận được bé đạp trong bụng một cách mạnh mẽ hơn.
Trong quá trình thai nhi phát triển trong bụng mẹ, bé không chỉ đạp mà còn thực hiệnc ác động tác chuyển động của cơ hoành, huơ tay, nấc, nhào lộn,… Bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài bụng mẹ như âm thanh hoặc ánh sáng, thậm chí là thực phẩm mẹ tiêu thụ.
3 tháng đầu bé chỉ cử động nhẹ nhàng, càng về những tháng sau của thai kỳ khi bé đã phát triển với tốc độ bình thường thì có thể thực hiện đạp 15 đến 20 lần 1 ngày và thường đạp nhiều sau bữa ăn của mẹ để phản ứng lại.
Thai 3 tháng tuổi mà mẹ vẫn chưa cảm thấy cử động, đạp, máy thì có sao không?
Mỗi thai nhi sẽ có một hình thức hoạt động và số lần cử động khác nhau. Phụ nữ mang thai là những người cảm nhận được điều này một cách trực tiếp và rõ ràng. Nhiều yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của bạn về chuyển động của bé. Ví dụ, khi nhau thai ở phía trước tử cung hoặc lưng của bé ở phía trước, bạn có thể không cảm nhận được chuyển động của bé khi nằm ngửa.
Vì vậy, khi mang thai, bà bầu cần chú ý đến quy luật vận động của bé. Điều quan trọng là em bé có giảm hoặc thay đổi các kiểu vận động so với các giai đoạn trước hay không. Nếu có, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được đánh giá thêm. Nếu quá bận, thì có thể theo dõi cử động của bé mỗi ngày một lần trong thời gian nghỉ ngơi, tốt nhất là vào một thời điểm nhất định trong ngày. Đồ ăn nhẹ có thể làm cho bé hoạt động nhiều hơn.
Một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần mạnh có thể khiến bé ít hoạt động hơn. Rượu và chất kích thích cũng có thể ảnh hưởng đến cử động của bé.
Một số thắc mắc về thai nhi 3 tháng tuổi mẹ bầu cần biết
Bộ phận sinh dục thai nhi 3 tháng tuổi
Bộ phận sinh dục của bé là một trong những sự phát triển quan trọng của thai nhi 3 tháng tuổi.
- Đối với bé trai: Bộ phận sinh dục của bé trai xuất hiện rãnh sinh dục từ tuần thứ 9 của thai kỳ. Sang tuần thứ 10, chồi sinh dục sẽ phát triển thành tuyến tiền liệt, đến tuần thứ 12 thì bé trai sẽ có dương vật, nếp niệu đạo và hậu môn. Hệ niệu đạo của bé được hoàn thiện trong tuần thứ 14.
- Đối với bé gái: Bộ phận sinh dục của bé gái xuất hiện buồng trứng và bắt đầu sản xuất trứng vào tuần thứ 12. Đến tuần 20 thì sẽ có 7 triệu quả trứng trong buồng trứng.
Phát hiện bộ phận sinh dục của bé ở tuần thứ 12 giúp mẹ bầu biết được giới tính của con qua việc siêu âm. Các bác sĩ có thể thấy được hình ảnh của dương vật hoặc âm vật để dự đoán sơ bộ về giới tính của bé. Tuy nhiên, kết quả này chỉ có tỉ lệ chính xác khoảng 50% đến 80%
Thai nhi 3 tháng tuổi cần làm những xét nghiệm gì?
Giai đoạn thai được 3 tháng tuổi, mẹ bầu cần làm một số xét nghiệm được chỉ định để đánh giá tình hình sức khỏe của thai nhi và tầm soát các dấu hiệu bất thường nếu có. Cụ thể:
- Đo độ mờ da gáy: vùng da dưới gáy của bé là nơi tích tụ chất dịch tạo ra một khoảng sáng ở khu vực này được gọi là độ mờ da gáy. Đây là xét nghiệm được thực hiện vào tuần 11 đến tuần 13 của thai kỳ. Dựa vào kết quả của độ mờ da gáy sẽ biết được những bất thường của nhiễm sắc thể và hình thái thai nhi. Thông thường, độ mờ da gáy càng cao thì khả năng thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, hoặc hội chứng down càng lớn.
- Xét nghiệm Double test: Xét nghiệm này có tác dụng phát hiện được nguy cơ mắc các bệnh patau, down, edward.
- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu trong thai kỳ sẽ giúp mẹ biết nguy cơ thiếu chất, thiếu máu hay không để từ đó biết cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cho cơ thể.
- Xét nghiệm chỉ số MCH và MCV: đây là 2 chỉ số giúp tầm soát bệnh Thalassemia – bệnh tan máu bẩm sinh khá phổ biến. Đây là bệnh có tính di truyền nên thai phụ cần làm xét nghiệm để hạn chế nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi.
Thai nhi 3 tháng tuổi, mẹ bầu nên làm gì?
Thời điểm 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu phải trải qua những cơn ốm nghén, nhiều triệu chứng mệt mỏi. Khi các dấu hiệu này kết thúc, mẹ bầu cần chú ý tăng cường dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe.
Mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế để cơ thể bị đói. Ngoài bữa ăn chính, mẹ còn chuẩn bị nhiều món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng có thể dùng làm bữa phụ.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ nên tăng cường nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ tinh thần vui vẻ, thư thái, tuyệt đối tránh lo lắng, căng thẳng quá mức.
Các mẹ có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng cho bà bầu như đi bộ, tập yoga, thể dục dưỡng sinh, tăng cường sức đề kháng.
Từ giai đoạn này, ngoại hình của mẹ bầu đã dần thay đổi rất nhiều, bụng bầu sẽ to dần lên. Có thể mua quần áo mới hoặc quần áo bà bầu với kích cỡ lớn hơn.
Việc thăm khám thai định kỳ là điều cần thiết để nắm rõ sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tiêm phòng để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, khi mang thai, cần làm một số xét nghiệm để dự đoán những bất thường về nhiễm sắc thể dẫn đến dị tật cho thai nhi.
Không nên ăn những đồ sống, đông lạnh, các loại hải sản có nồng độ thủy ngân cao như cá thu vua, cá mập, cá kiếm,… nên giảm muốn hoặc các thức ăn được ngâm với muối.
Cơ thể mẹ bầu trong giai đoạn này thường nhanh đói, nên bổ sung thêm khoảng 300 calo/ ngày với đầy đủ 4 nhóm chất, đặc biệt tăng cường rau xanh, hoa quả để tránh tình trạng táo bón.
Nếu trước đây chị em có thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá thì nên ngưng sử dụng ngay khi mang bầu, tránh tới những nơi có khói thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Ngay khi phát hiện có thai, mẹ nên chú ý cung cấp đầy đủ Vitamin cho cơ thể, đặc biệt là Axit Folic (400-800 mg/ngày), Đạm, Canxi (1.200 mg/ngày) và Sắt (30-60 mg/ngày), bổ sung đầy đủ Kali và Magie. Cần tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để biết lượng dinh dưỡng mà thai phụ cần phù hợp với từng người.
Mẹ nên cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn và xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao để giảm nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ, tránh rủi ro cho xương khớp. Thường xuyên vận động còn giúp Mẹ giảm stress và cải thiện giấc ngủ.
Mang thai là một hành trình đặc biệt, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh. Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng em bé biết đạp chưa. Nếu như còn có bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ có thể gọi đến số điện thoại: 0338.12.14.12 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.