Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Tham vấn y khoa: Hà Thị Huệ

Ngày đăng:22-11-2021

Bà bầu có ăn được lá lốt không? Với các bà nội trợ, cây lá lốt khá quen thuộc bởi nó là thành phần không thể thiếu trong một số món ăn của người Việt. Khi mang thai; bà bầu cần chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng bởi có những loại thực phẩm có lợi hoặc gây hại tới sức khỏe của mẹ và em bé. Vậy trong thai kỳ ăn lá lốt là tốt hay xấu? Cùng tìm hiểu nhé!

Bà bầu ăn lá lốt có được không?

Cây lá lốt (tên khoa học Piper sarmentosum) thuộc trong họ hồ tiêu. Chiều cao trung bình của cây khoảng 30 – 40 cm. Khi còn non; cây thường có xu hướng mọc thẳng nhưng khi trưởng thành sẽ trườn trên mặt đất do thân dài.

Lá của cây là lá đơn, có hình tim, bề mặt lá láng bóng, nhiều gân. Hoa lá lốt mọc thành cụm, xuất hiện ở vị trí nách lá. Quả thuộc diện quả mọng, bên trong chỉ chứa một hạt.

Từ thời xa xưa, lá lốt không chỉ được dùng trong nấu ăn mà còn là một trong các vị thuốc được lang y sử dụng để điều trị, hỗ trợ điều trị cho một số bệnh lý.

Các món ăn như chả lá lốt, thịt bò xào lá lốt hay bò nướng lá lốt; đều là những món ăn nổi tiếng từ loại lá này. Với vị thơm đặc trưng, thật khó có thể cưỡng lại chúng.

Trên thực tế, có không ít các chị em bị “nghiện” mùi vị của lá lốt nên khi mang thai rất băn khoăn bà bầu có ăn được lá lốt không.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, lá lốt là loại cây tốt cho sức khỏe. Cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng nào cho thấy việc ăn lá lốt có thể gây hại tới mẹ cũng như là sự phát triển của thai nhi.

Thay vào đó, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định những tác dụng của lá lốt tới sức khỏe như cải thiện sức đề kháng, điều trị rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đau nhức chân tay, chống viêm,…

>>> XEM THÊM: Vì sao không được bước qua chân bà bầu?

Công dụng của lá lốt đối với mẹ bầu

Đối với phụ nữ mang thai, lá lốt có nhiều tác dụng chữa bệnh.

bà bầu có ăn được lá lốt không

Công dụng của lá lốt giúp mẹ bầu trị bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa khá phổ biến ở các chị em phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Đây là một nhóm các bệnh lý xảy ra do sự xâm hại của các tác nhân như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… tới các cơ quan thuộc hệ thống sinh dục, sinh sản.

Trong lá lốt chứa hợp chất ancaloit có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn nên rất thích hợp trong việc làm thuyên giảm các triệu chứng do bệnh phụ khoa gây ra.

Công dụng của lá lốt giúp mẹ bầu trị tàn nhang, nám da, nổi mụn

Một số vấn đề về da như tàn nhang, nám da, nổi mụn,… ở bà bầu cũng có thể được cải thiện nhờ vào việc sử dụng lá lốt.

Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi về nồng độ nội tiết tố khiến bà bầu hay gặp phải các vấn đề về da.

Với hàm lượng cao các dưỡng chất tốt cho da như vitamin A, vitamin C, hợp chất phenol; lá lốt giúp phục hồi làn da bị tổn thương do mụn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trên da, hỗ trợ làm giảm sắc tố melanin gây nám, giúp da trở nên săn chắc, khỏe mạnh hơn.

Bà bầu ngâm chân với lá lốt để tránh sưng phù

Các thầy thuốc từ xưa đã hướng dẫn những người bị sưng phù chân có thể sử dụng lá lốt nhằm mục đích làm thuyên giảm triệu chứng.

Theo quan điểm của Đông Y, lá lốt vị cay tính ấm, ngâm chân với lá lốt sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, giảm sưng chống viêm, đặc biệt hiệu quả trong điều trị các vấn đề về xương khớp.

Phụ nữ mang thai thường xuyên bị sưng phù chân có thể dùng lá lốt, phương pháp này sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.

Bà bầu có ăn được lá lốt không? Các món ăn với lá lốt tốt cho bà bầu

Lá lốt trở nên phổ biến, được nhiều người biết đến không chỉ vì nó là một vị thuốc mà còn vì nó là gia vị không thể thiếu cho nhiều món ăn cổ truyền. Việc chế biến các món ăn với lá lốt không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Dưới đây là cách chế biến một vài món ăn hấp dẫn với loại lá này.

món ăn từ lá lốt cho bà bầu

Cách làm thịt bò xào lá lốt

– Nguyên liệu chuẩn bị

+ 150g thịt bò

+ 100g lá lốt

+ Hành, tỏi, gia vị vừa đủ dùng

– Cách làm

+ Thịt bò rửa sạch, thái lát thành miếng mỏng

+ Trộn ướp thịt bò cùng với hành khô, tỏi băm nhuyễn, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê mì chính, 1 thìa dầu ăn, ½ thìa cà phê nước mắm, ½ thìa cà phê hạt tiêu

+ Để hỗn hợp thịt bò 15 – 30 phút cho ngấm đều gia vị

+ Nhặt, rửa sạch lá lốt, chọn vài lá để riêng để trang trí, còn lại thái nhỏ

+ Bắc chảo lên bếp, cho dầu phi hành tỏi lấy thơm, khi dậy mùi đổ hỗn hợp thịt bò xào chung

+ Khi thịt bò gần chín có thể cho lá lốt đảo cùng, nêm nêm thêm gia vị cho vừa miệng

+ Khi thịt bò đã chín, tắt bếp, đặt lá lốt lên đĩa, đặt thịt bò lên trên rồi thưởng thức

Cách nấu canh cá lóc lá lốt

– Nguyên liệu gồm có:

+ 1 con cá lóc (khoảng 500g)

+ 1 muỗng canh mẻ

+ 2 quả cà chua

+ Các gia vị khác cần có: Lá lốt, hành lá, thìa là, mùi tàu, rau răm, nghệ, ớt, nước mắm, hạt nêm, muối, mì chính, bột nghệ, ớt

– Cách thực hiện:

+ Rửa sạch, sơ chế cá lóc, cắt thành 3 – 4 khúc

+ Ướp cá lóc với một chút muối, hạt nêm, mì chính, mẻ, bột nghệ từ 15 – 30 phút để cá ngấm đều gia vị

+ Rửa sạch lá lốt, băm nhỏ

+ Rửa sạch cà chua, thái kiểu múi cau

+ Hành lá, thìa là, mùi tàu, rau răm rửa sạch, thái nhỏ

+ Băm nhỏ hành khô, cắt lát nhỏ ớt

+ Bắc chảo lên bếp, bật nhỏ lửa, dầu ăn bắt đầu sôi thì cho cá đã ướp chiên sơ, vớt ra để ráo dầu

+ Bắc nồi lên bếp, cho dầu phi thơm hành, đổ một lượng nước vừa ăn, cho cá đã ướp cùng các nguyên liệu lá lốt, cà chua, ớt vào nấu

+ Thêm gia vị vừa đủ dùng

+ Đun sôi nhỏ lửa từ 15 – 20 phút

+ Chuẩn bị tắt bếp thì thêm hành lá, thìa là, mùi tàu, rau răm

+ Đổ canh ra bát và thưởng thức

Cách làm chả lá lốt thịt lợn

– Nguyên liệu chuẩn bị

+ 250 – 300g thịt lợn xay

+ 2 mớ lá lốt

+ Trứng gà 1 quả

+ Hành khô, hành lá, mộc nhĩ

+ Gia vị vừa đủ dùng

– Cách thực hiện

+ Lá lốt chọn những lá to, xanh, không bị sâu đem rửa sạch, để ráo nước.

+ Hành khô tiến hành bóc vỏ, băm nhỏ

+ Mộc nhĩ ngâm cùng nước ấm, khi mềm bóp rửa sạch rồi băm nhỏ

+ Hành lá cắt rễ, rửa sạch, băm nhỏ

+ Cho thịt lợn xay vào bát trộn cùng hành, mộc nhĩ, hành lá đã được băm nhỏ

+ Đập trứng vào bát

+ Thêm 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê mì chính, ½ thìa cà phê hạt tiêu xay, 1 thìa cà phê dầu ăn trộn cùng thịt lợn với trứng

+ Ướp từ 15 – 30 phút để thịt ngấm đều gia vị

+ Đặt lá lốt lên thớt, cho thịt vào phần giữa của lá rồi cuộn tròn thành hình trụ

+ Sau khi cuộn xong; bắc chảo lên bếp, đun sôi dầu ăn, xếp các miếng lá lốt đã được cuộn thịt lên chảo để rán

+ Để nhỏ lửa để chả chín đều, không bị cháy

+ Khi lá lốt xém vàng có thể đặt ra đĩa và thưởng thức

Bài thuốc dân gian từ lá lốt tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

Trên thực tế, có rất nhiều bài thuốc dân gian mà bà bầu có thể sử dụng để điều trị cho một số trường hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả cũng sự an toàn; hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ một bài thuốc dân gian nào từ loại lá này.

  • Cây lá lốt chữa phong thấp: Chuẩn bị rễ lá lốt 12 gram, dây chìa vôi 12 gram, 12 gram cỏ xước, độc lực 12 gram, 12 gram hoàng lực, gối hạc 12 gram cùng 12 gram hạt xích hoa xà. Sắc lấy nước uống ngày một thang.Cây lá lốt điều trị đau lưng, sưng khớp tay chân, tê buốt chân: Chuẩn bị 50 gram rễ lá lốt, 50 gram rễ bưởi bung, 50 gram rễ vòi voi 50 gram, 50 gram rễ cỏ xước đem đi sao vàng, sắc, chia uống thành 3 lần mỗi ngày.
  • Lá lốt chữa kiết lỵ: Dùng một nắm lá lốt tươi rửa sạch đun với 300 ml nước, chia uống nhiều lần trong ngày.
  • Lá lốt chữa tổ đỉa: Lá lốt lấy một nắm rửa sạch đun cùng với nước, để sôi 5 – 10 phút tắt bếp. Khi nước ấm uống trực tiếp. Bã còn lại trong nồi dùng để đắp, chà lên vùng da bị tổ đỉa. Ngày thực hiện từ 1 – 2 lần, liên tục từ 5 đến 7 ngày.
  • Lá lốt trị mồ hôi tay chân: Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi đem đun sôi với 1 lít nước cùng chút muối từ 10 – 15 phút. Tắt bếp, hòa nước lá lốt với nước lạnh sao cho đủ ấm để ngâm tay chân. Thực hiện hàng ngày trước khi đi ngủ, duy trì sẽ có kết quả tốt.
  • Lá lốt trị mụn nhọt: Chuẩn bị 15 gram mỗi vị: Lá lốt, lá chanh, lá ráy và lá tía tô. Các vị được rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi có mụn và băng lại. Thực hiện trước khi đi ngủ, sáng dậy tháo ra và vệ sinh sạch sẽ.
  • Lá lốt trị triệu chứng bệnh phụ khoa: Các triệu chứng như khó chịu, ngứa âm đạo do bệnh phụ khoa có thể được khắc phục bằng lá lốt. Công thức bao gồm: 50 gram lá lốt tươi, 40 gram nghệ tươi, 20 gram phèn chua, đổ nước ngập thuốc; đun sôi từ 15 – 20 phút. Tắt bếp và bắc nồi ra ngoài để xông hơi âm đạo. Khi nước còn ấm thì dùng để rửa âm đạo.
  • Lá lốt giải cảm: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, ½ củ hành tây, 1 tép tỏi, 1 nắm gạo trắng, 2 gram gừng cùng gia vị đem đi nấu cháo. Ăn khi còn nóng có tác dụng giải cảm rất tốt.

Những lưu ý giúp mẹ bầu ăn uống lành mạnh hơn khi mang thai

Trong thời gian mang thai; duy trì một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp các bà mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nhóm thực phẩm nên ăn

– Cung cấp đầy đủ các loại trái cây và rau quả

– Bổ sung ăn ngũ cốc nguyên hạt

– Sữa và các sản phẩm từ sữa

– Thịt nạc, các loại cá (ít thủy ngân)

Nhóm thực phẩm không nên ăn

– Các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê,…

– Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối

– Đồ ăn ngọt

– Thực phẩm giàu chất béo

Lưu ý thay đổi thói quen ăn uống khi mang thai

– Không bỏ bữa

– Chia bữa thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày

– Ăn chậm, nhai kỹ

– Uống nhiều nước

Trên đây; là giải đáp bà bầu có ăn được lá lốt không cùng nhiều thông tin quan trọng liên quan. Mẹ bầu nếu có vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, hãy để lại thông tin [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE: 0338.12.14.12 để được các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế tư vấn ngay nhé.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát