Với những người bận rộn không có thời gian; thì mì tôm là món ăn đứng đầu trong sự lựa chọn; nó rất nhanh gọn và tiện lợi rút ngắn thời gian ăn uống của mọi người lại. Nhưng đối với các bà bầu thì có ăn được mì tôm không; đặc biệt là bà bầu có ăn được mì tôm sống không? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ở bài này nhé.
Để biết được bà bầu có ăn được mì tôm sống hay không chúng ta cần phải biết các thành phần của mì tôm có những gì.
Bột tinh chế
Tinh chế chỉ là những thực phẩm được loại bỏ các tạp chất để được hỗn hợp tinh khiết. Nghe như vậy có vẻ tốt; nhưng trong quá trình này các tinh chất được loại bỏ thì các dinh dưỡng cũng bị loại theo. Vì thế thành phần chính của mì tôm chỉ là bột mì tinh chế nên khi ăn chúng ta sẽ thấy no giảm đi sự đói; và nó chẳng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe chúng ta cả. Đặc biệt là các bà bầu, tinh bột không có dinh dưỡng khiến các bà bầu không có chất nuôi dưỡng thai nhi; từ đó gây ra nhiều vấn đề quan ngại cho thai nhi.
Muối
Muối là gia vị cần thiết ở những bữa ăn hàng ngày của gia đình; nếu thiếu muối sẽ khiến đồ ăn nhạt không dậy mùi và sẽ khó ăn. Tuy nhiên nếu ăn nhiều muối quá sẽ không tốt cho sức khỏe; đặc biệt các bà bầu. Chúng ta được biết trong 100g mì tôm có chứa lên đến 2,5g muối; điều này sẽ dẫn đến tình trạng cao huyết áp ở thai kì và sẽ ảnh hưởng đến thận rất nhiều.
Chất bảo quản
Trong một số sản phẩm người ta hay dùng chất bảo quản để bảo quản thực phẩm không bị hư hỏng; mì tôm không ngoại lệ mỗi gói mì tôm thường có hạn từ 3-6 tháng. Để đạt được thời gian lâu vậy thì các nhà sản xuất sẽ phải dùng đến các chất bảo quản. Nó chính là các chất hóa học có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong một gói mì tôm không chỉ chứa mỗi chất bảo quản mà còn chứa các hương liệu tổng hợp; chất tạo màu, …
Bột ngọt
Để làm cho hương vị món ngon trọn vẹn hơn không thể thiếu đến bột ngọt; bột ngọt còn được biết đến vai trò bảo quản thực phẩm lâu hơn; không cho sản phẩm hỏng sớm giữ được thời gian rất dài đặc biệt là mì tôm. Bột ngọt trong mì tôm làm con người ăn cảm thấy kích thích vị giác ăn ngon thơm hơn. Và bảo quản thời gian của mì tôm lâu; giữ nguyên hương vị đậm đà của mì.
Chính vì thế cơ thể con người chúng ta ăn nhiều bột ngọt cũng như mì tôm nhiều trong vòng thời gian ngắn; cơ thể sẽ không thể đào thải hết được sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đặc biệt các bà bầu không nên ăn những đồ ăn có nhiều bột ngọt trong thời gian mang bầu sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi và bản thân.
Chất chuyển hóa
Chất chuyển hóa đều được dùng trong các đồ ăn đóng hộp; hoặc đồ ăn nhanh và hầu hết trong các loại mì tôm ăn liền. Có thể thấy hàm lượng này chứa phần lớn trong mỗi gói mì tôm ăn liền. Những chất này không chỉ có hại cho người bình thường; mà còn có hại cho những bà bầu nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nên các mẹ bầu hạn chế ăn mì tôm; hoặc không nên ăn mì tôm trong quá trình mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.
Tertiary Butylhydroquinone
Chất này được viết tắt là TBHQ là một chất có hại dẫn xuất từ dầu mỏ. Loại chất này là để bảo quản thời gian dài; chất này được các trung tâm khoa học khuyến cáo không nên dùng cho thực phẩm. Có thể dẫn đến ung thư nếu như đưa vào cơ thể quá nhiều mà không đào thải ra hết được.
Được biết chất này còn có dùng cho thuốc trừ sâu; các loại sơn thậm chí có cả trong ngành mỹ phẩm.
Bà bầu nên ăn mì tôm sống hay chín
Chúng ta vừa tìm hiểu về các thành phần của mì tôm ở trên; và biết mì tôm là loại thực phẩm ăn nhanh gọn; thơm ngon lại rất nhiều loại các vị khác nhau chua cay mặn ngọt;… được mọi người ưa chuộng từ người già đến trẻ nhỏ. Bà bầu không ngoại lệ cũng rất thích ăn bởi các hương vị của món ăn này hấp dẫn. Vậy bà bầu nên ăn mì tôm sống hay chín để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Ở phần trên đã nói đến các thành phần của mì tôm; ta có thể thấy rằng các thành phần của mì chỉ có tinh bột mì và các phẩm màu khác nhau; không có một chất dinh dưỡng nào cả. Chúng rất thiếu các chất dinh dưỡng cho bà bầu.
Tuy nhiên có thể chỉ ăn vài gói trong thời gian mang thai để đỡ cơn thèm; chứ không nên ăn quá nhiều và kéo dài lâu thời gian ăn. Hãy ăn mì tôm chín chứ không nên ăn mì tôm sống; vì khi nấu chín có thể những chất không tốt có thể ra bớt bên ngoài nước. Các mẹ có thể ăn an toàn hơn; nhưng các mẹ vẫn có thể ăn mì tôm sống được và không nên cho gói dầu của nhà sản xuất để vào bên trong.
Khuyến khích các mẹ nên thay thế mì tôm bằng các loại đồ ăn tươi chín khác; để có các chất dinh dưỡng tốt để đi nuôi cơ thể mẹ và bé.
Ăn nhiều mì tôm ảnh hưởng đến thai nhi
Mì tôm được làm từ tinh bột tinh chế, được chiên đi chiên lại nhiều lần. Chính vì vậy mì tôm nếu bà bầu ăn nhiều mì tôm thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hàm lượng dinh dưỡng không có để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi; đặc biệt là sự phát triển về não của thai nhi. Các hóa chất trong mì tôm có khả năng gây ra ung thư; nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài. Ăn mì tôm ăn liền có thể gây ra tình trạng loãng xương; béo phì, các bệnh liên quan đến thận, …
Một số lưu ý ăn mì tôm cho bà bầu
Đây sẽ là một số lưu ý để các bà bầu có thể ăn mì tôm tránh những rủi do tối đa cho mẹ và thai nhi
- Thay đổi cách chế biến thông thường bằng cách luộc sơ mì với nước sôi; rồi vớt ra cho vào nồi nước sôi khác để nấu ăn thêm gia vị của gia đình có; và hãy ăn thêm cùng với rau củ quả khác. Không nên ăn nguyên mì tôm không.
- Không dùng gói mỡ của nhà sản xuất cho ở bên trong gói mì. Dầu này không biết dõ nguồn gốc từ đâu cho nên hãy dung dầu oliu sẵn có của gia đình.
- Không nên uống nước mì quá nhiều; chúng ta hay có thói quen ăn hết mì xong là uống nước mì. Điều nàu không tốt cho mẹ bầu vì khi nấu lên các chất không có dinh dưỡng có thể ra bên ngoài nước; chúng ta hạn chế uống hoặc đổ bỏ không nên uống quá nhiều nước đó.
Bà bầu nên ăn gì
- Sữa các thực phẩm của sữa
Sữa cung cấp protein và canxi để đáp ứng được các nhu cầu cho thai nhi phát triển. Có thể dùng các loại sữa như sữa đậu nành; sữa tươi, sữa bò thậm chí kể cả sữa chưa. Đặc biệt có thể dùng sữa chu Hy Lạp là món dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai. Nó chứa nhiều canxi hơn hầu hết các sản phẩm sữa khác. Sữa chua Hy lạp còn cung cấp một số vi khuẩn sinh học có lợi; hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Những người không dung nạp được đường sữa có thể dung nạp sữa chua; sữa chua có chứa men vi sinh. Bổ sung các men vi sinh khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ biến chứng; như tiền sản giật, tiểu đường thai kì, nhiễm trùng âm đạo và dị ứng.
- Các loại cây mang họ đậu
Hầu hết các loại đậu đều chứa lượng folate cao. Trong một chén đậu lăng hoặc đậu đen có thể cung cấp đến 65-90% theo nhu cầu khuyến nghị của các nhà khoa học. Hơn nữa các loại đậu còn chứa rát nhiều chất xơ cũng như các chất khoáng như sắt magie, kali tốt cho phụ nữ mang thai.
- Khoai lang
Chứa nhiều beta carotene là hợp chất của vitamin A khi được cung cấp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A để cho sự tăng trưởng và biệt hóa hầu hết các tế bào mô. Nó vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Các nhà nghiên cứu khoa học khuyến cáo các mẹ chỉ nên dùng các vitamin A từ thực vật hạn chế dùng của động vật vì nó có thể gây ra những độc tính khi ăn quá mức.
- Cá hồi
Các nhà nghiên cứu khoa học khuyên các mẹ bầu rằng nên ăn 2-3 bữa cá béo trong tuần để đạt được lượng acid béo omega3. Vì hầu hết các mẹ bầu sẽ thiếu hàm lượng acid béo omega 3 trong thời gian mang bầu. Cho nên cá hồi là một trong những thực phẩm có nguồn vitamin D tự nhiên, thường chất này sẽ thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Nó rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể bao gồm như xương và các chức năng miễn dịch khác.
- Trứng
Một quả trứng nguyên chất chứa khoảng 113mg choline, chiếm khoảng 25% nhu cầu khuyến nghị cho phụ nữ mang thai. Nếu trong quá trình mang thai mà thiếu choline sẽ làm tăng khả năng nguy cơ di tật ống thần kinh và dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng não ở thai nhi.
- Rau xanh
Do hàm lượng chứa chất xơ cao ở rau xanh có tác dụng ngăn ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai. Tiêu thụ rau xanh giúp giảm nguy cơ sinh nhẹ cân ở thai nhi.
- Thịt nạc
Trong thịt nạc có chứa sắt mà sắt là một chất khoáng thiết yếu được sử dụng bởi tế bào hồng cầu như một phần huyết sắc tố. Nó rất quan trọng cho việc cung cấp oxy tế bào của cơ thể con người.
Với phụ nữ mang thai cần nhiều sắt hơn vì trong quá trình mang bầu phải cần nhiều lượng máu hơn người bình thường. Đặc biệt là ba tháng cuối kì sinh. Nếu trong 3 tháng đầu cũng như 3 tháng cuối này mà thiếu sắt dễ tăng khả năng sinh non và nhẹ cân. Hãy cung cấp đủ lượng sắt cho bà bầu đồng thời sử dụng them các thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt từ các bữa ăn.
- Dầu gan cá
Giống như cá hồi thì dầu gan cá tuyết cung cấp acid béo omega3 cần thiết cho sự phát triển não của thai nhi. Ngoài ra nó cũng cung cấp các vitamin D. Nếu thiếu viatamin D sẽ có thể gây ra huyết áp cao ở phụ nữ mang thai.
- Các loại quả
Hoa quả chứa rất nhiều vitamin C, chất khoáng, chất xơ, chống oxy hóa,… tốt cho da và hệ tiêu hóa , hệ miễn dịch của bà bầu. Đặc biệt giá trị số dường huyết trong quả thấp vì thế không thể gây ra sự đột biến lớn lượng đường trong máu.
Thông qua bài viết chúng tôi hy vọng có thể giúp các bạn học hiểu được và biết được vấn đề bà bầu có nên ăn mì tôm không. Mẹ bầu hạn chế không nên ăn những thực phẩm không có chất dinh dưỡng thay vào đấy hãy ăn những thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hay liên hệ với chúng tôi; Đa khoa Y học Quốc tê 12 Kim Mã, nhận tư vấn miễn phí 24/24 miễn phí từ các bác sĩ [TẠI ĐÂY]; hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 0338.12.14.12