Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Luyện

Ngày đăng:01-04-2022

Mít là một loại quả có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng được nhiều người yêu thích, trong đó có cả bà bầu. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này chi tiết nhất thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi.

Một số giá trị dinh dưỡng của mít có lợi cho mẹ bầu

Thành phần dinh dưỡng của mít phong phú, giàu protein, canxi, sắt, thiamine, chất béo, carbohydrate, chất xơ, đường, chất khoáng, photpho, kali, magie, natri, sắt, vitamin A, vitamin C cùng nhiều khoáng chất khác tốt cho sức khỏe.

giá trị dinh dưỡng của mít có lợi cho mẹ bầu

Mít là nguồn cung cấp vitamin C cho cơ thể giúp chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Trong mít còn chứa vitamin B3 cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, chức năng thần kinh và tổng hợp của một số hormone cơ thể. Ngoài ra, thành phần phytonutrients như lignans, isoflavones, saponin giúp ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một nhóm chất chống oxy hóa khác có trong mít là các sắc tố màu tự nhiên, đặc biệt là carotenoid giúp ngăn ngừa một số bệnh thoái hóa mãn tính, tim mạch, ung thư, bảo vệ niêm mạc mắt, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

Bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

Mít là loại trái cây được nhiều người yêu thích, tuy nhiên cũng có nhiều lời đồn thổi về tác dụng không tốt của nó đối với bà bầu. Cụ thể, nhiều người cho rằng do mít có tính nóng vì vậy bà bầu không nên ăn nhiều dễ bị sảy thai.

Thực tế, quan niệm này là không có cơ sở khoa học. Khi được hỏi bà bầu 3 tháng ăn mít có tốt không? Các chuyên gia cho biết; bà bầu có thể ăn mít ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, miễn là ăn có chừng mực. Vì trong trái cây có nhiều đường, nếu ăn nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh ngoài da sinh sôi. Ngoài ra, loại quả này không thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì hoặc được chẩn đoán là bị gan nhiễm mỡ.

bầu 3 tháng đầu ăn mít được không

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết; phụ nữ có thai nên ăn các loại trái cây điều độ, không ăn quá nhiều. Trong suốt thai kỳ việc ăn mít không gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Mít có chứa vitamin B6, cùng các chất dinh dưỡng khác như kali, chất chống oxy hóa tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mít có tính nóng, nên mẹ bầu cần cân nhắc ăn một lượng vừa đủ để tránh tình trạng nóng trong.

Tác hại của mít đối với bà bầu chỉ xảy ra nếu bà bầu bị tiểu đường, dị ứng hoặc rối loạn máu. Ngược lại, những phụ nữ không mắc bất kỳ bệnh nào kể trên có thể an toàn để tiêu thụ mít ở mức độ vừa phải.

9 lợi ích khi mẹ bầu ăn mít khi mang thai 3 tháng đầu

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, mít là loại quả mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng tích cực của mít đối với phụ nữ mang thai:

Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh

Mít rất giàu hàm lượng vitamin C, và ăn mít giúp củng cố “bức tường” của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể bảo vệ chống lại vi rút và vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, đây cũng là biện pháp “ngọt ngào” giúp thai kỳ khỏe mạnh, bảo vệ bà bầu khỏi những căn bệnh thường gặp.

Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không – Điều hòa huyết áp giúp giảm nguy cơ tiền sản giật

Trung bình, mít cung cấp khoảng 303 mg kali trên 100 gam. Có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, bà bầu nên ăn mít để giúp kiểm soát mức huyết áp. Đặc biệt là những bà mẹ có tiền sử cao huyết áp. Ngoài ra, ăn mít ở bà bầu còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và giảm nguy cơ đột quỵ.

Bầu 3 tháng đầu ăn mít giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp gây chậm phát triển ở trẻ

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi vẫn chưa được hình thành tuyến giáp mà phải phụ thuộc vào lượng hormone tuyến giáp mà mẹ cung cấp qua rau thai. Trường hợp mẹ bầu bị rối loạn tuyến giáp thì có thể tăng nguy cơ trẻ bị chậm phát triển trí não sau khi ra đời.

Hormone hCG gia tăng trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp trong máu, từ đó tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, ăn mít có thể giúp duy trì chức năng bình thường của tuyến giáp, ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ. Trong mít có chứa đồng, có khả năng tăng cường trao đổi chất, đặc biệt là thúc đẩy sản xuất hormone, nhờ hàm lượng vitamin B dồi dào giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp hiệu quả.

Mang thai 3 tháng đầu ăn mít giúp ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu – giảm nguy cơ sảy thai

Thời kỳ mang thai, nhu cầu bổ sung sắt vào cơ thể của mẹ bầu tăng cao gấp 5 đến 7 lần bình thường để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Giai đoạn 3 tháng đầu ốm nghén khiến chị em gặp tình trạng thiếu sắt, thiếu máu do không ăn uống đầy đủ được. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bong nhau non, nhau tiền đạo sảy thai.

Thường xuyên ăn mít có thể giúp ngăn bệnh thiếu máu. Mít cũng là một trong những nguồn cung cấp sắt dồi dào và chứa folate giúp kiểm soát lưu thông máu. Tuy nhiên, lượng sắt từ thực vật thường ít và khó hấp thu hơn so với sắt từ động vật.

Bầu 3 tháng đầu ăn mít giúp tăng cường hệ tiêu hóa

Bà bầu có nên ăn mít trong tam cá nguyệt đầu tiên không? Hàm lượng chất xơ trong mít có thể đáp ứng 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể. Giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể. Ngoài ra, loại chất xơ này còn loại bỏ các màng nhầy bị mắc kẹt trong ruột. Ngăn ngừa nguy cơ viêm loét dạ dày và ung thư ruột kết.

Bảo vệ mắt và da – khắc phục tình trạng mắt mờ, da thâm sạm

Hàm lượng vitamin A dồi dào trong mít không chỉ giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt mà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển của tim, phổi, thận, mắt, gan, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

Giúp mẹ bầu chắc khỏe xương và bổ sung canxi cho trẻ

Thai nhi cần canxi để hình thành và phát triển trong suốt thai kỳ. Lượng canxi này được lấy chủ yếu từ mẹ, vì vậy khi mẹ bầu bị thiếu hụt canxi, loãng xương ảnh hưởng đến thai nhi, khiến trẻ còi xương bẩm sinh, thấp, dị hình,… Ngoài ra, việc thiếu canxi còn khiến chị em thường xuyên cảm thấy đau nhức cơ bắp, chuột rút, khó chịu.

Mít là loại quả chứa nhiều canxi, magie có tác dụng ngăn ngừa loãng xương và giúp thai nhi phát triển xương chắc khỏe.

bầu 3 tháng đầu ăn mít có tốt không

Kiểm soát tiết hormone trong thai kỳ

Không chỉ là loại quả thơm ngon mà mít còn có khả năng giúp chị em kiểm soát điều tiết hormone trong thai kỳ nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào, mẹ bầu có thể hạn chế những căng thẳng trong thời gian mang thai. Đặc biệt, ăn mít còn góp phần tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ bà bầu khỏi những bệnh thông thường.

Bầu 3 tháng đầu ăn mít giúp giải tỏa căng thẳng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đặc tính của mít có thể chống lại cảm giác căng thẳng, mệt mỏi của thai kỳ. Giúp mẹ bầu giảm âu lo, tinh thần thoải mái, tránh tình trạng trầm cảm.

Với những công dụng tuyệt vời của mít nói trên thì đây chính là một trong những hoa quả được các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên sử dụng để giúp thai kỳ khỏe mạnh.

Rủi ro có thể gặp phải nếu mẹ bầu ăn mít không đúng cách

Mít thường không gây bào mòn hoặc gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nên bà bầu có thể yên tâm ăn mít trong thai kỳ mà không lo tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng cần lưu ý không nên ăn mít để tránh những rủi ro:

  • Người bị dị ứng với mít tuyệt đối không nên sử dụng trong các bữa ăn.
  • Ăn mít với số lượng vừa phải, ăn quá nhiều có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng, ảnh hưởng đến dạ dày và đi ngoài do hàm lượng chất xơ trong mít cao.
  • Người mắc chứng rối loạn máu không nên ăn mít vì có thể gây ra tình trạng nhanh đông máu, nguy hiểm cho thai phụ.
  • Người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ tiểu đường thai kỳ không nên ăn mít vì nó gây thay đổi tỷ lệ đường đối với mẹ bầu. Béo phì hay huyết áp thấp không nên ăn nhiều mít.
  • Cần bỏ phần mủ mít trước khi ăn để an toàn.
  • Chị em nên chọn mít có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Thai phụ đang trải qua cấy ghép mô, trong trường hợp này việc ăn mít có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và lành bệnh.

Cách chọn mít ngon không hóa chất cho mẹ bầu

Những tiêu chí giúp mẹ bầu chọn mít ngon, không hóa chất:

  • Chọn những quả mít không bị lõm, cầm nặng tay.
  • Bên ngoài lớp vỏ sẽ hơi mềm khi ấn vào, gai không nhọn và thưa, mắt nở to.
  • Mít chín tự nhiên thường có mùi thơm đặc trưng, có thể ngửi thấy từ xa.
  • Cuống mít ngon thường sẽ dính chặt vào thân quả. tùy từng giống mít mà sẽ có cách chọn khác nhau. Đối với mít tố nữ cuống dài khoảng 0.5 cm, mít tây có cuống từ 1 đến 1.5cm
  • Có thể bảo quản mít trong hộp nhựa kín hoặc túi hút chân không để trong tủ lạnh để tránh gây mùi cho các thực phẩm khác. Nên chú ý bọc mít bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản cùng với chanh để làm dịu mùi.

Đối với phụ nữ mang thai, cần lưu ý về cách chọn mít cho hợp lý, an toàn để mang lại lợi ích cho sức khỏe. Chỉ nên ăn từ 80g đến 100g mít để tránh gây hại cho cơ thể.

Cần đa dạng chế độ ăn uống của bà bầu và bổ sung nhiều vitamin cùng khoáng chất từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Chị em có thể kết hợp mít với các loại sữa chua, hoa quả hoặc làm sinh tố để tránh nhàm chán mà lại giúp giảm mỡ thừa, hỗ trợ tiêu hóa.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Nếu như còn bất kỳ vấn đề nào chưa rõ hãy gọi đến số: 0338.12.14.12 để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát