Bạn có dấu hiệu chưa tới tháng mà ra máu? Bạn không biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do đâu? Có nguy hiểm hay không, có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản? Làm sao để khắc phục tình trạng này hiệu quả? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết sau đây.
Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ khỏe mạnh từ 28-32 ngày, số ngày hành kinh 3-7 ngày, lượng máu mất đi trong 1 chu kỳ 20-80ml. Chu kỳ kinh nguyệt lặp đi lặp lại có quy luật, xuất hiện từ khi bạn gái từ tuổi dậy thì đến độ tuổi mãn kinh.
Trong trường hợp nếu như đến ngày kinh vẫn ra máu với khoảng cách chỉ một vài ngày, không kèm theo hiện tượng nào bất thường thì không đáng ngại. Nhưng nếu như cách chu kỳ kinh 5-7 ngày, thậm chí nửa tháng đã có kinh, chị em cần thận trọng với nhiều nguyên nhân bệnh lý.
Chưa tới tháng mà ra máu do nguyên nhân gì?
Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế- CKI- Sản phụ khoa, nguyên trưởng khoa Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế cho biết: chưa tới tháng mà ra máu, có nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó có những nguyên nhân đáng chú ý như sau:
- Xuất hiện ở độ tuổi dậy thì: Thông thường, khi bạn gái bước vào độ tuổi dậy thì, kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, trong vòng vài năm đầu kinh nguyệt chưa đều, rối loạn, có khi 1 tháng có kinh 2 lần, chưa tới tháng đã có kinh….nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do buồng trứng hoạt động chưa ổn định gây nên. Đây là dấu hiệu bình thường không đáng lo ngại. Sau vài năm sẽ kết thúc mà không cần can thiệp điều trị.
- Tâm lý, thói quen sinh hoạt: những yếu tố như tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức, thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng giảm cân đột ngột, thường xuyên thức khuya,…có thể gây nên rối loạn nội tiết tố dẫn tới kinh nguyệt bị chậm trễ, trở nên rối loạn, chưa tới tháng đã có kinh.
- Rối loạn tuyến giáp: Những bất ổn của tuyến giáp có những ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt. Bởi lẽ, tuyến giáp có thể điều chỉnh sự trao đổi chất, tác động lớn đến nội tiết tố có thể dẫn tới kinh nguyệt bất thường, chưa tới tháng đã ra máu kinh. Lúc này, tuyến giáp nếu điều trị bằng thuốc ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ có thể trở về mức bình thường.
- Bệnh lý đa nang buồng trứng: Là một trong những bệnh lý nguy hiểm cần phải sớm thăm khám và điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sức khỏe sinh sản, có thể dẫn tới biến chứng vô sinh.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Một số trường hợp sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày nhưng không theo đúng lịch, không theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bừa bãi…có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kinh nguyệt rối loạn, chưa tới tháng mà ra máu…
- Mang thai: Một số trường hợp chưa tới tháng nhưng có dấu hiệu ra máu là biểu hiện của máu báo thai. Thông thường máu báo thai chỉ xuất hiện một vài ngày với số lượng rất ít, màu phớt hồng hoặc nâu. Đây là biểu hiện bình thường khi thụ thai thành công, phôi thai đang tìm đường di chuyển đến tử cung làm tổ dẫn tới tình trạng chảy máu là bình thường.
- U xơ tử cung: là tình trạng khối u xơ lành tính xuất hiện tại tử cung (dạ con).U xơ tử cung có thể lớn nhỏ với kích thước khác nhau, thường gây nên kinh nguyệt không đều, ra máu âm đạo bất thường, căng tức vùng chậu, đau bụng dưới,….
- U nang buồng trứng: là hiện tượng bên trong buồng trứng có khối u phát triển một cách không bình thường (bên trong khối u có chứa nhiều dịch). Biểu hiện điển hình của bệnh thường là rối loạn kinh nguyệt, chưa tới tháng đã có kinh,….
- Thai ngoài tử cung: trứng và tinh trùng đã thụ tinh thành công nhưng không di chuyển vào tử cung mà nằm ngoài tử cung, điển hình là vòi trứng, cạnh buồng trứng…Biểu hiện ra máu khi chưa tới tháng không phải là máu kinh nguyệt mà là chảy máu âm đạo bất thường, kèm theo đau bụng dưới dữ dội,….cần phải khám ngay.
Dấu hiệu ra máu khi chưa đến kỳ kinh nguyệt có thể do những bệnh lý nêu trên. Vì thế, ngay từ khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám để được chuyên gia tư vấn và giải đáp cụ thể.
>>> XEM THÊM: Hết kinh nhưng vẫn ra máu đen
Chưa tới tháng mà ra máu có nguy hiểm không?
Bác sĩ Quỳnh Huế cho biết: tình trạng tới tháng mà ra máu nếu do nguyên nhân tuổi dậy thì, thói quen sinh hoạt,…thì có thể cải thiện mà không cần dùng thuốc, không gây nguy hiểm tới sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Tuy nhiên, nếu chưa tới tháng mà ra máu kéo dài thường xuyên diễn ra trên 2 chu kỳ kinh. Kèm theo những dấu hiệu như đau rát, sưng tấy, ngứa ngáy vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường, cần sớm can thiệp để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sức khỏe sinh sản, cụ thể:
- Chưa tới tháng đã ra máu khiến cho chị em luôn cảm thấy lo lắng, bất an sợ rằng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.
- Chưa tới tháng đã ra máu khiến chị em bị động trong tất cả các công việc, dự định…điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.
- Ngăn cản khả năng thụ thai tự nhiên ở nữ giới do hiện tượng kinh nguyệt bất thường dẫn tới những thay đổi trong hoạt động của buồng trứng. Trứng không trưởng thành và rụng đúng chu kỳ.
- Nguy cơ gây nên vô sinh – hiếm muộn: mắc bệnh u nang, u xơ cổ tử cung, đa nang buồng trứng, bệnh lý tuyến giáp không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn
- Một số nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng chưa tới chu kì kinh mà ra máu không được can thiệp kịp thời còn dẫn tới ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… nguy hiểm đến tính mạng.
Do vậy, vấn đề thăm khám và điều trị bệnh được tiến hành càng sớm càng tốt theo chỉ định của bác sĩ.
Nên làm gì khi xảy ra hiện tượng chưa tới tháng mà ra máu?
Khi có dấu hiệu chưa tới tháng đã có kinh, tình trạng này chị em không nên chủ quan, cần ghi nhớ và thực hiện các nguyên tắc dưới đây:
- Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp
Khi có dấu hiệu kinh nguyệt bất thường, điều đầu tiên mà chị em cần thực hiện đó là điều chỉnh ngay chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ để điều chỉnh lại hoạt động của cơ thể một cách tự nhiên nhất. Chế độ ăn uống đúng giờ, đủ dinh dưỡng, vitamin, bổ sung thêm rau xanh và hoa quả tươi.
- Tâm lý thật thoải mái
Bạn có biết tâm lý vô cùng quan trọng trong điều trị tất cả các bệnh lý nói chung và vấn đề bất thường tại kinh nguyệt nói riêng. Vì thế, chị em cần phải tránh lo lắng, căng thẳng, stress. Có thể tham gia các hoạt động thể thao, giải trí, nghe nhạc, xem phim giải tỏa áp lực tâm lý.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Lời khuyên dành cho chị em trong độ tuổi sinh sản đó là nên hạn chế tối đa thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp. Đối với thuốc tránh thai hàng ngày chị em cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng ngày, đúng giờ để thuốc phát huy tác dụng, ngăn chặn tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá
Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá…được đánh giá không tốt cho phụ nữ. Vì thế chị em không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, nội tiết và chu kỳ kinh nguyệt.
- Vệ sinh thân thể, vùng kín sạch sẽ
Chị em chú ý cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không lạm dụng dung dịch vệ sinh. Đối với sử dụng đồ lót cần dùng loạt chất liệu cotton thoáng, thấm hút mồ hôi. Tuyệt đối không dùng đồ ẩm ướt dẫn tới vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập.Trong thời điểm có kinh, cần thường xuyên thay băng vệ sinh khoảng 3 tiếng 1 lần.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng
Có nhiều chị em khi có dấu hiệu kinh nguyệt bất thường, ra máu khi chưa tới tháng. Vì lo lắng nên đã tới hiệu thuốc gần nhà mua thuốc chữa bệnh hoặc sử dụng một số loại thực phẩm chức năng. Điều này được cho là không nên, bởi nếu sử dụng sai thuốc sẽ rất nguy hiểm.
- Tới cơ sở y tế thăm khám sớm
Chị em cần gạt bỏ e ngại, khi có dấu hiệu bất thường tại vùng sinh dục hay kinh nguyệt bất thường nên sớm tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sớm.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Theo bác sĩ Quỳnh Huế, khi có dấu hiệu dưới đây, chị em cần gặp bác sĩ thăm khám ngay, cụ thể:
- Khi đến những ngày kinh, chị em thường phải chịu đựng những đau bụng khó chịu có thể âm ỉ, đau liên tục kéo dài nhiều ngày.
- Chưa tới ngày kinh nhưng ra máu, biểu hiện ra máu giữa 2 kỳ kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt ra không theo quy luật nào
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày đã có kinh
- Lượng máu nhiều trên 80ml, ra nhiều liên tục trong tháng
- Kinh nguyệt ra nhiều lần trong tháng nhưng số lượng máu kinh ít
- Kinh nguyệt bất thường như cục máu đông lớn, màu đen, vón cục, mùi hôi.
- Cơ thể cảm thấy chán ăn, đầy hơi, táo bón, mệt mỏi, sốt cao, đau khi quan hệ, đau vùng chậu…
Khi có những biểu hiện bất thường trên, bạn có thể đến phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc tế để thăm khám và điều trị bệnh.
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, việc điều trị kinh nguyệt bất thường, chưa tới tháng mà ra máu không khó. Tuy nhiên, cần tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh mà bác sĩ chỉ định điều trị.
Có thể dùng thuốc nội tiết điều chỉnh, dùng thuốc tây y điều trị đối với những bệnh u xơ, rối loạn tuyến giáp….Một số trường hợp có thể kết hợp công nghệ ánh sáng sinh học tiêu viêm tại chỗ mà không cần dùng đến kháng sinh, không làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Đối với một số trường hợp u xơ, u nang mức độ nặng không thể dùng thuốc sẽ được điều trị ngoại khoa.
Sau đó, kết hợp thuốc chuyên khoa y học cổ truyền giúp tăng cường sức đề kháng, thông lâm, bổ huyết, ngăn chặn bệnh tái phát.
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, trực thuộc quản lý của Sở Y tế với đội ngũ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa lâu năm kinh nghiệm, đào tạo bài bản trong và ngoài nước trực tiếp khám chữa bệnh trong điều kiện đầy đủ thiết bị y tế. Thủ tục khám bệnh nhanh, chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
Mọi thắc mắc về chủ đề chưa tới tháng mà ra máu, bạn có thể Chat trực tuyến hoặc gọi 0338.12.14.12 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.