Bà bầu đau lưng có được dán cao hay không? Ai cũng biết rằng trong thời điểm mang thai vô cùng nhạy cảm, mẹ luôn cảm nhận sự mệt mỏi, khó chịu, khó ngủ, thậm chí đau nhức cơ thể, đặc biệt là vùng lưng. Tuy nhiên, về cách can thiệp thế nào hiệu quả an toàn cho cả mẹ và em bé mới là điều đáng bàn tới.
Đau lưng khi mang thai không hiếm gặp, tuy nhiên, nó có thể xuất phát từ lý do sinh lý khi mang thai hoặc do bệnh lý. Mẹ bầu cần biết nguyên nhân, biểu hiện và khi nào cần thăm khám bác sĩ. Chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khắc phục đau lưng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới em bé trong bụng mẹ.
Tại sao bà bầu hay đau lưng?
Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết: Trong thời điểm mang thai, mẹ thường xuyên bị đau lưng khó chịu, có thể đến từ những lý do dưới đây:
Thay đổi hormone thời kỳ mang thai
Mẹ bầu có biết, sự thay đổi trong nội tiết, progesterone trong thai kỳ sẽ khiến hệ thống phần dây chằng- kết nối giữa khung xương chậu và phía lưng dưới bị trùng não, nó chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị tác động lên vùng chậu, gây đau nhói vùng lưng thời điểm mang thai.
Dấu hiệu đau lưng thường sẽ khiến chị chị em khó chịu bởi hormone thai nghén giữ vào trò quan trọng trong khung xương chậu của người phụ nữ. Bởi nhờ có khung xương chậu mới có thể nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ, sinh con.
Các cơ vùng bụng có dấu hiệu yếu đi
Mẹ bầu có biết, nếu như trong thời điểm chưa mang thai, vùng cơ bụng có thể đảm nhận vị trí quan trọng tạo nên sức khỏe từ cơ thể, do đó bạn có thể thoải mái hơn trong các hoạt động thường ngày, có thể nằm sấp, co duỗi, với nhặt đồ vật một cách dễ dàng….nhờ vào cơ bụng khỏe mạnh.
Tuy nhiên, khi mang thai, các cơ bụng trên hầu như không giữ được chức năng nêu trên, cơ bụng trở nên rất yếu, chúng có dấu hiệu giãn mạch do em bé phát triển lớn lên từng ngày khiến cơ lưng theo đó bị chèn ép dẫn tới hiện tượng đau lưng khi mang thai, cơn đau có thể kéo dài thường xuyên, âm ỉ hoặc cơn đau diễn ra từng đợt.
Do tăng cân
Trong thời điểm mang thai, nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người bình thường cộng với tâm lý cần phải nạp nhiều dinh dưỡng cho em bé phát triển. Chính điều này dẫn tới cân nặng phụ nữ mang thai tăng lên rất nhiều, cộng với đó là trọng lượng cơ thể của em bé. Điều này có thể tác động khiến cho phần cột sống, khung xương gánh chịu sức ép dẫn tới đau lưng.
Thay đổi tư thế
Thời kỳ mang thai tử cung sẽ lớn dần để thích ứng với sự thay đổi của bé. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, các mẹ thường ngả người về phía sau khiến cho phần lưng của mẹ bị cong gây đau nhức.
Ngoài ra, nếu các mẹ thường ngồi bệt hoặc chống tay vào lưng khi đứng lên ngồi xuống cũng có thể dẫn tới vùng lưng chịu áp lực gây đau nhức.
Vị trí của thai
Vào thời điểm những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đã đạt cân nặng tối đa chuẩn bị chào đời. Điều này sẽ khiến cho vùng lưng chịu những áp lực, sức ép dẫn tới đau mỏi lưng mẹ.
Do bệnh lý
Đôi khi đối với những mẹ có tiền sử bệnh lý về thần kinh tọa, đau nhức xương từ trước khi mang thai thì trong thời điểm mang thai vẫn sẽ bị đau nhói vùng lưng. Bên cạnh đó, nếu mẹ bị đau dây thần kinh tọa hay đau dây chằng cũng có thể gây đau nhức mỏi lưng.
Do động thai
Nếu như đau mỏi vùng thắt lưng diễn ra kéo dài, kèm theo đau vùng bụng dưới hay chảy máu âm đạo bất thường…thì mẹ nên sớm đến cơ sở y tế ngay. Bởi những dấu hiệu kể trên điển hình của chứng động thai, sảy thai vô cùng nguy hiểm cần được phát hiện càng sớm càng tốt.
>>> XEM THÊM: Bà bầu có được bôi cao bạch hổ không?
Mẹ bầu đau lưng có được dán cao không?
Khi gặp phải tình trạng đau lưng, mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Lúc này, dán cao là cách khắc phục đầu tiên mẹ có thể nghĩ đến? Tuy nhiên, bà bầu đau lưng có được dán cao không?
Theo chuyên gia, mẹ bầu bị đau lưng có thể dùng cao dán để giảm đau được. Tuy nhiên, cần thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân, dùng cao dán theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dụng cao dán hoặc dùng cao dán khi bác sĩ chưa cho phép.
Bởi nguyên lý hoạt động của cao dán hay miếng dán giảm đau có tác dụng tương tự như các loại dầu xoa bóp. Chúng được chiết xuất từ các thành phần mang lại hiệu quả gây tê tại chỗ và làm nóng, sinh nhiệt tác động lên vùng da giúp mang lại hiệu quả giảm đau. Tuy nhiên, cách giảm đau tức thì này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của thai nhi nếu mẹ dán vùng lưng dưới gần với vị trí làm tổ của bé.
Một số thông tin cho rằng, nếu dùng cao dán lưng không đúng cách có thể dẫn tới khuyết tật ống thần kinh ở trẻ, nứt đốt sống do quá trình sinh nhiệt từ miếng dán có tác động mạnh.
Vì thế, có thể kết luận dùng cao dán hay thuốc giảm đau lưng trong thời kỳ mang thai tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Mẹ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, xác định rõ ràng nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị hiệu quả và an toàn tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Bà bầu đau lưng có được dán cao – Dùng miếng dán cao cần chú ý gì?
Theo chuyên gia, nếu như mẹ bầu được bác sĩ cho phép sử dụng miếng dán làm giảm đau lưng, mẹ bầu cần chú ý những điều quan trọng sau đây:
- Miếng cao dán cũ cần được lấy ra trước khi sử dụng miếng dán mới. Đối với vùng da được dán là vùng đau nhức, cần phải được vệ sinh, lau khô trước khi dùng miếng dán.
- Nếu như mẹ dùng miếng dán như salonpas cần tránh vùng da kích ứng, vùng da có vết thương hở hoặc vùng da bị trầy xước. Nên dán phần lưng dưới
- Khi sử dụng miếng dán giảm đau phải còn nguyên vẹn, không nên cắt nhiều miếng nhỏ. Lý do bởi nếu làm như vậy thì hiệu quả của miếng dán có thể sẽ giảm đi.
- Chú ý đối với miếng dán dùng cách nhau 20-25 phút, vùng da được dán cách xa vùng xương chậu gần với thai nhi.
- Nếu như tháo miếng dán cần phải thận trọng. Vì khi gỡ ra khỏi da, miếng dán vẫn còn một lượng thuốc nhỏ có thể gây các phản ứng phụ.
- Sau khi dùng miếng dán, cần gấp đôi miếng dán trước khi vứt bỏ vào thùng rác, không để trẻ em tiếp cận.
- Ngoài cách dùng miếng dán giảm đau, còn nhiều biện pháp giảm đau nhức lưng dành cho bà bầu mà mẹ có thể tham khảo.
Một số biện pháp giảm đau lưng khi mang thai an toàn
Dưới đây, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách giảm đau nhức vùng lưng hiệu quả, không ảnh hưởng tới em bé, như sau:
Massage lưng
Nếu như mẹ bầu bị đau lưng thường xuyên, có thể áp dụng cách này. Tuy nhiên, mẹ không thể tự làm mà phải nhờ tới sự giúp đỡ của chồng hoặc người thân massage giảm đau.
Đầu tiên, người massage dùng tinh dầu dành cho bà bầu xoa vào 2 lòng bàn tay và các ngón tay. Sau đó, mẹ bầu nằm nghiêng, cân kê cao, gối cao. Bắt đầu massage từ gáy xuống lưng và xuống hông nhẹ nhàng, xoa bóp thêm bả vai, dùng mu bàn tay nhấn nhẹ và kéo giãn các cơ. Tiếp tục xoa bóp nhẹ nhàng, chậm rãi để giúp mẹ bầu thư giãn đồng thời giảm đau hiệu quả. Mỗi lần thực hiện massage khoảng 15-20 phút. Khi thực hiện nhẹ nhàng, tuyệt đối không ấn mạnh vùng lưng dưới.
Không mang vác vật nặng hay lên xuống cầu thang
Khi mang thai, mẹ cần được đặc biệt ưu tiên, không làm việc nặng, đặc biệt khi đau lưng. Bên cạnh đó, leo cầu thang được khuyến cáo không nên. Vì lúc này cơ thể và phần lưng sẽ tạo nên những áp lực nhất định lên vùng lưng dẫn tới tình trạng đau ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ngồi đúng tư thế
Khi bị đau lưng, điều mẹ bầu nên làm đó là tập đi đúng tư thế và nên chỉnh sửa tư thế đúng và khoa học bằng cách hạ phần mông xuống và kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng.
Khi mẹ ngồi, nên ngồi ghế đệm hoặc ghế có lót đệm bên dưới, ghế có thể tựa lưng. Tư thế ngồi thẳng với vai không vắt chéo chân giúp giảm thiểu tình trạng đau lưng khi mang thai.
Nằm đúng tư thế
Khi nằm ngủ, mẹ bầu không nên nằm đệm quá cứng hoặc quá mềm, nên nằm nghiêng trái để giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Tác dụng giúp thai có thể hấp thụ một cách tốt nhất; hiệu quả giảm áp lực đè lên vùng lưng và thắt lưng xương chậu.
Sử dụng gối ôm bà bầu
Là cách hữu hiệu giúp giảm đau nhức lưng, đau nhức cơ thể khi ngủ dậy. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại gối ôm, gối chuyên dụng dành cho bà bầu như: gối thiết kế theo hình nơ, cánh tiên, cánh bướm; thiết kế đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả giúp giảm đau lưng, nâng đỡ bụng bầu giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.
Đặc biệt, trong thời điểm mang thai, bên cạnh chăm sóc sức khỏe; chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì mẹ cần bổ sung các loại vitamin, viên uống bổ sung sắt, canxi, axit folic theo chỉ định của bác sĩ;…có thể giúp mẹ tăng cường sức đề kháng cơ thể cũng như hiệu quả giúp giảm đau nhức xương khớp, giảm đau lưng.
Chú ý thăm khám thai, siêu âm thai định kỳ để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của em bé, bảo vệ cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu đau lưng có được dán cao. Nếu còn thắc mắc có thể nhấp chuột mục Tư Vấn Trực Tuyến trên website hoặc gọi đến hotline 0338.12.14.12 để được giải đáp.
Chúc mẹ bầu sức khỏe!