Bầu 3 tháng có ăn được lá lốt không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Thời điểm mang thai, mẹ bầu cần được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để em bé có thể phát triển khỏe mạnh cũng như mẹ có một sức khỏe tốt nhất. Muốn đạt được những điều này mẹ cần phải biết những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn trong thai kỳ.
Cây lá lốt là một trong những loại cây được trồng rất nhiều ở nước ta, thậm chí nó còn mọc hoang dại ven đường. Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Lá lốt có thể mọc ở nông thôn, miền núi, loại cây này dễ sống và mọc khá nhiều thành từng đám lớn. Người ta thường dùng lá lốt làm loại rau gia vị trong chế biến món ăn. Ngoài ra, lá lốt còn được sử dụng để làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, lá lốt hơi cay cay, tính ấm, vị nồng. Vì thế, nó có thể giúp làm ấm bụng và giảm đau rất tốt. Trong đông y còn sử dụng lá lốt trong điều trị mụn nhọt, chứng chân tay lạnh hay các bệnh lý xương khớp. Trong khi đó theo y học hiện đại, trong lá lốt có chứa những thành phần tốt với tác dụng khoảng khuẩn, giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Mang bầu 3 tháng có ăn được lá lốt không?
Hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề mang bầu 3 tháng có ăn được lá lốt không. Có những ý kiến đồng tình nhưng cũng có một số ý kiến phản đối phụ nữ mang thai không nên ăn lá lốt. Vậy dưới góc nhìn chuyên gia nhìn nhận về vấn đề này như thế nào?
Trong 100g lá lốt có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, như: Năng lượng: 39 kcal, nước: 86,5g, protein: 4,3g, chất xơ: 2,5g, canxi: 260mg, photpho: 980mg, sắt: 4,1mg, vitamin C: 34mg, beta caroten 8,1mg….Đây là những chất thực sự cần thiết cho phụ nữ mang thai nên sử dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Đặc biệt, lá lốt có tính ấm có thể giúp giải cảm, làm ấm cơ thể, tiêu trừ lạnh,…hỗ trợ tốt trong điều trị các bệnh về dạ dày. Loại bỏ hiệu quả chứng khó tiêu hoặc đầy hơi. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chứng minh được rằng, nếu mẹ bầu ăn lá lốt trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm và tác dụng tốt cho làn da của mẹ bầu…
Với những thông tin chia sẻ ở trên có thể kết luận bà bầu mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt được mà không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé. Vậy cụ thể những lợi ích khi ăn lá lốt trong quá trình mang bầu là gì?
Công dụng của lá lốt với mẹ bầu 3 tháng đầu?
Phụ nữ mang thai ăn lá lốt mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, có thể kể đến như sau:
Bà bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt giúp giảm táo bón
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón trong thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi này, có thể do trong thai kỳ hàm lượng hormone và nội tiết tố thay đổi đột ngột….khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón khi mang thai. Tình trạng này nếu như không sớm điều trị khiến mẹ bầu lo lắng, mệt mỏi, sợ hãi mỗi lần đi đại tiện. Thậm chí, táo bón còn có thể dẫn tới một số biến chứng như sa trực tràng, bệnh trĩ,…
Lúc này, mẹ bầu bổ sung những thực phẩm tốt có thể giúp cải thiện hiệu quả táo bón thai kỳ. Theo chuyên gia, để loại bỏ táo bón thai kỳ, mẹ bầu bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ và hoa quả tươi sẽ rất tốt. Trong đó mẹ bầu có thể thường xuyên ăn lá lốt giúp loại bỏ táo bón. Trong 100g lá lốt có đến 2,5g chất xơ và 84,5g nước có thể mang lại hiệu quả thúc đẩy nhu động ruột hoạt động. Nhờ đó có thể giúp tiêu hóa thức ăn và ngăn chặn táo bón ở phụ nữ mang thai.
Mang thai 3 tháng đầu ăn lá lốt tốt cho hệ tiêu hóa
Song song với tình trạng táo bón thai kỳ, nhiều mẹ bầu than phiền gặp những vấn đề rắc rối về hệ tiêu hóa. Mẹ bầu có thể gặp hàng loạt các triệu chứng bất ổn về vấn đề tiêu hóa, thường xuyên gặp phải triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng…..Lúc này, mẹ bầu có thể bổ sung lá lốt trong thực đơn hàng ngày của mình, loại lá này được đánh giá là bài thuốc hiệu quả trong điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Bởi, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng có thể giảm thiểu tối đa tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi mang thai thường gặp.
Bầu 3 tháng ăn lá lốt có thể chống chảy máu chân răng
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay tính ấm nên có thể làm ấm bụng, trừ lạnh rất tốt. Ngoài ra, loại lá này còn có thể được sử dụng trong điều trị giảm đau, phong hàn thấp, các triệu chứng tê bại hay lạnh chân tay. Đặc biệt, một số nghiên cứu còn cho kết quả lá lốt có tác dụng trong chống chảy máu chân răng hiệu quả, điều trị viêm chân răng rất tốt.
Sở dĩ lá lốt có tác dụng này bởi đây là một trong những loại lá không chứa hóa chất độc hại, nó hoàn toàn tự nhiên. Trong lá lốt có chứa tinh dầu benzyl axetat, mang tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm.
Theo dân gian truyền lại, bạn có thể dùng một nắm lá lốt rửa sạch, cho vào nồi cùng 1 lít nước và một chút muối hạt đun sôi. Sau đó dùng nước này súc miệng mỗi ngày 2-3 lần, kiên trì để đạt được hiệu quả cao nhất.
Mẹ bầu ăn lá lốt giúp giảm đau đầu, đau lưng, nhức mỏi tay chân quả
Khi mang thai, đặc biệt những tháng đầu tiên, chị em thường thấy cơ thể mệt mỏi hơn rất nhiều do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, thích nghi với sự có mặt của em bé. Mẹ bầu có thể thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau nửa đầu, đau mỏi người, nhức mỏi chân tay…..điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của mẹ bầu.
Lúc này, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh là rất cần thiết với sức khỏe của mẹ bầu. Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung thêm lá lốt trong thực đơn ăn uống. Bởi trong loại lá rau này có chứa chất có tên flavonoid và alkaloid trong lá lốt có khả năng giảm đau, chống viêm đồng thời có thể loại bỏ được nguồn gốc tự do không tốt ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, trong lá lốt còn chứa flavonoid giúp kích thích cơ thể sản sinh collagen type 2 – cấu tạo chính của sụn khớp.
Lá lốt chữa ho cho bà bầu 3 tháng đầu
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có dấu hiệu suy yếu, hệ miễn dịch giảm đi đáng kể. Từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý thông thường xâm nhập phát triển gây bệnh. Trong số nhiều triệu chứng, mẹ bầu có thể gặp phải chứng ho vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống.
Và để giảm thiểu hiệu quả tình trạng này, mẹ bầu có thể sử dụng lá lốt như một bài thuốc dân gian có thể trị ho khan, ho có đờm, giải cảm rất tốt.
Hướng dẫn ăn lá lốt đúng cách khi mang thai 3 tháng đầu
Mặc dù lá lốt tốt đối với phụ nữ mang thai nhưng cần dùng một cách khoa học để phát huy tối đa tác dụng của nó. Dưới đây là một vài hướng dẫn cách ăn lá lốt cho bà bầu được chuyên gia khuyến cáo:
- Tuyệt đối không ăn lá lốt sống, chỉ ăn khi đã qua chế biến và nấu chín. Bởi khi lá lốt sống có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh như nhiễm khuẩn trên lá dẫn tới các hệ lụy sảy thai, dọa sảy, sinh non….Vì thế nếu có bầu và có tiền sử sảy thai, mẹ bầu cần hết sức thận trọng.
- Không nên ăn quá nhiều lá lốt, một tuần mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 lần là đủ. Bởi nếu ăn quá nhiều có thể gây nên phản tác dụng.
- Đối với những chị em khi mang thai nhưng thường xuyên bị nhiệt miệng, nóng trong người thì nên hạn chế ăn lá lốt. Vì bản thân lá này có tính nóng có thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các món ăn từ lá lốt tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Trong ẩm thực, có rất nhiều món ăn ngon, bổ được chế biến từ lá lốt. Tuy nhiên, những món thích hợp dành cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể kể đến như sau:
Thịt bò xào lá lốt
Món ăn này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần khoảng 200g thịt bò, 100g lá lốt cùng tỏi băm và các loại gia vị mắm, muối, dầu ăn. Cách thực hiện như sau:
- Ướp thịt bò cùng gia vị mắm, muối, tiêu, xì dầu
- Xào thịt bò với lửa lớn đến khi chín đổ ra đĩa
- Cho hành tây vào xào rồi nhanh tay đổ lá lốt xào cùng
- Cho thịt bò vào xào cùng các loại rau trên, nếm vừa ăn có thể thưởng thức.
Chả lá lốt
Nguyên liệu thực hiện gồm có 300g thịt nạc, các loại mộc nhĩ băm, lá lốt, hành khô và gia vị. Cách thực hiện như sau:
- Trộn mộc nhĩ băm với thịt nạc băm cho gia vị mắm, mì chính, muối và chút tiêu xay ướp
- Lá lốt rửa sạch để ráo, lấy từng lá lốt cuộn thịt băm
- Sau đó bắc chảo, cho dầu vào chiên chín vàng 2 mặt là có thể thưởng thức.
Lưu ý khi ăn lá lốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Dẫu biết rằng lá lốt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như đã trình bày nêu trên. Tuy nhiên bạn cần lưu ý:
- Không nên lạm dụng ăn quá nhiều lá lốt, có thể gây ra phản ứng phụ mệt mỏi kéo dài
- Lá lốt có thể hỗ trợ điều trị một số triệu chứng ho, đau nhức chân tay, đau đầu, hỗ trợ tiêu hóa….nhưng nếu tình trạng mẹ bầu nặng thì tốt nhất nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn.
- Những chất có trong lá lốt sẽ không mất đi nếu nấu chín, vì thế mẹ có thể an tâm nấu chín sử dụng
Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề bầu 3 tháng có ăn được lá lốt. Nếu còn thắc mắc bạn có thể gọi tới hotlline 0338.12.14.12 để được giải đáp.
Chúc bạn sức khỏe.