Dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cung cấp vitamin, khoáng chất cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, 3 tháng đầu là giai đoạn thai chưa được ổn định, có nguy cơ sảy thai nếu mẹ bầu không biết cách giữ gìn, bảo vệ. Bầu 3 tháng có được ăn dứa không? là thắc mắc của nhiều chị em. Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.
Một số giá trị dinh dưỡng của dứa có lợi cho mẹ bầu
Dứa hay còn gọi là trái thơm được hình thành và phát triển một cụm các quả nhỏ liên kết với nhau quanh một lõi xơ. Đây là loại trái cây tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và các khoáng chất. Trong 100g dứa tươi có chứa: 50 calo, 0.54g protein, 13.52g carb, 1.4g chất xơ, 0.12g chất béo, 58 IU vitamin A, 47.8mg vitamin C, 0.07 vitamin K, 0,02 mg vitamin E, 0.079mg vitamin B1, 0.018mg vitamin B2, 0.500mg vitamin B3, 18 mg folate,….
Ngoài ra, 100g dứa cũng chứa nhiều khoáng chất: 13mg canxi, 0.29mg sắt, 8mg photpho, 109mg kali, 12mg magie, 1mg natri, 0.12mg kẽm, 0.110mg đồng, 0.927mg manga, 0.1 selen.
Có thể thấy, trong dứa chứa đến 86% là nước, 13% là carb và ít chất béo, protein. Chất xơ trong dứa chủ yếu dưới dạng không hòa tan. Đặc biệt giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe, đây là thực phẩm duy nhất chứa hợp chất thực vật bromelain tốt cho sức khỏe.
Mang bầu 3 tháng có được ăn dứa không?
Bầu 3 tháng có thể ăn dứa nhưng cần ăn với lượng phù hợp vì dứa là loại quả có lượng đường khá cao và nóng, do đó nếu ăn nhiều có thể gây ra những nguy cơ cho mẹ bầu.
Người ta thường cho rằng ăn dứa khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai do hàm lượng bromelain trong dứa rất cao. Đây là một loại enzyme có tác dụng phân hủy protein trong cơ thể, làm mềm tử cung và ảnh hưởng đến thai nhi.
Nhưng bromelain chỉ xuất hiện trong lõi dứa nên việc ăn thịt sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ những bà bầu ăn nhiều, khoảng 7 – 10 quả mỗi ngày sẽ bị co bóp tử cung dẫn đến chuyển dạ, sảy thai.
Vì vậy, bầu 3 tháng có được ăn dứa không? Câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, bà bầu cần chú ý lượng ăn, không theo sở thích, ham ăn, dễ ốm nghén.
Tuy không hoàn toàn chắc chắn ăn dứa khi mang thai có an toàn hay không nhưng loại quả này có thể tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Có rất nhiều lời đồn thổi về việc ăn dứa để sảy thai, nhưng sự thật không phải vậy. Các nghiên cứu khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận chắc chắn rằng nguyên nhân gây sẩy thai là do ăn dứa.Đây được coi như một kinh nghiệm dân gian truyền miệng để tránh ăn khi mang thai nhằm đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn dứa nếu như dạ dày không được tốt. Các axit có trong dứa có thể khiến mẹ bầu ợ nóng hoặc trào ngược axit, khó chịu. Vì vậy cần điều chỉnh lượng dứa ăn sao cho phù hợp.
Lợi ích của dứa đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Dứa là loại quả thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Mẹ bầu ăn dứa trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể mang lại nhiều lợi ích:
Lợi ích của dứa với mẹ bầu
Trong 3 tháng đầu, hầu như mẹ bầu không được dùng nhiều thuốc nên cần có sức đề kháng tốt để tránh các bệnh lây nhiễm. Dứa cho chứa lượng vitamin C, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Ăn 1 trái dứa có thể cung cấp đủ vitamin C hàng ngày cho thai phụ, tức là 80 đến 85 mg vitamin C.
Bên cạnh đó, dứa cũng là loại quả thúc đẩy sản xuất collagen, giảm rạn da hiệu quả. Collagen còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi. Vitamin nhóm B của dứa cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng cho mẹ bầu, giảm cảm giác ốm nghén. Đặc biệt, vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất máu, hình thành hồng cầu.
Dứa còn cung cấp chất xơ, hạn chế tình trạng táo bón trong 3 tháng đầu thai kỳ cho mẹ. Thời gian này mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Một trong những tác dụng của dứa đối với mẹ bầu phải kể đến là ngăn ngừa loãng xương, nhờ vào khoáng chất mangan cung cấp cho xương chắc khỏe, cần thiết cho sự phát triển của cả mẹ bầu và thai nhi.
Lợi ích của dứa với thai nhi
Hàm lượng đồng trong dứa lên đến 18% chất dinh dưỡng, rất cần cho quá trình phát triển của mạch máu, hệ xương, tim và thần kinh của thai nhi.
Trong 100g dứa có chứa 0.28mg sắt và một lượng axit folic. Đây đều là những thành phần không thể thiếu để hình thành hồng cầu, phòng tránh dị tật thai nhi. Axit folic là một trong những chất mẹ cần bổ sung trong suốt thai kỳ, nhất là tam cá nguyệt đầu tiên.
Hướng dẫn ăn dưa dứa(thơm) đúng cách dành cho bà bầu 3 tháng đầu
Đối với mẹ bầu 3 tháng cần ăn dứa đúng cách để tránh những phản ứng phụ không mong muốn. Một ngày chỉ nên ăn 1 quả dứa. Không ăn quá 7 quả dứa 1 tuần.
Chú ý không được ăn phần lõi, phải gọt sạch mắt dứa. Mẹ bầu nên chọn những trái dứa chín vừa, không nên ăn dứa xanh hay chín quá mức vì tạo ra men rượu không tốt cho sức khỏe.
Có thể ăn dứa vào sau bữa ăn như một món tráng miệng. Các tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu nên bổ sung nhiều dứa hơn trong khẩu phần ăn để cổ tử cung mềm, dễ sinh hơn.
Ăn dứa không đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy mà mẹ bầu không nên bỏ qua:
- Trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng thường gặp ở những mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém. Axit từ dứa khi đến dạ dày sẽ kích thích tăng dịch axit ở dạ dày, gây các cơn trào ngược.
- Tiêu chảy do ăn dứa chưa chín hoặc quá chín.
- Tăng lượng đường trong máu nếu ăn quá nhiều dứa 1 ngày.
Lưu ý khi ăn dứa dành cho bà bầu 3 tháng đầu
Các loại hoa quả dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là những lưu ý khi ăn dứa dành cho bà bầu 3 tháng đầu:
- Mỗi ngày chỉ nên ăn một nửa quả dứa chín hoặc uống một cốc nước ép dứa.
- Không ăn dứa khi đói, hoặc khi bị đau dạ dày.
- Không ăn lõi dứa để tránh cản trở hệ tiêu hóa và gây đầy hơi, chướng bụng.
- Không ăn dứa khi đang uống thuốc điều trị bệnh. Thành phần bromelain trong dứa có thể tương tác với một số loại thuốc.
- Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn một lượng dứa phù hợp để tránh chuyển dạ sớm.
Trên đây là những thông tin về bầu 3 tháng có được ăn dứa không? Hy vọng đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu như còn vấn đề thắc mắc nào khác hãy gọi đến số: 0338.12.14.12 để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ kịp thời.