Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bà bầu ăn rau lang được không?

Tham vấn y khoa: Giao Thị Kim Vân

Ngày đăng:23-11-2021

Bà bầu ăn rau lang được không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong nội dung bài viết dưới đây. Mời các mẹ bầu hãy cùng tham khảo.

Rau lang mặc dù là một loại rau dân dã, quen thuộc nhưng chúng lại được rất nhiều người ưa thích và thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra lo lắng khi ăn loại rau này, đặc biệt là các bà bầu. 

bà bầu ăn rau lang được không

Bà bầu ăn rau lang được không?

Rau lang rất dễ trồng và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Trong rau lang rất giàu chất xơ và các khoáng chất. Hàm lượng chất béo, chất bột đường, protein, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, kẽm, caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, niacin, thiamin, riboflavin, axit folic;…. có trong lá khoai lang đều đứng hàng đầu trong các loại rau.

Theo nghiên cứu cho thấy chất lượng protein thô của đầu ngọn rau lang tương đương với thịt lợn và thịt bò. Cụ thể trong 100g rau lang có chứa khoảng 2,7g protein, 0,3g chất béo; 1,4g chất xơ; 498 mg Kali; 11mg vitamin C; 80µg folate; 0,16mg B6; 2,7mg sắt; 60mg magie.

Với những chất dinh dưỡng dồi dào mà rau lang sở hữu có thể thấy đây là một loại thực phẩm tuyệt vời mà bà bầu nên bổ sung trong bữa ăn hằng ngày. Theo y học hiện đại, rau chứa khá nhiều vitamin B6, nên khi ăn sẽ giúp bà bầu giảm buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu và khiến các mẹ bầu ăn uống ngon miệng. Hơn nữa, rau lang cũng là loại rau mát có tác dụng thanh nhiệt cơ thể và hỗ trợ cơ thể phòng ngừa cao huyết áp. Còn theo Đông y, rau khoai lang có tính bình, có vịt ngọt, không độc, ích khí lực, bổ hư tổn và giúp nhuận tràng vô cùng tốt.

Hơn nữa, cũng chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào nói đến việc bà bầu ăn rau lang gây ra nguy hại cho mẹ và bé. Cũng như trong dân gian không lưu truyền bất kỳ tài liệu nào cho rằng bà bầu không nên ăn rau lang.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn rau lang được không? câu trả lời là CÓ. Không những thế, với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, khi bà bầu ăn rau lang còn rất cho sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi, giúp bé có làn da và thị lực khỏe mạnh. Đồng thời, còn có thể giúp phát triển cơ và xương của thai nhi.

>>> XEM THÊM: Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Tác dụng không ngờ của rau lang với bà bầu

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào được liệt kê ở trên, khi bà bầu ăn rau lang sẽ đem lại rất nhiều tác dụng tốt mà bà bầu không ngờ tới như:

Chống táo bón cho bà bầu

Tình trạng táo bón là hiện tượng phổ biến mà hầu hết các bà bầu đều gặp phải. Nguyên nhân thường là do khi mang thai cơ thể bà bầu sinh nhiệt và nóng trong nhiều hơn. Cộng thêm việc bà bầu bổ sung các loại vitamin, sắt cũng là thủ phạm gây nên tình trạng táo bón. Trong khí đó, rau lang lại chó chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp mẹ bầu nhuận tràng và phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả, nhất là những tháng cuối của thai kỳ.

Tác dụng rau lang với bà bầu

Mẹ bầu ăn rau lang – phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Căn bệnh tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc kiểm soát và phòng tránh tình trạng tiểu đường thông qua chế độ ăn uống là một trong những cách rất tốt cho bà bầu. Theo đó, để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên bổ sung rau lang vào thực đơn hàng ngày của mình. Khi ăn rau lang sẽ giúp bà bầu ổn định được đường huyết và giảm đường huyết rất tốt.

Thanh nhiệt

Nhiều bà bầu cho rằng ăn rau lang sẽ bị lạnh bụng và gây rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi rau lang có tính mát nên khi bà bầu ăn sẽ giúp cơ thể bà bầu được giải nhiệt, giảm mụn nhọt và mề đay rất tốt.

Có bầu ăn rau lang – chống béo phì

Tăng cân mất kiểm soát là một trong những nỗi lo sợ của hầu hết bà bầu. Thế nhưng, khi bà bầu ăn rau sẽ giúp giải quyết rắc rối này. Lý do là bởi hàm lượng chất xơ dồi dào rau lang sẽ giúp cơ thể có cảm giác no lâu hơn, từ đó giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng của mình trong thai kỳ.

Giảm ốm nghén cho mẹ trong 3 tháng đầu

Tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai không chỉ khiến bà bầu khó chịu. Mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nếu bà bầu bị ốm nghén nặng. Tuy nhiên khi ăn rau lang sẽ giúp bà bầu giảm được tình trạng ốm nghén này. Lý do là bởi trong thành phần của rau lang có chứa nhiều vitamin B6; chúng có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn, ốm nghén ở bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên và giúp họ ăn ngon miệng hơn. Mặt khác, hàm lượng vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu cho mẹ.

Bà bầu ăn rau lang giúp lợi sữa sau sinh

Không chỉ với các bà bầu, các mẹ sau sinh ăn rau lang còn giúp lợi sữa. Vì vậy, bà mẹ sau dinh nên chọn rau lang ăn đều trong các bữa ăn, vừa lợi sữa vừa phòng ngừa táo bón khó chịu. Đặc biệt, nếu muốn sau sinh nhiều sữa; ở 3 tháng cuối của thai kỳ bà bầu có thể ăn rau lang để kích thích cơ thể sản xuất sữa tốt hơn.

Đẻ không đau, dễ đẻ thường

Thường thì đa số mẹ bầu đều sợ cảm giác phải lên bàn đẻ và chịu những cơn đau đớn khi sinh. Tuy nhiên, nếu ở những tháng cuối thai kỳ (khoảng tuần thứ 35); bà bầu “chăm chỉ” ăn rau lang có thể giúp rút ngắn được thời gian chuyển dạ vì nó giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giúp cuộc vượt cạn của mẹ diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn.

Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không?

Như đã biết thì trong rau lang có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó; đây là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của bà bầu đang mang thai 3 tháng đầu. Khi bà bầu ăn rau lang, hương vị thơm ngọt tự nhiên của nó còn giúp kích thích vị giác; đem lại cảm giác thèm ăn cho bà bầu. Cũng như hàm lượng chất xơ trong rau lang còn giúp đảm bảo hỗ trợ làm giảm được chứng đầy bụng, khó tiêu khi mang thai 3 tháng đầu.

Những món ngon từ rau lang cho mẹ bầu

Khi ăn rau lang để đỡ ngán bà bầu có thể tham khảo một số món ngon từ rau lang ở bên dưới đây:

Canh rau lang nấu tôm

+ Nguyên liệu chuẩn bị

  • 200g tôm
  • 1 bó rau lang
  • Hành khô và các gia vị

+ Cách thực hiện

  • Tôm bóc vỏ rồi rút chỉ đen trên thân tôm. Sau đó đem rửa sạch rồi để ráo, dùng cối giã thô tôm.
  • Rau lang nhặt lấy cọng và lá non, bỏ phần cọng già đem rửa sạch để ráo. Còn hành khô bóc vỏ băm nhỏ.
  • Tiếp đến bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành vào phi thơm; cho tôm vào xào chín, nêm vào một ít muối. Cho nước vào vào đun sôi.
  • Cuối cùng là cho rau lang vào nấu cùng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra tô dùng nóng và ăn với cơm.

Rau lang xào tỏi

Rau lang xào tỏi

+ Nguyên liệu chuẩn bị

  • Rau khoai lang
  • Tỏi
  • Bột nêm, xì dầu, nước mắm

+ Cách thực hiện

  • Đầu tiên rau lang đem nhặt lấy ngọn non, rửa sạch. Vì nếu lấy ngọn hoặc lá già sẽ bị dai. Còn tỏi bóc vỏ rồi băm nhỏ.
  • Sau đó đun 1 nồi nước sôi để chần rau chín tái rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Nếu sợ rau chín quá bị nhũn có thể ngâm rau trở lại vào nước lạnh vài phút.
  • Đặt chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng, cho tỏi vào phi thơm. Sau đó cho rau vào xào, nêm nếm cho vừa ăn và đảo rau nhẹ tay tránh bị nát.
  • Rau sau khi xào chín thì tắt bếp rồi cho ra đĩa. Để ngon hơn, bà bầu có thể pha thêm nước mắm tỏi ớt hoặc chấm rau với xì dầu.

Cần chú ý gì khi bà bầu ăn rau khoai lang?

Mặc dù rau lang là loại thực phẩm có chứa rất nhiều dinh dưỡng; tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Thế nhưng việc ăn rau lang cũng là cả “nghệ thuật”. Do đó, để đảm bảo an toàn cũng như nhận được những lợi ích tốt nhất; khi ăn rau lang các bà bầu cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Dù là thực phẩm rất tốt và giàu dinh dưỡng; nhưng bà bầu cũng cần chú ý là không nên ăn quá nhiều rau lang. Bởi hàm lượng canxi trong rau lang tương đối cao; nên việc ăn nhiều rau lang có thể khiến bà bầu đối mặt với nguy cơ bị sỏi thận.
  • Rau lang có tác dụng hạ đường huyết nên cần tránh ăn lúc quá đói vì sẽ khiến bà bầu mệt mỏi. Cũng như gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.  Vậy nên, khi ăn rau lang; bà bầu nên ăn xen kẽ hoặc ăn những thực phẩm khác trước để giảm bớt tác dụng này của rau và phải nấu, luộc, thật chín.
  • Bên cạnh đó, rau lang chứa carbohydrate; nên việc ăn khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ hơi dẫn đến đầy bụng khó tiêu cho bà bầu.
  • Lá rau khoai lang sẽ cho vị chát khi luộc, nên khi sơ chế rau lang; nên luộc bỏ nước đầu vì chúng thường chát và hăng.
  • Trong thành phần của rau khoai lang chủ yếu là cacbohidrat, chất xơ cùng các vitamin. Vậy nên; để cân bằng dưỡng chất thì bà bầu nên ăn kèm rau lang với thực phẩm giàu đạm động thật (thịt lợn, thịt bò, cá, trứng; …) và đạm thực vật (đậu, ngũ cốc, khoai củ;… ),…

Ngoài ra, bên cạnh việc chú ý đến chế độ ăn uống thì trong quá trình mang thai. Bà bầu cũng cần lưu ý thực hiện thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để tầm soát; phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề bà bầu ăn rau lang được không? Ở bài viết trên đây; đã cung cấp cho các bà bầu có thêm được cho mình những thông tin hữu ích. Chúc các mẹ bầu sức khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát