Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội | Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

 Phòng Khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Uy tín hàng đầu

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

ONLINE 24/7

0338.12.14.12

THỜI GIAN LÀM VIỆC

8:00 - 20:30

Đau nhói cửa mình khi mang thai

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Luyện

Ngày đăng:29-12-2022

Cơ thể mẹ bầu khi mang thai trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết; và chỉ một thay đổi nhỏ cũng khiến mẹ trăn trở, lo lắng rất nhiều. Một trong những hiện tượng mẹ bầu thường gặp là đau nhói cửa mình khi mang thai. Vậy triệu chứng này xuất hiện là do nguyên nhân nào, có nguy hiểm không và làm thế nào để cải thiện? Mời quý bạn đọc cùng Đa khoa Y học Quốc tế tìm hiểu thêm về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Đau nhói cửa mình khi mang thai

ĐAU NHÓI CỬA MÌNH KHI MANG THAI DO NGUYÊN NHÂN NÀO?

Cửa mình hay còn được gọi là âm hộ, là một phần trong cấu tạo của âm đạo, trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành cơ chế sinh sản, sinh lý của nữ giới. Cửa mình nằm bên phía trong thành môi nhỏ, ngay phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn kết nối với các bộ phận khác của cơ quan sinh sản nữ giới.

Khi mang thai, cơ thể chị em phụ nữ có nhiều thay đổi, các cơ quan nội tạng phải di chuyển để tạo không gian cho thai nhi sinh sống và phát triển. Điều này sẽ gây ra những thay đổi về nội tiết tố và nhịp sinh học của mẹ bầu.

Đau nhói cửa mình khi mang thai là một hiện tượng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Theo bác sĩ chuyên Sản khoa, tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Tử cung mở rộng gây đau nhói cửa mình

Nếu mẹ bầu bị đau nhói cửa mình khi mang thai 3 tháng đầu thì rất có thể là do tử cung của mẹ đang mở rộng. Tử cung phát triển về kích thước để có thể có đủ không gian chứa đựng thai nhi đang phát triển. Đôi khi, việc thai nhi phát triển quá nhanh sẽ khiến tử cung buộc phải mở rộng nhanh và nhiều hơn. Lúc này, cơ thể mẹ bầu khó có thể chịu đựng được sức ép từ tử cung lên các cơ quan xung quanh và chính điều này đã tạo ra áp lực lên âm đạo, gây đau nhói cửa mình.

Thai nhi phát triển.

Đau nhói cửa mình khi mang thai

Em bé trong bụng mẹ phát triển sẽ gây áp lực lên vùng xương chậu; làm căng dây chằng và cơ bắp của mẹ, từ đó sẽ khiến mẹ bầu gặp phải hiện tượng đau nhói vùng kín và có cảm giác nặng ở vùng kín khi mang thai. Cơn đau cửa mình có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút, thậm chí lâu hơn.

Đau nhói cửa mình do thai nhi phát triển thường xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ; khi em bé di chuyển đến gần vùng xương chậu và nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba; khi em bé di chuyển thấp dần xuống cổ tử cung của mẹ bầu để chuẩn bị sinh.

Tăng lưu lượng máu gây đau nhói cửa mình

Trong suốt thai kỳ; lưu lượng máu chảy về phía tử cung đều tăng hơn bình thường; để đảm bảo cho việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Việc này vô tình làm tăng áp lực; và gây đau nhức cho vùng cửa mình của mẹ bầu. Đặc biệt; mẹ bầu thường sẽ cảm thấy đau nhiều hơn lúc đi vệ sinh hoặc chạm vào vùng âm đạo.

Cổ tử cung giãn nở

Nếu mẹ thường xuyên cảm thấy đau nhói cửa mình trong những tháng cuối thai kỳ thì đó có thể là do sự giãn nở của cổ tử cung. Cổ tử cung của mẹ sẽ giãn nở ra nhiều nhất vào khoảng 2 – 3 tuần; trước khi chuyển dạ và đôi khi có thể kèm theo hiện tượng chảy máu.

Tuy nhiên; nếu âm đạo của mẹ chảy máu quá nhiều, dai dẳng và kết hợp với đau vùng kín; thì mẹ bầu cần đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Mang thai ngoài tử cung

Đau nhói cửa mình khi mang thai có thể là một dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng thai không làm tổ trong tử cung mà làm tổ ở vị trí khác của hệ sinh dục; phổ biến nhất là làm thai ở ống dẫn trứng. Nếu gặp phải tình trạng này; mẹ bầu thường thấy xuất hiện các dấu hiệu như: đau nhói âm đạo, đau ngực, chảy máu bất thường; đau bụng dưới, chóng mặt, đau lưng, huyết áp thấp,…

Bác sĩ sản khoa cho biết mang thai ngoài tử cung là tình trạng vô cùng nguy hiểm; có thể đe dọa trực tiếp khả năng sinh sản cũng như tính mạng của thai phụ. Do đó, chị em khi nghi ngờ mình mang thai ngoài tử cung; cần khẩn trương đi gặp bác sĩ nhằm có biện pháp can thiệp sớm để dừng thai kỳ; càng kéo dài thì mẹ càng có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều rủi ro không mong muốn.

Nhiễm trùng vùng kín

Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ có sự thay đổi; đồng thời việc tăng tiết dịch nhầy vùng kín cũng tăng lên. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân như: vi khuẩn, virus, nấm men, tạp trùng,… xâm nhập và tấn công; khiến chị em dễ bị viêm nhiễm âm đạo trong thai kỳ. Tình trạng nhiễm trùng vùng kín có thể gây ra các triệu chứng như: đau rát, ngứa ngáy vùng âm đạo – âm hộ, âm đạo tiết ra khí hư bất thường; vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt, tiểu nóng rát, tiểu nhiều lần,…

Nếu chị em bị nhiễm trùng vùng kín khi mang thai; sẽ không thể điều trị bằng thuốc đặc trị thông thường; vì thành phần của thuốc sẽ không phù hợp với phụ nữ đang mang thai. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chuyên biệt; để hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu.

Tình trạng sa nội tạng vùng chậu (POP)

Đau nhói cửa mình khi mang thai

Đau nhói cửa mình khi mang thai có thể xuất phát từ một bệnh lý rất nguy hiểm; tình trạng sa nội tạng vùng chậu (POP- Pelvic Organ Prolapse). Đây là tình trạng một hoặc nhiều cơ quan ở vùng chậu; (tử cung, bàng quang, trực tràng, thành trước hoặc thành sau âm đạo); bị di chuyển ra khỏi vị trí giải phẫu bình thường. Nguyên nhân là do các cấu trúc cân cơ; dây chằng nâng đỡ sàn chậu bị tổn thương và suy yếu. Đây là một trong những hiện tượng rối loạn sàn chậu thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Tình trạng sa nội tạng vùng chậu này có thể được điều trị, tuy nhiên; khi bệnh chuyển biến nặng, chị em có thể gặp phải các biểu hiện như: cảm giác căng tức và nặng ở vùng bụng dưới, cùng chậu; sưng và đau ở âm đạo; đau lưng kéo dài; khó tiểu hoặc tiểu không kiểm soát; chảy máu, tăng tiết dịch âm đạo bất thường; khó khăn khi quan hệ tình dục; cảm thấy bất tiện trong đi lại hoặc ngồi;…

Sảy thai

Nếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ; mẹ bầu bị đau nhói cửa mình dữ dội thì có nguy cơ mẹ đã bị sảy thai. Ngoài ra, khi bị sảy thai; mẹ bầu còn có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm như: chảy máu âm đạo bất thường, máu có thể có màu đỏ tươi hoặc vón thành cục; chuột rút, đau bụng dưới, chóng mặt, choáng váng; nhận thấy các triệu chứng thường gặp của thai kỳ; (như căng tức ngực, buồn nôn, người mệt mỏi,….) biến mất.

Ngoài ra; tình trạng đau nhói cửa mình khi mang thai cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như: quan hệ tình dục không an toàn,  tâm lý căng thẳng, áp lực kéo dài, táo bón,…

CÁCH GIẢM ĐAU NHÓI CỬA MÌNH KHI MANG THAI

Mặc dù hiện tượng đau nhói cửa mình khi mang thai không phải lúc nào cũng là do mắc bệnh lý nguy hiểm; nhưng mẹ cũng không nên chủ quan cho qua mà không tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Bác sĩ sản khoa khuyên rằng tốt nhất là nếu thấy đau nhức ở cửa mình; mẹ bầu nên chú ý quan sát các biểu hiện đi kèm; và chủ động đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám; chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu triệu chứng đau chỉ ở mức độ nhẹ; mẹ bầu có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây để giảm bớt cơn đau khó chịu này:

  • Xây dựng và tuân thủ chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Chị em phụ nữ nên hạn chế tối đa việc vận động mạnh; hay tập luyện các bài tập thể dục thể thao có cường độ cao trong suốt thai kỳ. Một chế độ sinh hoạt khoa học; nghỉ ngơi điều độ sẽ đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bầu cải thiện triệu chứng đau nhức cửa mình. Đặc biệt, khi thấy xuất hiện cảm giác đau nhói cửa mình; mẹ bầu nên nghỉ ngơi ngay.

  • Nằm nghỉ ở tư thế phù hợp: Các bác sĩ chuyên sản khoa khuyên rằng mẹ bầu nên nằm nghiêng người sang bên trái. Tư thế này được khoa học chứng mình là có thể giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu; và hạn chế tạo nhiều áp lực của thai lên vùng âm đạo; từ đó có thể cải thiện tình trạng đau cửa mình.

  • Mang đai đeo: Hiện nay, mẹ có thể tham khảo sử dụng các loại đai đeo dành riêng cho thai phụ; với công dụng làm giảm áp lực của thai gây ra cho vùng chậu; vùng âm đạo để giảm bớt cảm giác đau nhói cửa mình khi mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé; mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi sử dụng.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Để cải thiện hiện tượng đau nhói cửa mình khi mang thai; đồng thời nâng cao sức khỏe trong suốt thai kỳ; mẹ bầu nên thường xuyên tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng; vừa sức như: tập yoga, xoay hông, xoay người,…

Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ xoay quanh vấn đề đau nhói cửa mình khi mang thai có thể giúp ích được cho bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này; bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 0338.12.14.12 hoặc nhấp chuột TẠI ĐÂY để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Ngọc Tú tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội. Là một người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,sức khỏe sinh sản... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Ngọc Tú sẽ cung cấp trọn vẹn những kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Viêm Nhiễm Phụ Khoa, Dấu Hiệu  Bất Thường Bạn Nên Chú Ý
20
Tháng04 2024

Viêm Nhiễm Phụ Khoa, Dấu Hiệu  Bất Thường Bạn Nên Chú Ý

Những dấu hiệu bất thường bạn nên chú ý về viêm nhiễm phụ khoa. Viêm phụ khoa thuộc nhóm bệnh lý thường gặp, có thể...

viêm cổ tử cung tiêm hpv được hay không?
07
Tháng03 2024

viêm cổ tử cung tiêm hpv được hay không?

Tiêm phòng vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả nhất phòng tránh nguy cơ ung thư cổ tử cung. Mặc dù vậy cũng như các loại vắc...

Các vấn đề về kinh nguyệt không đều và cách điều trị
12
Tháng01 2024

Các vấn đề về kinh nguyệt không đều và cách điều trị

Kinh nguyệt không đều ngoài gây bất tiện, ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày mà về lâu dài có thể ảnh hưởng...

Viêm âm đạo và cách điều trị, hiểu rõ về viêm âm đạo
22
Tháng12 2023

Viêm âm đạo và cách điều trị, hiểu rõ về viêm âm đạo

Theo cảnh báo từ chuyên gia y tế, bệnh viêm âm đạo thuộc nhóm bệnh lý thường gặp, thậm chí 10 chị em thì có đến 9 người...

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty TNHH Kỳ Phát