Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Thai 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu, lưu ý cho mẹ bầu

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Luyện

Ngày đăng:26-12-2022

Thai 35 tuần là mẹ đang bắt đầu những tuần cuối của thai kỳ, chuẩn bị đón con chào đời. Bên cạnh niềm hạnh phúc thì nhiều chị em cũng không khỏi lo lắng với tâm lý lần đầu mang thai chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy thai 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu, lưu ý cho mẹ bầu 35 tuần là gì? Cùng bác sĩ Hà Thị Huệ, chuyên khoa I sản phụ khoa giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.

Thai 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu, lưu ý cho mẹ bầu

Thuộc tam cá nguyệt thứ ba, là giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ chuẩn bị chào đón con

Sự phát triển của thai 35 tuần

Thai 35 tuần là cột mốc quan trọng của thai kỳ vì chỉ còn 1 tuần nữa là bé sẽ được xem là đủ tháng đủ ngày. Vì vậy, thời điểm này nhiều mẹ quan tâm đến cân nặng của bé, nó quyết định trọng lượng của con khi chào đời.

Đây là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, thai 35 tuần đang ở trong tháng thứ 8. Mẹ cần bổ sinh dinh dưỡng đầy đủ, khoa học vì đây là giai đoạn nước rút để bé đạt được cân nặng tiêu chuẩn trước khi chào đời.

Thời điểm sự phát triển của thai nhi ngày càng biểu hiện rõ rệt.

Dễ nhận thấy nhất đặc biệt là chiều dài và cân nặng tăng mạnh. Vì vậy, làn da của bé đã trở nên căng mịn, hồng hào hơn, tay chân mập mạp hơn so với những tuần trước. Thời điểm này không gian trong tử cung cũng không còn nhiều chỗ trống nhưng trọng lượng và kích thước của thai nhi vẫn tăng lên nhiều.

Các cơ quan nội tạng của bé đã hoàn thiện và có thể thực hiện một số chức năng như gan có thể bắt đầu quá trình chuyển hóa và xử lý các chất trong cơ thể hoặc thận đã phát triển hoàn thiện hơn. Thính giác của thai nhi cũng đã nhạy cảm hơn và có thể cử động để phản hồi khi nghe thấy bà mẹ trò chuyện.

Bên cạnh những thay đổi trên cơ thể thì thai nhi 35 tuần cũng bắt đầu di chuyển xuống thấp dần trong khung xương chậu nên thai phụ cảm thấy dễ dàng hô hấp hơn trước. Tuy nhiên, khi bào thai hạ thấp xuống phía dưới sẽ làm tăng áp lực cho bàng quang, khiến mẹ bầu cảm thấy buồn vệ sinh, cảm giác tức bụng dưới và đi lại nặng nề hơn.

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 35?

Thai 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu, lưu ý cho mẹ bầu

đây là giai đoạn mà mẹ có nhiều chuyển biến chuẩn bị cho sinh nở

Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi 35 tuần không chỉ làm thay đổi ngoại hình của thai phụ mà còn gây ra một số triệu chứng khác trên cơ thể, cụ thể:

Xuất hiện cơn chuyển dạ giả

Mẹ sẽ cảm nhận thấy cơn gò xuất hiện nhiều hơn, đôi khi cơn gò kéo dài gây cảm giác khó chịu. Theo bác sĩ Hà Thị Huệ, mẹ bầu ở tuần 35 nếu gò nhiều lần cần đi khám để chạy máy đo, kiểm tra thời gian cơn gò bao lâu thì dừng để phân biệt dấu hiệu dọa sinh non và sinh non thật.

Ngoài ra, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa nếu có dấu hiệu thai máy ít, rỉ ối, chảy máu âm đạo, sốt, đau nhức đầu,…

Đau đầu thường xuyên hơn

Thai phụ ở tuần 35 sẽ gặp các triệu chứng đau đầu thường xuyên do cơ thể nóng hoặc bị ngột trong phòng kín. Vì vậy, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, mở cửa sổ cho phòng thông thoáng.

Nếu tình trạng đau đầu diễn ra nghiêm trọng, cần nhờ bác sĩ kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng dùng thuốc quá nhiều vì nó có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Giãn tĩnh mạch

Khi trọng lượng cơ thể mẹ tăng cơ và thai nhi lớn dần sẽ gây chèn ép các tĩnh mạch. Lúc này, mẹ bầu sẽ có các triệu chứng đau, ngứa, khó chịu. Để giảm các cơn đau; mẹ có thể sử dụng tất chống giãn tĩnh mạch.

Bên cạnh đó; hiện tượng phù nề ở chân tiến triển nặng nề hơn ở tuần thứ 35 và những tuần sau đó. Để khắc phục tình trạng này; mẹ bầu nên hạn chế việc ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Đồng thời, nên lựa chọn những đôi giày rộng giúp di chuyển thoải mái.

Viêm da

Một số mẹ bầu bị mề đay, mẩn ngứa ở tam cá nguyệt thứ 3. Tình trạng này dễ dàng nhận thấy ở bụng nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa.

Tuy đây là tình trạng viêm da lành tính; không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng chúng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu. Để giảm bớt triệu chứng này, thai phụ có thể sử dụng gel nha đam lên vùng da mẩn đỏ sau khi tắm.

Chảy máu nướu

Thai phụ có thể gặp hiện tượng chảy máu nướu khi mang thai ở tuần thứ 35. Để khắc phục tình trạng này mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin C, ăn nhiều rau củ và những loại quả mọng nước.

Cơn thắt Braxton Hicks

Đây là triệu chứng thường gặp ở thai phụ vào những tuần cuối thai kỳ; và được xem là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ bầu đã sẵn sàng cho sự chuyển dạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có dấu hiệu này trước khi sinh; đặc biệt là những người mang thai lần đầu.

Bệnh trĩ

Sự phát triển của thai nhi về cả kích thước và cân nặng khiến các tĩnh mạch bị giãn; kể cả những mạch máu xung quanh trực tràng; nên mẹ bầu thường bị bệnh trĩ khi mang thai.

Đối với những người mắc bệnh trĩ từ trước thì khi mang thai có thể bệnh sẽ tiến triển nặng hơn; để giảm triệu chứng đau do các búi trĩ gây ra; mẹ bầu nên dùng nước ấm vệ sinh và bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ; uống đủ nước.

Suy giảm trí nhớ

Mẹ bầu ở tuần 35 thường hay lơ đãng do khối lượng tế bào não đang bị thu hẹp; và mẹ thường xuyên bị cơn mất ngủ làm phiền. Hội chứng suy giảm trí nhớ sẽ thuyên giảm trong vài tháng sau sinh; nên mẹ không cần quá lo lắng.

Bụng bắt đầu xa

Thai 35 tuần là thời điểm mẹ ít bị ợ nóng; và dễ thở hơn khi em bé đã tụt xuống vùng chậu. Quá trình này gọi là tụt bụng; thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu như đây là con đầu lòng. Trường hợp mẹ mang thai em bé thứ 2; thì quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ.

Thai 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu?

Thai 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu, lưu ý cho mẹ bầu

Tuần thứ 35 của thai kỳ là mốc thời gian quan trọng ở chặng đường cuối; chỉ còn 1 tuần nữa là em bé đã được xem là đủ ngày đủ tháng. Chính thời điểm này cân nặng của bé rất quan trọng; vì nó quyết định trọng lượng khi bé chào đời.

Vậy thai 35 tuần nặng bao nhiêu? Theo bác sĩ Hà Thị Huệ tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế cho biết; tuần thứ 35 thai nặng khoảng 2.4kg và dài 46.3cm; tương đương với kích thương một quả dưa gang.

So với 3 tháng giữa thì chỉ số thai nhi ở tuần 35 tăng khoảng 30%. Tử cung của mẹ nhanh chóng bị lấp đầy nên bé không có nhiều không gian vùng vẫy như trước.

Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà cân nặng sẽ xê dịch khoảng 2.2- 2.7kg. Bởi việc tăng cân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng; di truyền, sức khỏe của mẹ và độ chính xác siêu âm.

Ngoài cân nặng thai 35 tuần thì mẹ cần chú ý đến những chỉ số này:

  • Chiều dài đầu mông: 46.2cm
  • Chiều dài xương đùi: 76mm
  • Đường kính lưỡng đỉnh: 87mm

Vì sao thai 35 tuần cân nặng dưới chuẩn

Cân nặng trung bình của thai 35 tuần sẽ dao động từ 2.2- 2.7kg; chiều dài khoảng 46.2cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Nếu như bé đạt các chỉ số này cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu như cân nặng của bé dưới chuẩn có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ kém: Ở tam cá nguyệt cuối, thai nhi phát triển nhanh; nhu cầu dinh dưỡng của bé lớn. Nếu như mẹ không có chế độ ăn đầy đủ; sẽ có thể làm giảm nhịp tăng trưởng của bé.
  • Thai phụ bị cao huyết áp: Cao huyết áp sẽ làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai; bé nhận được ít oxy và dinh dưỡng. Do đó, trong những tuần cuối thai kỳ; cần chú ý với tình trạng cao huyết áp ở mẹ bầu.
  • Sự bất thường ở nhau thai: Tình trạng nhau thai bong non; thoái hóa nhau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của thai nhi.

Trường hợp này mẹ cần tiếp tục theo dõi; nếu thấy bé vẫn phát triển bình thường trong những ngày tiếp theo, thì mẹ có thể yên tâm.

Thai 35 tuần lưu ý cho mẹ bầu

Bước sang tuần 35; thai nhi chiếm hầu hết không gian túi ối nên mẹ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Lúc này, mẹ nên chia nhỏ các bữa để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, thai 35 tuần mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Bổ sung những thực phẩm lành mạnh như hoa quả, rau, bánh mì, sữa,…

  • Uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là 1.5- 2 lít nước.

  • Không nên uống cà phê, rượu, bia,…

  • Duy trì bổ sung vitamin, đảm bảo cung cấp đủ sắt, canxi, axit folic, DHA,…

  • Chuẩn bị đồ sinh cho cả mẹ và bé. Thông báo sinh cho những người thân để có người hỗ trợ khi em bé chào đời.

  • Không nên đi du lịch xa vào những tuần cuối của thai kỳ.

  • Tìm hiểu phương pháp giảm đau khi sinh nở; vì thai 35 tuần mẹ sẽ có những cơn gò và có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.

  • Vận động nhẹ nhàng, không làm việc nặng; đi bộ để hỗ trợ quá trình sinh đẻ dễ dàng hơn. Lưu ý, phải hỏi kiến bác sĩ trước khi luyện tập; vì mỗi mẹ bầu có thể trạng cơ thể và tình trạng thai nhi khác nhau.

  • Khi thai nhi 35 tuần, bạn có thể nên nghỉ làm bắt đầu từ tuần này. Nhất là khi công việc yêu cầu suy nghĩ căng thẳng, đi lại xa xôi, khó khăn; hoặc khi bạn cảm thấy mình cần thêm thời gian; để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho sự ra đời của bé.

  • Mẹ bầu hãy lựa chọn tư thế ngủ ngồi cho dễ chịu. Trước khi ngủ, hãy thư giãn bằng cách tắm nước ấm; tập các bài thể dục nhẹ, ngồi thiền, đọc sách…

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc thai 35 tuần tuổi nặng bao nhiêu; lưu ý cho mẹ bầu. Từ đó, giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để đón con chào đời. Ngoài ra; nếu như còn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến sức khỏe hãy gọi đến số: 0338.12.14.12 hoặc CLICK {TẠI ĐÂY};để được các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Khám Sức Khỏe Trước Hôn Nhân – tiền Đề Cho Tương Lai Hạnh Phúc
12
Tháng09 2023

Khám Sức Khỏe Trước Hôn Nhân – tiền Đề Cho Tương Lai Hạnh Phúc

Khi tình yêu nở rộ và ngày hạnh phúc đám cưới đang đến gần; nhiều cặp đôi dành nhiều thời gian và nỗ lực để chuẩn...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát