Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không?

Tham vấn y khoa: Giao Thị Kim Vân

Ngày đăng:21-02-2022

Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không? Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, mọi chế độ sinh hoạt, ăn uống của mẹ bầu cần được đảm bảo tuyệt đối an toàn, đủ dưỡng chất nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Có như vậy em bé và mẹ bầu mới có đủ sức khỏe, nền tảng vững chắc để song hành cùng những tuần thai tiếp theo, hướng tới một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu là thời điểm vô cùng quan trọng trong thời gian mang thai. Bởi trong thời điểm đầu mang thai, nguồn dinh dưỡng chính nuôi bào thai là từ mẹ bầu. Tùy vào sức khỏe của bản thân mẹ bầu và mốc thai kỳ mà có chế độ dinh dưỡng khác nhau phù hợp. Trong đó có nhiều món ăn được khuyến khích nên sử dụng trong thai kỳ và có một số món ăn cần kiêng khem khi mang thai. Vậy, đối với những bà mang thai có ăn sả được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không?

Sả là loại cây dễ trồng, sống lâu năm, chúng mọc thành bụi cao khoảng 1m. Hình dáng lá dẹp, dài, khi bóc vỏ sả có mùi thơm dễ chịu. Thân sả trắng và hơi tím. Trong Đông y sả có tính ấm, vị the, trở thành bài thuốc được áp dụng khá nhiều ngày nay.

Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không

Trong sả được chiết xuất khá nhiều tinh dầu. Thành chính trong sả là ciral, đặc tính của tinh dầu  sả dễ bay mùi, chings có mùi thơm tự nhiên khoảng 85% mùi thơm hương chanh đặc trưng.

Như bạn đã biết, sả là loại sả quen thuộc mà mỗi gia đình từ nông thôn đến đô thị đều sử dụng. Sả luôn hiện diện trong căn bếp của mỗi gia đình, mỗi người. Không biết từ bao giờ sả đã trở thành một trong những món ăn gia vị đi kèm không thể thiếu đối với một số món ăn.

Theo đó, trong sả có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe có thể kể đến như: giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm đau, thanh lọc cơ thể, hiệu quả chống lại căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Đối với phụ nữ có bầu 3 tháng đầu có thể ăn sả được nhưng cần dùng với liều lượng vừa phải và chú ý thận trọng khi ăn, ăn chín không ăn sống. Bởi vì sả là một trong những thành phần gia vị có nhiều vitamin cần thiết cho sức khỏe như: canxi, kali, vitamin C….

Lợi ích của sả đối với bà bầu 3 tháng đầu

Khi bà bầu ăn sả đúng cách, ăn vừa phải sẽ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó có thể kể đến những lợi ích cơ bản dưới đây:

Bà bầu 3 tháng đầu ăn sả giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong sả có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng với nhiều tác dụng, hiệu quả trong hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa được tốt hơn. Đơn cử như trong sả có chứa đến 2,23 mng kẽm với nhiều tác dụng tốt cho đường ruột, hiệu quả cải thiện chức năng hoạt động của ruột, cân bằng nước và điện giải. Điều này rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì trong thai kỳ những tháng đầu mẹ thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa rối loạn.

Lợi ích của sả đối với bà bầu 3 tháng đầu

Ăn sả 3 tháng đầu giúp giảm căng thẳng ở bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ thường xuyên phải chịu những áp lực về tâm lý, đời sống, đặc biệt là những mẹ bầu lần đầu mang thai. Lúc này, ngoài việc giữ cân bằng cuộc sống, mẹ bầu có thể ăn một số món ăn có tác dụng giảm thiểu tối đa căng thẳng mệt mỏi. Trong số những món ăn tốt thì sả được cho là có thể giúp mẹ  bầu giảm thiểu stress rất tốt.

Lý giải bởi trong thân, lá sả có chứa nhiều tinh dầu thơm được chiết xuất ra tự nhiên. Tinh dầu có chứa chất geraniol với tác dụng an thần rất tốt. Sả chính là sản phẩm có thể giúp mẹ bầu giải tỏa cảm giác khó chịu, đặc biệt thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên khi nồng độ hormone thay đổi.

Bà bầu ăn sả giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh

Theo y học cổ truyền, sả có tính ấm, mùi thơm tác dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó có cảm cúm, cảm lạnh mà bà bầu dễ mắc phải khi hệ thống miễn dịch suy giảm.

Lúc này mẹ bầu có thể dùng sả để xông hơi, giảm thiểu các triệu chứng như ngạt mũi, khó thở, ho, đau họng….Bởi hầu hết trong thời điểm mang thai mẹ bầu không sử dụng thuốc kháng sinh, tránh làm ảnh hưởng tới em bé.

Ăn sả giúp kiểm soát lượng cholesterol ở bà bầu

Theo chuyên gia, trong sả có chứa một số chất oxy hóa khá mạnh. Có thể mang lại hiệu quả tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt, giảm cholesterol xấu. Ngoài ra, sử dụng sả đúng cách còn có thể giúp mẹ tăng cường hệ thống tim mạch khỏe mạnh.

Bà bầu ăn sả giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng

Như đã trình bày nêu trên, sả có chứa nhiều dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe. Chứa nhiều vitamin B1, canxi, vitamin b6….Những dưỡng chất này mang lại nhiều hiệu quả tối ưu, hỗ trợ tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai.

Tác dụng phụ của sả đối với bà bầu nếu dùng không đúng cách

Mặc dù sả là một trong những sản phẩm từ tự nhiên được đánh giá tốt cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, đối với bà bầu việc sử dụng sả cần được thận trọng hơn nhiều. Bởi, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé, có thể kể đến như sau:

Bầu 3 tháng đầu ăn sả – Tác dụng phụ đối với phụ nữ mang thai

Đối với bà bầu 3 tháng đầu nếu như ăn quá nhiều sả có thể dẫn tới hạ đường huyết. Lý do beta caroten có trong sả nhiều có thể dẫn tới sự kích thích quá nhạy cảm không cần thiết. Nó có thể sản xuất ra insulin- dẫn tới biến chứng tụt huyết áp, có thể dẫn tới tình trạng choáng hoặc ngất nguy hiểm.

Đặc biệt đối với những mẹ bầu có tiền sử dị ứng với sả tuyệt đối không nên sử dụng. Bởi sả có thể dẫn tới triệu chứng dị ứng dây nổi mẩn ngứa, buồn nôn, khó thở…

Bầu 3 tháng đầu ăn sả – Tác dụng phụ đối với thai nhi

Nếu như mẹ ăn quá nhiều sả có thể dẫn tới tình trạng thai nhi kém phát triển, đặc biệt trong khoảng thời gian đầu mang thai

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng có vốn có tính nóng, nếu như ăn quá nhiều có thể dẫn tới nhiều biến chứng, mẹ bầu có thể tăng thân nhiệt gây nguy cơ sảy thai.

Trong sả có một số chất nếu như cơ thể hấp thụ quá nhiều có thể dẫn tới xương kém phát triển ở thai nhi.

Chính vì thế, đối với những phụ nữ mang thai, đặc biệt trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, cần chú ý ăn sả nhưng không ăn quá nhiều. Đặc biệt với những trường hợp mẹ bầu có tiến sử dị ứng sả thì tuyệt đối không nên sử dụng.

Hướng dẫn dùng sả đúng cách dành cho bà bầu

Để ăn sả phát huy tối đa những lợi ích mà sả có được, mẹ bầu cần chú ý ăn sả đúng cách, đúng liều lượng để tránh phản tác dụng. Thậm chí nếu bạn cẩn thận hơn, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng sả để an toàn cho thai nhi và đảm bảo sức khỏe cho mẹ.

dùng sả đúng cách cho bà bầu

Dưới đây là một số hướng dẫn cách dùng sả cho bà bầu, mẹ có thể note lại và áp dụng ngay nhé:

  • Về hàm lượng sả nên dùng: mẹ bầu có thể ăn sả với tần suất 2 lần/tuần và mỗi lần ăn sẽ không quá 20g sả. Không nên ăn sả hàng ngày. Chú ý rằng đối với phụ nữ mang thai không nên uống nước sả khi bụng đang đói. Vì lúc này sả có thể dẫn tới tình trạng kích ứng dẫn tới những ảnh hưởng tới em bé của mẹ.
  • Nếu mẹ muốn dùng tinh dầu sả: Đối với phụ nữ mang thai chú ý rằng không nên bôi trực tiếp tinh dầu sả lên da của mẹ để tránh hiện tượng kích ứng không cần thiết. Nên kết hợp một số lượng nhỏ tinh dầu sả với các hương liệu khác như húng quế, hoa hồng, cam,….mang lại hiệu quả gia tăng mùi hương, tác động mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Trong trường hợp nếu như mẹ bầu đang thiếu sắt trầm trọng, chuyên gia khuyên mẹ không nên sử dụng sả. Bởi vì trong sả có một số chất có thể dẫn tới kém hấp thụ sắt dẫn tới thiếu máu ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ.
  • Đối với những mẹ bầu có hiện tượng hạ đường huyết, sức khỏe không đảm bảo thì không nên sử dụng sả. Bởi trong nó có chứa chất có thể kích thích sản xuất insulin khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn sả được không. Dưới đây chuyên gia dinh dưỡng sẽ gợi ý một số món ăn tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mà bạn nên tham khảo, như sau:
  • Thịt nạc: Một số loại thịt đỏ, thịt bò, thịt lợn nạc đều cung cấp rất tốt protein và khoáng chất, nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe mục đích nuôi dưỡng thai nhi.
  • Trứng: là nguồn cung cấp hàm lượng protein rất tốt, cung cấp dưỡng chất giúp cho sự phát triển trí não của em bé tốt hơn, ngăn ngừa những bất thường xảy ra tại não và cột sống.
  • Khoai lang: tốt cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng tránh táo bón khi mang thai. Ngoài ra, khoai lang có thể đảm bảo cho sự hình thành và phát triển của em bé được tốt hơn.
  • Các loại rau củ: rau xanh đậm đa dạng chính là nguồn dinh dưỡng mà mẹ bầu cần dung nạp. Tuy nhiên, chú ý lựa chọn rau sạch, không dùng hóa chất, chất bảo quản để sử dụng tốt nhất
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và em bé. Đặc biệt có chứa canxi cung cấp giúp em bé phát triển hệ xương chắc khỏe.
  • Trái cây: các loại trái cây tốt cho bà bầu như: dâu tây, cam, bưởi,…cần được bổ sung thường xuyên giúp cung cấp năng lượng cho em bé phát triển một cách tốt nhất.

Chú ý: đối với phụ nữ mang thai nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, nên ăn thành 5-6 bữa ăn để hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất. Không nên ăn các đồ tái, sống, nhiều chất béo, cay nóng không tốt cho sức khỏe.

Chúc bà bầu khỏe mạnh. 

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát