Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Tham vấn y khoa: Đinh Thị Quỳnh Huế

Ngày đăng:25-11-2021

Bà bầu có nên ăn chôm chôm không? là băn khoăn của không ít các chị em phụ nữ đang trong thời gian mang thai. Với vị thơm, ngọt đặc trưng, chôm chôm là loại quả rất được người dân ưa chuộng. Nhờ giàu hàm lượng các vitamin cùng khoáng chất cần thiết, trái cây này còn rất tốt cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng có ở chôm chôm

Theo các nhà thực vật học, chôm chôm có nguồn gốc từ Đông Nam Á; là loại cây ăn quả được trồng chủ yếu ở miền Nam Việt Nam.

Một cây chôm chôm trưởng thành có chiều cao trung bình từ 12 – 20 m. Lá chôm chôm mọc so le, hình lông chim, chiều dài trung bình từ 10 – 30 cm.

Hoa chôm chôm thường có trắng, nở ra từng chùm, kích thước rất nhỏ, từ 2,5 – 5mm, xuất hiện chi chít ở các ngọn cành. Khi hoa nở sẽ có mùi thơm dịu.

Quả chôm chôm có hình bầu dục, chiều dài trung bình từ 3 – 6 cm, chiều rộng từ 3 – 4 cm. Quả mọc theo chùm, mỗi chùm thường có 8 – 20 quả. Vỏ quả chôm chôm màu đỏ, xung quanh được bao phủ bởi các gai thịt mềm. Phần thịt bên trong quả hơi trắng, vị ngọt, bao bọc lấy hạt.

Phần thịt của quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, trong 100 gram chôm chôm có thể cung cấp:

  • Khoảng 82 calo
  • Bổ sung 0.7 gram protein
  • Bổ sung 20.87 gram carbohydrate
  • Khoảng 0.9 gram chất xơ
  • 0.2 gram chất béo
  • Bổ sung 3 IU vitamin A
  • Vitamin C khoảng 4.9 mg
  • Bổ sung 8 μg folate
  • Khoảng 22 mg canxi
  • 0,4 mg khoáng chất sắt
  • Cung cấp 7 mg ma giê
  • Bổ sung 9 mg phốt pho

bà bầu có nên ăn chôm chôm không

Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Là loại quả tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể ăn chôm chôm một cách thường xuyên. Với bà bầu thì sao, mẹ bầu ăn chôm chôm có đượng không?

Hiện nay, có không ít những lo ngại về việc các thành phần trong quả chôm chôm có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai hay có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Trên thực tế, những lo ngại này là hoàn toàn không có cơ sở. Với phụ nữ mang thai, chôm chôm nên được bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nhờ những ích lợi mà loại quả này có thể mang lại trong thai kỳ.

Hơn thế nữa, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến khích rằng bà bầu có thể ăn chôm chôm. Nhưng nên ăn ở mức độ vừa đủ, nhằm hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng có lợi từ chôm chôm. Vì vậy, việc mà bà bầu có nên ăn chôm chôm không? thì câu trả lời chắc chắc là CÓ. Nhưng với hàm lượng vừa đủ, đúng cách để có lợi cho mẹ bầu mà không lo ngại tác dụng phụ.

>>> XEM THÊM: Bà bầu có nên ăn ruốc thịt lợn không?

Lợi ích của việc ăn chôm chôm với bà bầu

Chống buồn nôn và chóng mặt

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng; bà bầu ăn một vài quả chôm chôm sẽ rất có ích khi bị buồn nôn và chóng mặt. Các thành phần có trong chôm chôm; đặc biệt là vitamin C cùng với vị dịu ngọt của loại quả này có thể giúp làm giảm các cơn nghén cùng các cơn chóng mặt khó chịu.

Cung cấp lượng chất sắt đáng kể

Sắt là một khoáng chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là khi mang thai bởi nó là nguyên liệu chính để cơ thể có tạo ra hemoglobin trong máu. Thiếu sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu trong thai kỳ rất nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ cũng như của em bé.

Trong 100 gram chôm chôm cung cấp khoảng 0,4 gram. Một lượng sắt đáng kể để cơ thể có thể sản sinh ra một lượng hemoglobin vừa đủ mà cơ thể cần.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là hệ thống chịu trách nhiệm trong việc ngăn cản; ức chế sự xâm hại của các tác nhân ngoại lai tới cơ thể. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ đảm bảo cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ thường yếu đi do có sự thay đổi mạnh mẽ về nồng độ nội tiết. Điều này khiến bà bầu có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh lý nhiễm trùng.

Trong quả chôm chôm có hàm lượng cao vitamin C cùng các chất chống oxy hóa có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Ngăn ngừa các bệnh thông thường

Các bệnh thông thường do vi khuẩn, virus gây ra, điển hình như cảm lạnh, cúm,… sẽ khó có thể “viếng thăm” nếu mẹ bầu ăn chôm chôm thường xuyên.

Trong một nghiên cứu được thực hiện với khoảng 5000 tình nguyện viên, các nhà khoa học nhận thấy những bà mẹ hay ăn chôm chôm có nguy cơ mắc các bệnh thông thường thấp hơn 42% so với những bà mẹ không ăn loại quả này.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa có vai trò chính là tiếp nhận thực phẩm; chuyển hóa các dưỡng chất có được nhờ thực phẩm để cơ thể có thể sử dụng và đào thải chất cặn bã (phân) ra ngoài cơ thể.

Quả chôm chôm giàu hàm lượng chất xơ; khoảng 0.9 gram cho 100 gram chôm chôm nếu ăn thường xuyên sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Không chỉ giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru; nó cũng giúp làm giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, điển hình là táo bón ở bà bầu, một tình trạng diễn ra khá phổ biến khi mang thai.

Cung cấp vitamin E

Vitamin E nắm giữ nhiều chức năng quan trọng của cơ thể; như giúp gia tăng hấp thu vitamin A, phòng ngừa ung thư nhờ khả năng chống oxy hóa, tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể,…

Việc cung cấp đầy đủ vitamin E rất cần thiết để các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Một lượng vitamin E được tìm thấy khá đáng kể trong quả chôm chôm.

Kiểm soát huyết áp và cholesterol

Huyết áp và cholesterol là những chỉ số quan trọng có thể chỉ ra các vấn đề liên quan tới sức khỏe tim mạch. Tăng huyết áp và nồng độ cao cholesterol trong máu được biết tới là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ.

Trong thời kỳ mang thai; chúng làm tăng nguy cơ mẹ gặp phải các biến chứng trong thai kỳ như sảy thai, sinh non, tiền sản giật,…

Do đó, việc kiểm soát huyết áp và cholesterol là yếu tố tiên quyết để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Chôm chôm được biết tới là một loại quả hỗ trợ kiểm soát huyết áp và cholesterol rất tốt nhờ hàm lượng cao chất xơ; nước cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Thanh lọc cơ thể

Với hàm lượng cao chất xơ, nước cùng vitamin C, chôm chôm là một sự lựa chọn không tồi để hỗ trợ cơ thể loại bỏ các chất độc hại.

Sau khi ăn chôm chôm, loại quả này sẽ kích thích cơ thể thải độc tự nhiên thông qua việc bài tiết nước tiểu từ thận, các tuyến mồ hôi và gan.

Làm đẹp tóc

Trong chôm chôm chứa một số dưỡng chất có lợi cho tóc. Bà bầu ăn chôm chôm thường xuyên có thể giúp cho tóc trở nên đen bóng và mượt mà hơn.

Tác dụng phụ khi ăn chôm chôm quá nhiều

Bên cạnh những lợi ích thì việc ăn chôm chôm quá nhiều cũng có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe.

Gây nóng trong

Chôm chôm là loại quả có hàm lượng đường cao; nếu ăn nhiều có thể gây nóng trong, dễ gây ra hiện tượng nổi mụn, phát ban, ngứa ngáy. Đặc biệt, với những người thường xuyên gặp phải các vấn đề về da thì không nên ăn chôm chôm vì loại quả này có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm tăng lượng đường huyết

Ăn nhiều chôm chôm có thể làm gia tăng đột biến mức đường huyết; đặc biệt nguy hiểm với những người bị đái tháo đường.

Những phụ nữ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần hạn chế việc ăn chôm chôm; vì mức đường huyết cao có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Có thể gây tăng cân

Lượng calo trong chôm chôm khá đáng kể; nếu như ăn quá nhiều có thể gây ra hiện tượng dư thừa cân nặng.

Tình trạng thừa cân trong thời kỳ mang thai có thể khiến mẹ phải đối mặt với các nguy cơ cao hơn về sức khỏe như tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, đẻ khó, thai chết lưu,… Với em bé, mẹ thừa cân khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh; đặc biệt là dị tật ống thần kinh,…

Những lưu ý cho bà bầu khi ăn chôm chôm

Để nhận được tối đa những lợi ích sức khỏe khi ăn chôm chôm; bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau.

những lưu ý cho bà bầu khi ăn chôm chôm

Không lột vỏ chôm chôm bằng miệng

Bà bầu không nên dùng miệng để lột vỏ chôm chôm vì vỏ bên ngoài có thể được phun các hóa chất để phòng tránh sâu bệnh gây hại. Khi lột vỏ, người mẹ có thể vô tình nuốt phải các hóa chất và điều này có thể gây hại tới sức khỏe của hai mẹ con.

Lượng đường trong máu cao hạn chế ăn chôm chôm

Những bà mẹ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì nên hạn chế ăn chôm chôm vì như đã chia sẻ ở trên; hàm lượng đường cao trong chôm chôm có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe của mẹ và em bé.

Không cùng lúc ăn quá nhiều chôm chôm

Ăn quá nhiều chôm chôm vào cùng một thời điểm không chỉ làm tăng đột ngột lượng đường huyết mà còn có nguy cơ dư calo khiến cơ thể dễ tăng cân. Đặc biệt; việc nạp vào một lượng chôm chôm quá lớn có thể khiến hệ thống tiêu hóa bị quá tải dẫn đến các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu,…

Cách chọn chôm chôm ngon, đảm bảo cho mẹ bầu

Để bảo đảm hàm lượng dưỡng chất cũng như mùi vị thơm ngon; mẹ bầu cần thực sự tinh ý trong việc lựa chọn chôm chôm. Chôm chôm ngon sẽ cần đảm bảo các tiêu chí dưới đây.

Vỏ bề ngoài của chôm chôm

Chôm chôm tươi khi sờ, nhấn tay vào sẽ thấy chắc, không bị mềm và chảy nước. Đầu gai hơi xanh hoặc có màu đỏ tươi. Không nên chọn chôm chôm có vỏ ngoài mềm, thâm, gai héo úa hoặc không còn tua tủa.

Quan sát lá chôm chôm

Nếu chôm chôm mới được hái thì phần lá ở chùm sẽ còn xanh tươi. Chôm chôm cũ thì lá sẽ khô, héo.

Ăn thử

Quan sát hay sờ vào chôm chôm thì vẫn không thể nào đảm bảo bằng việc ăn thử. Mẹ bầu nếu không có kinh nghiệm, hãy lựa chọn bất kỳ một quả và bóc ra ăn thử. Nếu chôm chôm tươi vừa chín tới phần thịt sẽ trắng, ăn có vị thơm, ngọt.

Trên đây là giải đáp bà bầu có nên ăn chôm chôm không? Để được tư vấn miễn phí các vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể để lại thông tin [TẠI ĐÂY] hoặc trực tiếp liên hệ tới HOTLINE 0338.12.14.12 của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát