Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không?

Tham vấn y khoa: Ths.BS Trương Thị Vân

Ngày đăng:16-04-2022

Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không? Để có câu trả lời chính xác về vấn đề này, các mẹ bầu hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Trong giai đoạn mang thai, sự gia tăng nồng độ hormone estrogen và progesterone có thể sẽ khiến mẹ bầu bị thay đổi tâm trạng thất thường và dễ xúc động hơn, đặc biệt ở thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng việc mẹ bầu buồn bã và hay khóc khi mang thai sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, khiến em bé sinh ra dễ bị ốm yếu, còi cọc. Vậy thực hư điều này ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

6 nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ khóc khi mang thai

Quá trình mang thai sẽ khiến cho mẹ bầu trải qua rất nhiều những sự thay đổi đáng kể cả về thể chất và tinh thần. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn, tâm trạng thay đổi thất thường, dễ buồn bã và hay khóc. Tình trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:

nguyên nhân bà bầu hay khóc

  • Sự thay đổi nội tiết tố

Sự gia tăng nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu sẽ ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh. Khiến các mẹ bầu trở nên nhạy cảm, yếu đuối và dễ khóc hơn.

  • Ảnh hưởng của ốm nghén

Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ có các triệu chứng ốm nghén. Tình trạng này khiến cho các thai phụ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn, khó ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của các mẹ bầu, khiến họ cảm thấy căng thẳng, buồn chán và dễ khóc hơn.

  • Căng thẳng, lo lắng quá mức

Những phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người mới mang thai lần đầu thường có cảm giác lo lắng và căng thẳng. Những nỗi lo lắng về sự phát triển của em bé trong bụng, các vấn đề tài chính để nuôi con, áp lực công việc hay mâu thuẫn vợ chồng,…có thể khiến các mẹ bầu rơi vào trong trạng thái căng thẳng, áp lực cao độ. Thậm chí khiến họ phải bật khóc để giải tỏa.

  • Tình trạng mất ngủ, khó ngủ trong thai kỳ

Khi mới mang thai, do sự tác động của hormone sẽ khiến hơi thở chậm và sâu hơn,  dẫn đến cảm giác khó chịu khi ngủ ở mẹ bầu. Ngoài ra, khi thai nhi ngày càng phát triển và bụng ngày càng to ra sẽ khiến các thai phụ khó tìm một tư thế ngủ thoải mái để có thể ngủ ngon và sâu giấc. Đây chính là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

  • Mặc cảm về ngoại hình

Quá trình mang thai sẽ có thể khiến phụ nữ mang thai có những sự thay đổi về làn da và vóc dáng. Điều này sẽ có thể khiến thai phụ cảm thấy mặc cảm, tự ti và dễ khóc hơn. Bên cạnh đó, những lời nhận xét tiêu cực của người khác về ngoại hình của mẹ bầu cũng khiến cho họ cảm thấy mất tự tin về bản thân.

  • Tình trạng mệt mỏi

Khi mang thai, các mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi bởi cơ thể sẽ phải làm việc để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và con. Khi cơ thể thai phụ rơi vào tình trạng kiệt sức, thì nó có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, khiến mẹ bầu cảm thấy căng thẳng, lo âu và buồn chán.

Khi nào khóc khi mang thai là dấu hiệu bất thường?

Thay đổi cảm xúc và khóc là một phần bình thường của thai kỳ. Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không? Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ thỉnh thoảng cảm thấy buồn bã và khóc một chút; sau đó tâm trạng có thể trở lại bình thường thì không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thường xuyên khóc trong 3 tháng đầu của thai kỳ đi kèm cùng các biểu hiện dưới đây thì cần phải hết sức lưu ý và chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm:

  • Ăn uống kém ngon miệng: Mẹ bầu cảm thấy ăn uống không ngon miệng, thậm chí chán ăn, không muốn ăn, thậm chí buồn nôn mỗi khi ngửi thấy mùi thức ăn.
  • Rối loạn giấc ngủ: Việc khó ngủ, ngủ không ngon kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra các vấn đề tâm lý như: lo âu, căng thẳng và dễ cáu gắt hơn bình thường. Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, thì các mẹ bầu cần phải chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, tư vấn cụ thể.
  • Chán ghét bản thân: Thai phụ khóc nhiều trong 3 tháng đầu kèm theo những suy nghĩ chán ghét về bản thân, cảm thấy mình vô dụng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm khi mang thai. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời thì sẽ có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra có nguy cao bị tăng động, tự kỷ và chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc người khác: Thai phụ khóc nhiều và thường xuyên có ý nghĩ sẽ làm hại bản thân hay người khác là một biểu hiện bất thường mà mẹ bầu không được chủ quan. Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang ở trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng cao độ, có thể gây nguy hiểm cho chính mình và những người xung quanh nếu không được kiểm soát kịp thời.

Bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không?

Mang thai 3 tháng đầu khóc có sao không? Việc thai phụ chỉ thi thoảng cảm thấy buồn, tủi thân và khóc, sau đó tâm trạng có thể nhanh chóng ổn định lại thì trường hợp này không quá nghiêm trọng. Đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bà bầu khóc liên tục trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ với tần suất dày đặc thì sẽ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi:

bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không

  • Ảnh hưởng đến tính cách của bé sau này

Mẹ bầu và thai nhi luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, việc mẹ bầu hay buồn bã, bực dọc và hay khóc cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển thể chất và tính cách của con sau này.

Khi mẹ bầu thường cảm thấy buồn bã và khóc nhiều, em bé sinh ra thường có xu hướng nhõng nhẽo, dễ quấy khóc, ngủ kém, rối loạn tiêu hóa, kém thích ứng với sự thay đổi môi trường sống. Lớn lên trẻ sẽ có tính cách tiêu cực, lầm lì, ít nói, ít hòa đồng như các bạn đồng trang lứa, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

  • Trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ

Việc mẹ bầu 3 tháng đầu khóc nhiều kèm theo tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hormone cortisol. Hormone này có thể đi vào nhau thai và xâm nhập vào cơ thể thai nhi. Từ đó, khiến trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, thậm chí còn có thể bị tự kỷ hoặc tăng động.

  • Trẻ có thể bị còi cọc, suy dinh dưỡng

Việc bà bầu khóc nhiều sẽ gây cản trở quá trình vận chuyển oxy đến các cơ quan, lượng oxy đưa đến thai nhi không đủ, khiến con bị chậm phát triển hơn bình thường. Ngoài ra, khi bị căng thẳng, áp lực, thai phụ sẽ cảm thấy chán ăn, bỏ bữa, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Khiến trẻ sinh ra bị còi cọc, thiếu cân và suy dinh dưỡng.

Phải làm sao để cải thiện tình trạng mẹ bầu hay khóc khi mang thai?

Các mẹ bầu không thể kiểm soát được sự thay đổi nội tiết tố đang diễn ra trong cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng một số cách dưới đây để làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực do những thay đổi này:

  • Chú ý ngủ đủ giấc: Việc thiếu ngủ có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, bức bối và dễ cáu kỉnh hơn bình thường. Do đó, các mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Việc thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức như: đi bộ, bơi lội, yoga,…khi mang thai sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản sinh ra hormone endorphin. Giúp tinh thần trở nên thoải mái và phấn chấn hơn, cải thiện tình trạng mẹ bầu bị căng thẳng, hay khóc khi mang thai.
  • Trò chuyện với bạn bè: Thay vì cứ giữ những nỗi bận tâm, lo lắng trong lòng thì các mẹ bầu nên tìm đến những người bạn thân để tâm sự và chia sẻ. Điều này sẽ giúp các mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn, không còn cảm thấy căng thẳng, áp lực hay khóc quá nhiều.
  • Mẹ bầu cần tránh đọc những thông tin tiêu cực, những cuộc cãi vã, tranh luận trên mạng xã hội để không bị ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Nếu mẹ bầu có các dấu hiệu bị trầm cảm hay stress quá mức thì nên chủ động đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Một số loạt thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu

Một số loại thực phẩm lành mạnh, giúp cân bằng tâm trạng cho các mẹ bầu có thể kể đến như:

  • Các thực phẩm giàu Omega 3

thực phẩm cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu

Axit béo Omega 3 có thể hạn chế và ngăn ngừa được tình trạng trầm cảm khi mang thai và sau khi sinh. Một số loại thực phẩm giàu Omega 3 mà các mẹ bầu có thể tham khảo là: cá thu, cá hồi, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành,…

  • Măng tây

Các hợp chất có trong măng tây có khả năng giúp cải thiện tinh thần và ngăn ngừa tình trạng trầm cảm. Hàm lượng axit folic dồi dào có trong măng tây sẽ giúp tăng cường chức năng của não. Ngoài ra, thành phần vitamin E có trong măng tây còn giúp thúc đẩy quá trình sản sinh chất serotonin giúp cân bằng tâm trạng của bạn.

  • Mật ong

Mật ong có thể giúp cải thiện tâm trạng của các mẹ bầu, giúp chống lại những cảm xúc tiêu cực do bệnh trầm cảm. Ngoài ra, mật ong có thể làm thư giãn các dây thần kinh, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và ngủ ngon  hơn.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, các bạn có thể tìm được câu trả lời cho vấn đề bà bầu 3 tháng đầu khóc có sao không. Mọi băn khoăn liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ theo Hotline: 0338.12.14.12 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp cụ thể và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát