Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói 

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Luyện

Ngày đăng:15-04-2022

Đâu là nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói? Phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này !

Tình trạng nhanh đói và thèm ăn hơn bình thường là vấn đề diễn ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Điều này không chỉ khiến cho mẹ bầu bị tăng cân quá mức mà còn dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non,…

8 Nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói ?

Theo nhiều khảo sát cho thấy có hơn 80% phụ nữ có cảm giác nhanh đói, thèm ăn hơn bình thường khi mang thai. Phần lớn các thai phụ sẽ bắt đầu xuất hiện cảm giác thèm ăn trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, tình trạng này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và sau đó giảm dần trong những tháng cuối của thai kỳ.

bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói, trong đó đáng kể đến nhất là những nguyên nhân dưới đây:

Mang thai 3 tháng đầu nhanh đói do thai nhi lớn lên

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng và gia tăng về kích thước. Vào lúc này, em bé trong bụng mẹ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng lớn để hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các bộ phận trong cơ thể.

Trong giai đoạn này, nếu mẹ bầu ăn uống không đủ chất thì sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị thiếu cân, suy dinh dưỡng hay sinh non.

Uống nước nhiều

Các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên các mẹ bầu nên uống nhiều nước trong quá trình mang thai để thúc đẩy quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, việc uống nhiều nước sẽ thường tạo cảm giác no giả, khiến mẹ bầu hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Và sau đó một thời gian ngắn, cơn đói sẽ lại nhanh chóng kéo đến.

Mẹ bầu 3 tháng đầu nhanh đói do ăn nhanh và nhai không kỹ

Việc ăn nhanh và nhai không kỹ thức ăn cũng là nguyên nhân khiến các thai phụ có cảm giác đói bụng liên tục. Điều này là do khi ăn quá nhanh, loại hormone tạo cảm giác no được tiết ra ở đường ruột sẽ không kịp truyền tín hiệu đến não bộ. Khi đó, não bộ sẽ không kích hoạt các trung tâm ức chế cảm giác đói, khiến cho thai phụ vẫn tiếp tục nạp thêm calo vào trong cơ thể.

Ngoài ra, việc nhai không kỹ sẽ khiến cho thức ăn khi đi xuống dạ dày vẫn còn kích thước lớn, từ đó gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa tại đây. Điều này có thể khiến mẹ bầu gặp phải các vấn đề tiêu hóa như: táo bón, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn thói quen đại tiện,…

Ăn đồ cay

Việc tiêu thụ các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, mù tạt,… cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu có cảm giác bụng cồn cào như đói bụng. Ngoài ra,  phụ nữ mang thai thường xuyên ăn các món ăn cay nóng sẽ có thể gây ra các bệnh dị ứng cho em bé sau này. Hoặc em bé sinh ra dễ bị nổi rôm sảy, nóng trong người.

Bầu 3 tháng nhanh đói do căng thẳng

Những người phụ nữ mang thai lần đầu sẽ thường có tâm trạng lo lắng, hồi hộp. Khi bị căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormone cortisol, khiến cho các mẹ bầu cảm thấy đói cồn cào và thèm ăn liên tục. Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ hormone này cũng sẽ có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim ở mẹ bầu.

Nguyên nhân bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói

Bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói do thay đổi hormone

Trong quá trình mang thai, sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone sẽ tác động lên não khiến mẹ bầu luôn có cảm cảm giác bụng trống rỗng, thèm ăn và ăn nhiều hơn.

Không bổ sung đủ chất xơ

Việc cơ thể mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ chất xơ có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nhanh đói khi mang thai. Chất xơ có khả năng làm tăng lượng glucose trong máu và làm chậm quá trình hấp thu thức ăn. Do đó, nó sẽ làm cho các mẹ bầu có cảm giác no lâu.

Trên thực tế, việc bổ sung đầy đủ các chất xơ cho cơ thể mẹ bầu không chỉ giúp làm giảm cảm giác đói, giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu thường gặp trong thai kỳ.

Tác dụng phụ của thuốc khiến bà bầu nhanh đói

Việc sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đói và thèm ăn liên tục. Ngoài ra, những mẹ bầu đang mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cũng sẽ có cảm giác đói bụng thường xuyên hơn.

Có nên kiểm soát cảm giác thèm ăn liên tục khi mang thai không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Phụ nữ mang thai cần phải ăn uống điều độ và đầy đủ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất trong thai kỳ sẽ giúp thai nhi tăng cân tốt, phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp thai phụ đang cần phải kiểm soát cân nặng, kiểm soát lượng đường trong máu thì cần phải tuân thủ các khuyến cáo của bác sĩ.

Đối với những mẹ bầu có cân nặng hợp lý thì hoàn toàn có thể bổ sung thức ăn vào trong cơ thể khi có cảm giác thèm ăn mà không cần phải quá kiểm soát. Tuy nhiên, các thai phụ cần phải lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ mà mẹ bầu cần phải ghi nhớ:

  • Không nhịn ăn sáng: Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt đối với mẹ bầu. Giúp cung cấp năng lượng cho một ngày hoạt động và bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi sau một đêm dài. Ngoài ra, việc ăn sáng còn giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén. Việc nhịn, bỏ bữa ăn sáng có thể khiến cho mẹ bầu gặp phải tình trạng hạ đường huyết, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai có thể cao gấp 1,5 – 3 lần so với phụ nữ bình thường. Chính vì vậy mà việc ăn 3 bữa chính mỗi ngày sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Các mẹ cần bổ sung thêm các bữa ăn phụ trong ngày như bữa phụ lúc 10h sáng, bữa xế chiều hay bữa trước khi đi ngủ. Các bác sĩ cũng khuyên mẹ bầu không nên đợi đến khi có cảm giác đói thì mới ăn mà nên chủ động ăn đúng giờ để kiểm soát tình trạng bụng đói cồn cào. Ngoài ra, việc chia thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp duy trì năng lượng cao nhất và mức đường huyết ổn định. Đồng thời, giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén trong những tháng đầu của thai kỳ.
  • Nhai kỹ thức ăn: Việc ăn chậm, nhai kỹ là điều mà các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên các mẹ bầu nên thực hiện để giúp quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn diễn ra tốt hơn.

Mẹo chống đói hiệu quả cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Tình trạng nhanh đói, thèm ăn liên tục khi mang thai hoàn toàn có thể được cải thiện bằng những biện pháp dưới đây:

chống đói cho mẹ bầu 3 tháng đầu

  • Không dự trữ quá nhiều đồ ăn vặt: Bên cạnh việc mang đủ lượng thức ăn theo thời gian biểu trong ngày, mẹ bầu không nên mang thêm thức ăn tới nơi làm việc hay khi đi ra ngoài. Trong nhà, các mẹ bầu cũng không nên dự trữ quá nhiều món ăn vặt để kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Việc ăn khoảng từ 4-6 bữa nhỏ một ngày sẽ làm xua tan đi cảm giác đói bụng, đồng thời khiến cho dạ dày không phải làm việc quá tải, hạn chế các vấn đề tiêu hóa như: táo bón, đầy hơi,…
  • Bổ sung các loại axit béo thiết yếu: Các loại cá biển và dầu thực vật sẽ giúp bổ sung rất nhiều axít béo tốt cho cơ thể, giúp làm giảm các cơn thèm ăn của mẹ bầu. Do đó, những bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói hoàn toàn nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều axit béo vào chế độ ăn hàng ngày của mình.
  • Tập thể dục thường xuyên: Việc duy trì các bài tập thể dục, thể thao đều đặn sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng cũng như điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Đây cũng là một cách giúp kiểm soát các cơn thèm ăn ở mẹ bầu.
  • Lựa chọn những món ăn vặt lành mạnh và tốt cho sức khỏe: Việc ăn các món ăn vặt bổ dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại hạt dinh dưỡng ( hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia),…rất tốt cho sức khỏe mẹ. Ngoài ra, thực phẩm này giúp các mẹ bầu no lâu và duy trì mức đường huyết ổn định. Ngoài ra, để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ bầu cần tránh ăn các món ăn vặt có chứa nhiều calo nhưng lại nghèo chất dinh dưỡng như: nước ngọt có gas, bim bim, đồ ăn nhanh,…
  • Bổ sung thêm chất xơ: Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ không chỉ giúp mẹ bầu làm giảm cảm giác đói bụng liên tục mà còn giúp hạn chế các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón thường gặp trong thai kỳ. Do đó, khi có cảm giác thèm ăn, các mẹ bầu nên thử ăn các loại trái cây. Không chỉ giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể mà các loại trái cây, rau củ còn giúp làm giảm cảm giác thèm ăn của mẹ bầu. Một số loại trái cây tốt cho sức khỏe của mẹ bầu là: cam, xoài, bơ, chuối, táo, việt quất, quả mâm xôi,…

Tình trạng mang bầu 3 tháng đầu nhanh đói là một hiện tượng hết sức bình thường, không hề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu nó đi kèm cùng với các triệu chứng bất thường khác như: đau bụng dưới, buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,… thì các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan và cần chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra ngay.

Mong rằng qua bài viết trên đây, các chị em có thể biết được các nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói cũng như cách đối phó phù hợp với tình trạng này. Mọi băn khoăn về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng liên hệ đến Hotline: 0338.12.14.12 hoặc Chat trực tuyến để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp sớm nhất.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát