Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Tại sao có bầu không được cầm kim?

Tham vấn y khoa: Nguyễn Minh Thư

Ngày đăng:01-12-2021

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ khi mang thai cần phải kiêng kỵ rất nhiều điều; trong đó có kiêng cầm kim. Vậy, tại sao có bầu không được cầm kim? Trên thực tế điều này có đúng hay không và khi mang thai chị em cần tránh điều gì? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây được chia sẻ bởi bác sĩ chuyên Sản phụ khoa.

Thời kỳ mang thai được cho là nhạy cảm, tất cả những việc làm của mẹ có thể tác động tới thai nhi; từ những việc làm nhỏ nhất. Theo quan niệm dân gian, bà bầu khi mang thai phải kiêng rất nhiều thứ như: kiêng đi đám tang, kiêng đi chùa, kiêng ngồi giữa cửa, kiêng trồng cây…trong đó có quan điểm kiêng sử dụng kim trong thời kỳ bầu bí.

Tại sao có bầu không được cầm kim?

Bà bầu dùng kim chỉ có sao không?

Những điều cấm kỵ khi mang thai thường xuất phát từ quan điểm xa xưa do ông bà  lưu truyền lại. Với mục đích duy nhất đó là giúp con cái của họ tránh được những điềm gở theo quan điểm duy tâm; mong muốn bình an, khỏe mạnh suốt thai kỳ. Bởi lẽ việc mang bầu và sinh con ở phụ nữ được so sánh như bước sang cửa tử bất cứ lúc nào. Do vậy, muốn mẹ tròn con vuông cần phải kiêng rất nhiều thứ.

Tại sao có bầu không được cầm kim theo quan niệm dân gian?

Theo quan điểm dân gian; khi có bầu không nên cầm kim hoặc động chạm vào kim chỉ trong suốt thai kỳ. Người xưa có quan niệm rằng khi bà bầu cầm kim khâu sẽ dẫn tới những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu trong khoảng thời gian thai kỳ tiếp theo.

Theo đó, những mẹ bầu cầm kim khâu trong thời gian mang thai; sau khi sinh sẽ dần mất tập trung, giảm thị lực nhanh chóng. Bên cạnh đó, bà bầu cầm kim có thể dẫn tới rong kinh sau khi sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sau khi sinh. Ngoài ra, những mẹ bầu thường xuyên cầm kim khâu khi sinh con; mắt em bé của thể nhỏ hơn so với bình thường….Chính vì thế, người xưa tuyệt nhiên không để bà bầu cầm kim khâu.

Trên thực tế, bà bầu cầm kim có hại không?

Hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh cầm kim khi mang thai có hại. Chưa có nghiên cứu chứng minh sau sinh giảm thị lực do cầm kim trong thời gian bầu bí.

Thực tế, việc cầm kim không ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, nếu như sử dụng kim quá nhiều và phải nhìn tập trung vào một điểm cố định, điều này sẽ dẫn tới những tác động không tốt cho thai phụ, đặc biệt khi thai phụ có dấu hiệu mỏi mắt, cơ thể mệt mỏi. Việc quá tập trung khi dùng kim chỉ có thể dẫn tới những căng thẳng cho bà bầu. Từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Có nhiều phụ nữ làm công việc có sử dụng đến kim chỉ như thợ may, dùng máy may công nghiệp….trong thời điểm mang thai. Những thợ may này nếu mang bầu vẫn có thể sử dụng kim chỉ, máy may công nghiệp bình thường nếu như sức khỏe đảm bảo. Vì điều này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe phụ nữ mang thai.

Tại sao có bầu nên hạn chế cầm kim?

Tại sao có bầu nên hạn chế cầm kim?

Như đã trình bày trong phần 1, tại sao có bầu không được cầm kim? Theo dân gian vì lý do:

  • Thị lực suy giảm: cầm kim cần một sự tập trung cao độ, mắt cần nhìn vào một điểm nhỏ cố định của kim khâu mới có thể luồn chỉ khâu đúng. Vì thế, điều này khiến cho phụ nữ mang thai sau này giảm thị lực; mờ mắt, khó nhìn hơi so với trước kia.
  • Em bé sinh ra mắt nhỏ: Theo quan điểm dân gian, mẹ nhìn vào điểm khâu nhỏ; lâu dần có thể ảnh hưởng tới em bé. Bé sau này sinh ra mắt dễ bị nhỏ hơn so với bình thường.

Tuy nhiên, những điều này chưa được chứng minh dựa trên cơ sở khoa học. Chính vì thế, mẹ bầu vẫn có thể sử dụng kim chỉ bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, cần hạn chế hơn bởi nếu nhìn quá nhiều kim chỉ khâu có thể dẫn tới mỏi mắt, mệt mỏi; ảnh hưởng tới sức khỏe.

>>> XEM THÊM: Nhanh đói bụng có phải có thai không?

Bà bầu cần tránh làm điều gì khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu cần tránh làm rất nhiều thứ. Dưới đây là những điều mẹ cần tránh theo quan điểm khoa học; mẹ có thể note lại và thực hiện, nhằm đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Không sơn móng tay

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng, sơn móng tay bên ngoài da sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh được rằng, trong chất sơn móng tay có chứa phthalates trong sơn móng tay có thể ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ sau này sinh ra. Hơn nữa, sơn móng tay có chứa nhiều hóa chất tẩy rửa có nồng độ cao dẫn tới những ảnh hưởng tới sức khỏe và em bé; đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên.

Chính vì thế, khi mang thai, mẹ hãy nhớ rằng không dùng sơn móng tay; tốt nhất trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên hoặc suốt thai kỳ để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Không nhuộm tóc, làm tóc…

Nhiều mẹ bầu vẫn có thói quen làm đẹp dù đang mang thai; điều này không sai nhưng mẹ bầu cần phải lưu ý rất nhiều khi mang thai làm đẹp, nhuộm tóc. Theo khoa học hiện đại, chị em khi mang thai tuyệt đối không nên làm tóc xoăn, ép tóc hay nhuộm tóc…vì quá trình làm tóc sẽ dùng nhiều hóa chất tác động đến da đầu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của em bé.

Không dùng tẩy trắng răng

Tại sao có bầu không nên cầm kim?

Tẩy trắng răng là nhu cầu của mọi người, đặc biệt khi hiện nay đời sống con người nâng cao. Mọi người không chỉ chú trọng đến ăn uống mà còn về góc độ thẩm mỹ. Tuy nhiên, chú ý rằng khi mang thai mẹ không nên dùng thuốc tẩy trắng răng.

Lý do bởi trong thuốc này có những chất hóa học tác động ảnh hưởng đến nướu và khoang miệng không an toàn cho phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ mẹ nhé.

Không tự ý dùng thuốc khi bác sĩ chưa chỉ định

Mẹ bầu nhớ rằng, khi mang thai, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây phản ứng phụ. Chưa kể đến có rất nhiều loại thuốc tây chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai. Nếu như mẹ bầu dùng có thể dẫn tới tình trạng dị tật thai nhi; thai chậm phát triển….Do vậy, khuyến cáo mẹ bầu chỉ dùng thuốc khi bác sĩ có chỉ định.

Tránh hoạt động mạnh, không mang vác nặng

Đây là điều cấm kỵ mà hầu hết các bà bầu đều biết. Dẫu biết rằng khi mang thai mẹ vẫn cần phải làm việc, lao động. Tuy nhiên, để giữ gìn cho bản thân một sức khỏe tốt nhất; em bé khỏe mạnh chào đời thì mẹ khi mang thai tránh hoạt động mạnh, không mang vác nặng…

Điều này không chỉ gây mệt mỏi cho bà bầu mà; còn có thể dẫn tới những hệ quả khác như vấp ngã dẫn tới động thai; sảy thai nguy hiểm.

Chú ý tránh căng thẳng, lo lắng, stress

Tâm lý phụ nữ mang thai thường có nhiều bất ổn, đặc biệt là tâm  lý không ổn định. Thường xuyên gặp phải tình trạng lo lắng, căng thẳng, stress quá mức…điều này gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé.

Tránh tiếp xúc với chó mèo

Có nhiều mà bầu yêu động vật, kể cả khi mang thai vẫn luôn gần gũi thú cưng như chó, mèo…tuy nhiên, điều này được khuyến cáo không nên khi mang thai. Bởi một số nghiên cứu chứng minh được rằng chất toxoplasmosis có thể truyền qua tay vào đường miệng, ảnh hưởng tới hệ hô hấp của mẹ; gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới em bé.

Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại

Thời đại công nghiệp phát triển, khói bụi và chất thải công nghiệp khá nhiều…điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bất kỳ ai sống trong môi trường ấy và phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.

Chính vì thế, mẹ bầu nhớ rằng tránh xa những nơi có môi trường như vậy để đảm bảo một sức khỏe và thai kỳ tốt nhất.

Chú ý tránh một số món ăn, thực phẩm

Trong thời kỳ mang thai; mẹ bầu cần chú ý tránh ăn những loại thực phẩm như: rau ngót, răm răm, ngải cứu, đu đủ xanh, dứa…đặc biệt trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai. Bởi trong những món ăn này có chứa một số chất có thể gây co thắt tử cung dẫn tới động thai hoặc sảy thai nguy hiểm mà mẹ bầu cần tránh.

Tránh uống rượu bia, đồ uống có gas

Ai cũng biết rằng rượu; bia hay những loại đồ uống có gas sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng; khi rượu có cồn vào cơ thể mẹ sẽ qua nhau thai truyền đến thai nhi, em bé có thể ngủ li bì, ảnh hưởng tới hệ thần kinh; não bộ của em bé.

Tránh hút thuốc hoặc ở môi trường có khói thuốc lá

Thuốc lá luôn vô cùng nguy hại cho sức khỏe của mẹ và em bé. Khi sử dụng thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá có thể dẫn tới thai nhi chậm phát triển, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non; biến chứng gây nên những tổn thương cho phổi và hệ thần kinh; não bộ của thai nhi một cách trầm trọng.

Đối với mẹ bầu, thời kỳ đầu mang thai nếu hít phải khói thuốc quá nhiều còn có thể làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung; các vấn đề tuyến giáp….Vì thế mẹ bầu tuyệt đối cần chú ý tránh xa môi trường có khói thuốc lá nhé.

Tránh thụt rửa âm đạo, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Khi mang thai, do nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi nên bà bầu thấy xuất hiện nhiều khí hư sinh lý là bình thường. Nhưng nếu bà bầu không chú ý vệ sinh sạch sẽ; sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và tác nhân gây bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm.

Khi vi khuẩn và tác nhân tấn công có thể dẫn tới nhiễm trùng ối, sảy thai, sinh non; trẻ sinh ra dễ mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da.

Đặc biệt, trong thời kỳ mang bầu; mẹ cần chú ý ghi nhớ lịch khám và theo dõi thai định kỳ để biết từng mốc và sự phát triển của em bé qua từng giai đoạn. Thực hiện khám và xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh…đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây về tại sao có bầu không được cầm kim? từ phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội đã giúp bạn có những thông tin bổ ích. Nếu như còn thắc mắc hay cần tìm hiểu lịch khám và theo dõi thai 0338.12.14.12, để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển
11
Tháng10 2023

Ăn nhiều hàu liệu có tốt, lầm tưởng về tác dụng của hàu biển

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin, khoáng chất thiết yếu và axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và bảo vệ...

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  
04
Tháng09 2023

Cẩm nang sống khỏe cho chị em phụ nữ  

Đối với chị em phụ nữ, việc đảm bảo sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cộng...

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ
25
Tháng08 2023

Bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học! cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa vắt ra,...

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!
26
Tháng06 2023

Sau sinh nên ăn gì, thực phẩm mà các bà mẹ nên ưu tiên sau sinh!

Sau sinh nên ăn gì là câu hỏi được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, mạng sức khỏe. Như bạn đã biết, sau sinh, bên...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát